Nhà thuốc Hưng Thịnh

Ung thư là căn bệnh gây tử vong đứng hàng thứ hai trên thế giới. Vậy việc điều trị ung thư ảnh hưởng đến dinh dưỡng như thế nào hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của chúng tôi.

Khi bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư việc thực hiện kế hoạch điều trị là điều không tránh khỏi. Việc điều trị bệnh ung thư sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định đến chế độ dinh dưỡng của người bệnh và ngược lại. Hãy cùng tìm hiểu việc điều trị ung thư ảnh hưởng đến dinh dưỡng như thế nào qua bài viết dưới đây của Nhà Thuốc Hưng Thịnh nhé!

Các giai đoạn phát triển của ung thư

Giải đáp thắc mắc việc điều trị ung thư ảnh hưởng đến dinh dưỡng như thế nào 1 Căn bệnh ung thư thường phát triển qua ba giai đoạn

Trước tiên chúng ta cần phải biết bệnh ung thư được chia làm các giai đoạn với các phương pháp điều trị khác nhau:

  • Giai đoạn I: Khối u còn nhỏ. Khi được phát hiện ung thư ở giai đoạn này, người bệnh thường được tiên lượng thời gian sống còn kéo dài thậm chí có thể chữa khỏi được.

  • Giai đoạn II – III: Khối u có kích thước lớn hơn, lan tràn ra khỏi cơ quan khởi phát bệnh và lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Ở giai đoạn này cần được điều trị tích cực hơn và tiên lượng cũng khó khăn hơn giai đoạn I.

  • Giai đoạn IV: Ung thư đã di căn – Hầu như không thể loại bỏ hết tế bào ung thư ở giai đoạn này. Thời gian sống tiên lượng ngắn.

Những phương pháp điều trị ung thư hiện nay đang được công nhận bao gồm dùng thuốc, phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Việc sử dụng thuốc để điều trị ung thư như ung thư phổi, ung thư gan thông qua việc gây độc cho tế bào, tác nhân nội tiết hay điều trị sinh học đều được gọi chung là hóa trị. 

Quá trình điều trị ảnh hưởng đến dinh dưỡng của người bệnh

Giải đáp thắc mắc việc điều trị ung thư ảnh hưởng đến dinh dưỡng như thế nào 2 Quá trình điều trị ung thư ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh

Việc điều trị ung thư là một quá trình lâu dài, gồm nhiều phương pháp, do đó các bệnh nhân xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý trước, trong và sau quá trình điều trị. Điều này nhằm mục tiêu là tăng cường thể lực cho bệnh nhân đồng thời giúp làm giảm thiểu được những tác dụng phụ không mong muốn của các phương pháp điều trị ung thư gây ra.

Hiện nay vẫn có nhiều thông tin cho rằng nếu người bệnh ung thư duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ cũng đồng nghĩa với việc nuôi lớn các tế bào ung thư. Thậm chí có những bệnh nhân ung thư lựa chọn chế độ ăn kiêng vì lo sợ rằng nếu nạp nhiều chất dinh dưỡng vào cơ thể sẽ vô tình nuôi dưỡng tế bào ung thư và khiến bệnh tình phát triển nhanh hơn. Cũng có không ít bệnh nhân ung thư còn nghĩ rằng, với cách ăn kiêng như vậy có thể ép chết tế bào ung thư và mình có thể khỏi bệnh. 

Trên thực tế chúng ta không thể phân tách rõ ràng thực phẩm nào dành cho tế bào khỏe mạnh và loại thức ăn nào là dành cho tế bào ung thư. Trong khi đó mỗi người bệnh có thể trạng khác nhau, quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể hay tiêu hao năng lượng cũng khác nhau, Đặc biệt là với người bệnh ung thư, trong quá trình điều trị bệnh nếu người mắc bệnh không được chăm sóc dinh dưỡng đúng cách sẽ gây ra các ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bệnh nhân như sụt cân, suy dinh dưỡng, và thể lực bị suy kiệt trầm trọng. 

Các loại thực phẩm mà bệnh nhân ung thư không nên bỏ qua

Giải đáp thắc mắc việc điều trị ung thư ảnh hưởng đến dinh dưỡng như thế nào 3 Đâu là các loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân ung thư

Một số loại dưỡng chất cần đảm bảo trong bữa ăn hàng ngày đối với bệnh nhân ung thư giúp tăng cường sức khỏe bao gồm:

Chất đạm

Thịt cung cấp cho cơ thể các loại acid amin không thể thiếu. Do vậy khẩu phần ăn của người bệnh ung thư cần đa dạng và cân đối các loại acid amin gồm các loại thịt màu trắng như thịt gia cầm, các loại thịt đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò chứa nhiều sắt và kẽm… Bên cạnh đó cần bổ sung thêm các loại tôm, cua, cá, và hải sản cũng là nguồn cung cấp các acid amin và calci cần thiết cho cơ thể.

Bổ sung tinh bột

Các loại tinh bột mà bệnh nhân ung thư cần chú trọng bổ sung bao gồm các loại ngũ cốc như: Gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch, các loại củ như khoai tây, sắn, khoai mì, khoai sọ…

Bên cạnh đó, các bạn cần tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn gây nhiều tác hại cho cơ thể. Đồng thời các chất phụ gia, chất bảo quản thực phẩm vì đây cũng là một trong những nhân tố góp phần làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư.

Nhóm chất béo

Chất béo mang đến giá trị năng lượng cao do đó trong khẩu phần ăn hàng ngày của bệnh nhân ung thư cần phải có một hàm lượng Lipid nhất định. Trong đó hàm lượng acid béo không no không quá 50% tổng năng lượng của bữa ăn.

Ăn nhiều rau quả

Việc sử dụng các loại rau củ quả tươi sạch, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm giúp cung cấp các loại vitamin và giúp cơ thể tiêu hoá tốt hơn. Đây là loại thực phẩm không thể thiếu giúp bổ sung dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho bệnh nhân ung thư.

Axit béo Omega-3

Axit béo Omega-3 có đặc tính chống ung thư đóng vai trò quan trọng trong việc giúp giảm ung thư ruột già, ung thư đường tiêu hóa, tuyến tiền liệt, ung thư vú. Axit béo Omega-3 thường có trong các thực phẩm như cá hồi, dầu ô liu, trứng, sữa,…

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về việc điều trị ung thư ảnh hưởng đến dinh dưỡng như thế nào. Mong rằng những chia sẻ trên đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích giúp bạn phòng ngừa và điều trị ung thư hiệu quả nhất

Minh Thúy

Nguồn tham khảo: Y học cộng đồng

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)