Nhà thuốc Hưng Thịnh

Hen phế quản ở bà bầu là bệnh nội khoa không phải là hiếm gặp. Thường thì khi phụ nữ mang thai bị hen phế quản hay cố chịu đựng triệu chứng, vì sợ dùng thuốc ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy nhiên, đây lại là một điều rất nguy hiểm. Việc điều trị và kiểm soát tốt bệnh hen trong khi mang thai sẽ tốt cho người mẹ và an toàn cho thai.

Tình trạng hen phế quản ở bà bầu không được điều trị sẽ dẫn tới thiếu oxy cho thai nhi làm gia tăng nguy cơ gây một số biến chứng trong thai kỳ. Vậy hen suyễn khi mang thai có chữa được không và cách điều trị như thế nào? Những thông tin như vậy sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây, bạn có thể tham khảo nhé!

Triệu chứng hen phế quản ở bà bầu

Bệnh hen phế quản là do đường dẫn khí của phổi (phế quản) bị ảnh hưởng và do quá trình viêm mãn tính của phế quản. Do vậy nên đường dẫn khí, phế quản của người bệnh nhạy cảm với nhiều tác nhân khác nhau.

Hen suyễn khi mang thai nếu để lên cơn sẽ rất nguy hiểm vì có thể làm cho thai nhi bị thiếu oxy.

Hen phế quản ở bà bầu và cách điều trị-1 Hen phế quản ở bà bầu và cách điều trị

khi phụ nữ mang thai bị hen phế quản thường thở khò khè và tiếng khò khè thường nghe thấy ở thì thở ra. Ngoài ra, cũng có thể nghe thấy được ở thì hít vào. Bà bầu sẽ cảm thấy không thở được; tức nặng ngực; ho và nói khó… Đây là những triệu chứng có thể xảy ra trong suốt ngày hoặc vào ban đêm. Thời kỳ mang thai nếu để bị lên cơn hen sẽ rất nguy hiểm thai nhi có thể bị thiếu oxy. Để kiểm soát tốt vấn đề này thì bà bầu bị hen phế quản cần được khám theo dõi đều đặn. Chỉ có thăm khám đều đặn, sức khỏe mới được theo dõi một cách tốt nhất cho cả mẹ và con. Nếu không kiểm soát được bệnh sẽ dẫn đến sinh non, thai kém phát triển, tăng huyết áp, chết lưu hoặc sau khi sinh có thể dẫn đến tử vong cho cả mẹ và con.

Bệnh hen phế quản có chữa được không?

Đây là câu hỏi được khá nhiều người thắc mắc. Tuy nhiên đây lại là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn được. Tuy nhiên với nền y học hiện đại kỹ thuật tiến bộ bệnh hen phế quản có thể kiểm soát được tốt hơn. Có nhiều loại thuốc điều trị dự phòng dạng hít hiệu quả cao, loại thuốc này có ưu điểm ít tác dụng phụ. Dù không thể điều trị bệnh khỏi dứt nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát tốt và bệnh nhân vẫn sống một cuộc sống bình thường.

Khi mang thai, bà bầu sẽ có nhiều lo lắng sợ hen phế quản sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.

Hen phế quản ở bà bầu và cách điều trị-2 Nếu bị hen phế quản khi mang thai vẫn nên điều trị

Tuy nhiên, nếu được điều trị hen phế quản thích hợp thì phần lớn phụ nữ có một thai kỳ bình thường, đứa con sinh ra khỏe mạnh. Việc sử dụng thuốc sẽ ảnh hưởng đến bà mẹ và trẻ sẽ ít hơn nếu không dùng thuốc để kiểm soát bệnh tật. Nếu trong thai kỳ bị hen phế quản điều trị đều đặn và theo dõi sát quá trình điều trị sẽ thành công cao. Khi phụ nữ phát hiện có thai vẫn tiếp tục điều trị hen phế quản, nếu ngưng đột ngột sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. 

Bằng chứng từ những nghiên cứu lớn còn ít ở bà mẹ mang thai và cho con bú nên các chuyên gia y tế thường thiếu tự tin khi quyết định 1 liệu trình thích hợp nhất. Việc kiểm soát hen tối ưu nên thường được ưu tiên. Theo khuyến cáo quốc tế và hướng dẫn của Úc phụ nữ nên điều trị tiếp phương pháp đã dùng trước khi mang thai. Nếu phác đồ đó kiểm soát hen suyễn tốt. Đồng thời cần phải theo dõi về tình trạng hen suyễn hằng tháng. Đối với bệnh nhân dự định mang thai và đang sử dụng corticosteroid dạng hít khác nên cân nhắc chuyển qua Budesonide.

Đa phần những thuốc điều trị hen suyễn an toàn khi sử dụng ở phụ nữ cho con bú. Trong thời gian cho con bú sản phụ cũng được khuyến khích tiếp tục trị liệu. Các nhà nghiên cứu cũng đang tiếp tục nghiên cứu và xem xét những dấu hiệu kiểm soát hen suyễn trong thai kỳ. Trong suốt thai kỳ được đề nghị đo phê dung.

Điều trị hen phế quản ở phụ nữ có thai

  • Mục đích chính của việc điều trị hen phế quản ở bà bầu là giúp mẹ thoát khỏi tình trạng thiếu oxy cho mẹ. Đồng thời cũng là kiểm soát tránh tình trạng thiếu oxy ở thai nhi. Khi có chỉ định các bà bầu phải nghiêm túc thực hiện những phương pháp điều trị ngăn chặn cơn hen bất ngờ.
  • Điều trị tối ưu là cải thiện chức năng hô hấp; kiểm soát cơn hen, kiểm soát các yếu tố gây kịch phát cơn hen. Cần phải điều trị bằng thuốc cho từng trường hợp để duy trì chức năng phổi bình thường.
  • Đối với hen phế quản ở bà bầu cần điều trị theo nguyên tắc sử dụng lượng thuốc thấp nhất có hiệu quả để kiểm soát bệnh hen phế quản. 
  • Cần làm tốt điều trị dự phòng, đây là yếu tố quyết định cho một thai kỳ khỏe mạnh. ĐỒng thời các bà mẹ không được bỏ thuốc giữa chừng thì quá trình mang thai và sinh con diễn ra suôn sẻ và khỏe mạnh. Hầu hết những phương pháp điều trị hen phế quản ở bà bầu hiện nay là an toàn trong thai kỳ.

Hen phế quản ở bà bầu và cách điều trị-3 Điều trị hen phế quản ở bà bầu là kiểm soát tránh tình trạng thiếu oxy ở thai nhi.

  • Đối với thai phụ bác sĩ sẽ chỉ định dùng những loại thuốc phù hợp để vừa đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con. Hầu hết những thuốc dạng phụt, xịt để điều trị bệnh hen cho phụ nữ mang thai sẽ hạn chế được sự ảnh hưởng tới thai nhi. Một điều cần lưu ý là phụ nữ mang thai hoặc cho con bú tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc.
  • Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, phụ nữ mang bầu khi điều trị hen tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ. 
  • Phụ nữ mang thai nói chung và phụ nữ mang thai bị hen suyễn nói riêng tránh tiếp xúc với tác nhân kích phát cơn hen như khói thuốc lông súc vật chó, mèo, khói than, khói bếp, kể cả phấn hoa, nước hoa, thuốc xịt côn trùng. Một chế độ ăn uống lành mạnh và tránh ăn các thức ăn lạ có khả năng dị ứng. Nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ thoáng mát. Khi mang thai phụ nữ tuyệt đối không hút thuốc hay hút thuốc thụ động, bởi vì khói thuốc là yếu tố dễ kích thích các cơn hen cấp.
  • Chế độ dinh dưỡng quan trọng đối với phụ nữ mang thai nói chúng và đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai bị hen phế quản. Phụ nữ mang thai bị hen suyễn nên ăn những đồ tươi mới và đảm bảo vệ sinh. Đồng thời giữ ấm cơ thể không để bị cảm lạnh và cảm cúm như vậy sẽ càng gây nhiều nguy cơ hơn. Nên sử dụng khẩu trang ở nơi bụi bặm và khi đi ra ngoài để hạn chế tác nhân bất ngờ gây cơn hen.
  • Nếu trước khi mang bầu đã biết bị bệnh hen phế quản thì cần đến bác sĩ tư vấn và điều trị dự phòng trước khi mang thai. Chỉ có như vậy mới đảm bảo việc mang thai an toàn. Để đảm bảo sức khỏe được tốt nên tiêm phòng vắc-xin cúm trước khi mang thai để ngăn chặn tăng nguy cơ hen phế quản.
  • Cần lưu ý và đảm bảo là luôn luôn phải kiểm soát tốt bệnh hen phế quản dưới sự tư vấn, hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa hô hấp và các bác sĩ chuyên khoa sản. Khi có sự kết hợp tốt giữa hai chuyên khoa sẽ là yếu tố an toàn cho thai phụ trong thời kỳ mang thai và sinh con.

Như vậy hen phế quản ở bà bầu có thể điều trị và kiểm soát triệu chứng đảm bảo có một thai kỳ tốt hơn. Hy vọng với những thông tin này có thể giúp các bà bầu có một cái nhìn khái quát hơn và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Tuệ Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)