Nhà thuốc Hưng Thịnh

Vắc xin viêm não Nhật Bản của Việt Nam đã có từ khá lâu nhưng đến nay tỷ lệ viêm não ở trẻ em vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm. Một trong những nguyên nhân là do nhiều bậc phụ huynh vẫn còn khá mơ hồ về vắc xin và lịch tiêm phòng. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về vắc xin viêm não Nhật Bản.

Vắc xin viêm não Nhật Bản có mấy loại?

Có rất nhiều cách phân loại vắc xin, phổ biến nhất là phân loại theo hình thức tiêm chủng và nhà sản xuất.

Theo hình thức tiêm chủng

Dựa theo hình thức tiêm chủng, vắc xin viêm não Nhật Bản của Việt Nam hiện nay được triển khai dưới 2 dạng là tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ.

  • Hình thức tiêm chủng mở rộng được triển khai từ năm 2015, các địa phương tổ chức tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cùng với các vắc xin khác cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng thay vì tổ chức tiêm phòng theo chiến dịch.

  • Ngoài ra vắc xin viêm não Nhật Bản còn có hình thức tiêm chủng dịch vụ tại các phòng dịch vụ tiêm chủng để giúp cho phụ huynh chủ động hơn trong việc tiêm chủng cho con. Tiêm chủng dịch vụ mở vào tất cả các ngày tại các địa điểm trên toàn quốc.

vắc xin viêm não nhật bản của việt nam 1Có thể cho trẻ tiêm tại chương trình tiêm chủng mở rộng hoặc tiêm dịch vụ tại cơ sở y tế

Theo nhà sản xuất

Xét phân loại theo nhà sản xuất thì hiện nay có 3 nhà sản xuất vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản là Vabiotech – Việt Nam; Green Cross Corp – Hàn Quốc và Chengdu Institute of Biological Products – Trung Quốc. Tương ứng với 3 nhà sản xuất này là 3 loại vắc xin viêm não Nhật Bản gồm Jevax – Việt Nam, JEV – GCC – Hàn Quốc và RS.JEV – Trung Quốc.

  • Vắc xin viêm não nhật bản của Việt Nam (Jevax) và Hàn Quốc (JEV – GCC): là loại vắc xin bất hoạt đã được chế tạo từ chủng virus kháng nguyên Nakayama – Yoken và/hoặc Beijing-1 trên não chuột. Loại này được dùng khá phổ biến ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam.

  • Vắc xin viêm não nhật bản của Trung Quốc (Vắc xin RS.JEV): là loại vắc xin sống giảm độc lực được chế tạo từ chủng virus kháng nguyên SA – 14 – 14 – 2 trên tế bào thận chuột. Loại vắc xin này chủ yếu được sử dụng tại Trung Quốc.

Lịch tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản của Việt Nam như thế nào?

Tùy loại vắc xin mà sẽ có lịch tiêm phòng khác nhau. Ở Việt Nam sử dụng chủ yếu là loại vắc xin viêm não Nhật Bản Jevax

Lịch tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản Jevax – Việt Nam

  • Mũi 1: Mũi đầu tiên được tiêm khi bé đã đủ 12 tháng tuổi

  • Mũi 2: Sau khi tiêm mũi 1 từ 1 đến 2 tuần, sẽ tiêm tiếp mũi 2

  • Mũi 3: Sau khi tiêm mũi 2 khoảng 1 năm sẽ tiêm mũi còn lại.

Những trường hợp nào không được tiêm hoặc hoãn tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản?

Trong một số trường hợp sẽ không được tiêm hoặc buộc hoãn tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản để đảm bảo sức khỏe. Các trường hợp không được tiêm hoặc hoãn tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản của Việt Nam như sau:

  • Người có cơ địa quá mẫn cảm với thiomersal hoặc với các chế phẩm từ não chuột, đã từng dị ứng với vắc-xin viêm não Nhật Bản ở lần tiêm trước.

  • Người đang sốt cao hoặc đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn.

  • Người mắc các bệnh về tim, gan, thận, tiểu đường giai đoạn nặng hoặc bệnh ung thư máu và các bệnh ác tính khác.

  • Trẻ em dưới 12 tháng tuổi và phụ nữ có thai.

  • Người bị nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS.

vắc xin viêm não nhật bản của việt namKhông nên tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản khi bệnh nhân đang sốt cao

Tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản có thể gặp những tác dụng phụ nào?

Theo thông tin từ Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương, vẫn tồn tại một tỷ lệ nhất định người sau khi tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản có thể bị tác dụng phụ.

Những tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản thường gặp cụ thể như:

  • Đau, sưng đỏ tại chỗ tiêm gặp ở khoảng 5 – 10% người sau khi tiêm.

  • Sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi xuất hiện khoảng vài giờ sau khi tiêm, tự hết sau 1-2 ngày.

  • Choáng (sốc) sau khi tiêm trong vòng vài giờ, trường hợp này vô cùng hiếm gặp, cần được đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

vắc xin viêm não nhật bản của việt nam 3Sau khi tiêm, chỗ tiêm có thể bị đau hoặc sưng đỏ là tác dụng phụ thường gặp

Để hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn, các mũi tiêm nên được thực hiện đúng thời gian, liều lượng. Cần nói rõ tình trạng của trẻ với các y bác sĩ trước khi tiêm. Theo dõi và cho trẻ nghỉ ngơi 30 phút sau khi tiêm trước khi di chuyển.

Phan Ngọc Ánh

 

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)