Nhà thuốc Hưng Thịnh

Đối với những người bị bệnh Gout thì thực đơn ăn uống là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến tiến triển điều trị của bệnh cũng như sức khỏe của người bệnh. Vậy thực đơn bữa sáng cho người bệnh Gout nên ăn như thế nào? Hãy để Nhà thuốc Hưng Thịnh tư vấn cho các bạn ngay sau đây.

Bệnh Gout (bệnh gút) là một căn bệnh có tỉ lệ người mắc ngày càng gia tăng nhanh chóng tại Việt Nam, đây là căn bệnh có thể dẫn đến những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Khi bị bệnh Gout thì chế độ ăn uống cần phải đặc biệt xem trọng, sau đây là những gợi ý về thực đơn bữa sáng cho người bị bệnh Gout cũng như những lưu ý khi đang bị bệnh Gout.

Tìm hiểu về căn bệnh Gout

Bệnh Gout (phiên âm tiếng Việt là bệnh gút, Đông Y gọi là thống phong) là một chứng bệnh liên quan đến chuyển hóa axit uric trong cơ thể. Người bị bệnh Gout sẽ bị sưng đau tại các vùng khớp trong cơ thể do lượng axit uric không được chuyển hóa hết sẽ tích tụ ở những vị trí này gây nên sưng tấy và người bệnh gặp khó khăn trong việc đi lại.

Nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, bệnh Gout có thể gây ra những biến chứng khá nguy hiểm như suy thận, loãng xương, nhồi máu cơ tim,… làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Gợi ý thực đơn bữa sáng cho người bệnh Gout 1 Bệnh Gout gây ra khá nhiều đau đớn nếu bạn không biết ăn uống đúng cách

Lưu ý trong việc sử dụng thực phẩm đối với người bị Gout

Đối với những người bị bệnh Gout thì dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát và hạn chế những tác hại của bệnh đối với cơ thể. Hấu hết axit uric đều là những chất được cơ thể tổng hợp nên trong quá trình tiêu thụ thực phẩm hàng ngày, đối với bệnh nhân bị Gout sẽ không có khả năng loại bỏ axit này một cách hiệu quả nên dần dần sẽ tích tụ lại tại các khớp xương.

Bên cạnh đó người bị bệnh Gout còn gặp vấn đề trong việc chuyển hóa các nhân purin có trong thực phẩm. Chính vì điều này nên nếu đang bị bệnh Gout mà bạn sử dụng các loại thực phẩm giàu purin sẽ rất dễ dàng dẫn đến những cơn đau cấp tính cực kỳ đáng ngại. Đối với người bị bệnh Gout thì có những nguyên tắc sau các bạn cần ghi nhớ khi sử dụng các loại thực phẩm hàng ngày:

  • Tuyệt đối hạn chế các loại thực phẩm có lượng purin dồi dào như nội tạng động vật, thịt bò, thịt chó, các món thịt tái,… Những món được chế biến từ nội tạng động vật như patê, dồi,… cũng không nên sử dụng nhiều.
  • Nên lựa chọn các loại thực phẩm có nhiều protein thực vật thay thế cho protein động vật. Một số loại nên sử dụng như đậu nành, trứng, sữa,… nhưng cần khống chế để không tiêu thụ quá 1g protein/ 1kg trọng lượng cơ thể trong ngày.
  • Các loại thực phẩm giàu carbohydrate nên được bổ sung vào thực đơn mỗi sáng bởi đây là những thực phẩm có thể hạn chế nồng đồ axit uric có trong máu. Một số loại thực phẩm các bạn có thể tham khảo như phở, bún, khoai lang, bánh mì,…
  • Người bị bệnh Gout nên chế biến món ăn bằng cách luộc, hấp để không làm mất nước của thực phẩm, không nên chế biến và ăn thường xuyên các loại thực phầm chiên xào nhiều dầu mỡ hoặc đồ nướng.
  • Trong thực đơn của người bị bệnh Gout nên tăng cường nhiều rau xanh, trái cây tươi để cơ thể được cung cấp đủ lượng vitamin và khoáng chất cần thiết.
  • Khi chế biến món ăn cho người bị bệnh Gout nên hạn chế sử dụng muối, ớt, tiêu để tránh thần kinh bị kích ứng quá mức sẽ dễ khiến bệnh Gout trở nặng.

Gợi ý thực đơn bữa sáng cho người bệnh Gout 2

Người bị Gout nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi

Gợi ý một số món ăn bữa sáng cho người bệnh Gout

Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia dinh dưỡng thì một số món ăn bữa sáng cho người bệnh Gout đơn giản, dễ làm mà các bạn có thể tham khảo như:

Trứng luộc

Đây là món ăn có thể được chế biến rất nhanh và an toàn đối với người bị bệnh Gout vì hàm lượng purin có trong trứng rất thấp. Việc sử dụng trứng để làm bữa sàng cho người bệnh Gout có thể giúp bạn tiết kiệm khá nhiều thời gian trong khi vẫn có thể cung cấp cho cơ thể đầy đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên các bạn cần lưu ý không nên tiêu thụ nhiều hơn 6 quả trứng một ngày nhé.

Bánh mỳ ốp la

Nếu việc ăn trứng luộc khiến bạn không quen miệng thì có thể chuyển sang món bánh mỳ ốp la. Bánh mỳ ốp la cũng là món ăn được chế biến khá đơn giản, nhanh gọn và đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng cho người bị bệnh Gout.

Tuy nhiên các bạn cần lưu ý khi chế biến bánh mỳ ốp la cho người bị bệnh Gout thì không nên cho quá nhiều muối và sử dụng dầu thực vật để chiên sẽ tốt hơn cho người bệnh.

Gợi ý thực đơn bữa sáng cho người bệnh Gout 3 Bành mỳ ốp la là một món ăn buổi sáng cho người bệnh Gout khá phù hợp

Cháo gà

Gà là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và cũng có thể sử dụng để chế biến bữa sáng cho người bệnh Gout. Tuy nhiên các bạn cần lưu ý người bị Gout chỉ nên ăn thịt ở phần ức gà vì đây là vị trí có nồng độ purin thấp, không nên sử dụng nội tạng của gà để nấu chung. Thịt gà có thể hấp hoặc luộc để sử dụng cùng cháo trắng đều được.

Salad thịt gà

Salad thịt gà là một bữa sáng cho người bệnh Gout khá chất lượng với đầy đủ dưỡng chất cần thiết và cung cấp cho cơ thể nhiều rau xanh. Cũng như khuyến cáo ở trên, chúng ta nên sử dụng phần thịt ở ức gà để chế biến món salad cho người bị bệnh Gout dùng điểm tâm buổi sáng.

Bún hoặc phở

Người bị bệnh Gout cũng có thể đổi món vào buổi sáng bằng món bún hoặc phở tùy vào sở thích. Khi sử dụng bún hoặc phở thì người bị bệnh Gout cần cân nhắc số lượng thịt vừa phải và tránh phần nước béo ở trong nước dùng để không bị ảnh hưởng bởi tình trạng đau nhức xương khớp do bệnh Gout. Trong tháng thì các bạn cũng chỉ nên sử dụng hạn chế bún hoặc phở để ăn sáng.

Gợi ý thực đơn bữa sáng cho người bệnh Gout 4

Người bị Gout cũng có thể ăn bún hoặc phở vào buổi sáng

Như vậy chúng ta vừa cùng tìm hiểu qua những nguyên tắc lựa chọn thực phẩm cho người bị bệnh Gout và một vài món ăn bữa sáng cho người bệnh Gout cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh. Thực đơn hợp lý kết hợp cùng cách chữa Gout tại nhà có thể giúp bạn không phải quá lo lắng về căn bệnh này.

Gout là một căn bệnh cần phải thăm khám thường xuyên để kiểm soát tình trạng bệnh nên các bạn nên đi khám ít nhất 6 tháng một lần để đánh giá tổng quát được tình trạng bệnh lý. Tốt nhất các bạn nên tham khảo cách phòng tránh bệnh Gout để đỡ phải gặp rắc rối bởi căn bệnh này nhé.

Trung Kiên

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)