Nhà thuốc Hưng Thịnh

Trẻ em bị dị ứng hải sản là trường hợp không hề hiếm gặp. Vậy nên, để hiểu rõ hơn về bệnh lý này phụ huynh đừng nên bỏ lỡ bài đọc sau đây.

Hải sản được xếp vào nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng. Trong đó, hiện tượng dị ứng hải sản thường xảy ra ở trẻ em nhiều hơn so với người trưởng thành. Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin cần biết về tình trạng dị ứng hải sản ở trẻ mà ba mẹ nên nắm rõ.

Dấu hiệu trẻ dị ứng hải sản

Dị ứng hải sản ở trẻ em là hiện tượng hệ miễn dịch trong cơ thể có những phản ứng bất thường đối với những thực phẩm được đánh bắt từ biển. Cơ thể sẽ xuất hiện một số dấu hiệu trẻ dị ứng hải sản như:

  • Ngứa ngáy, nổi mề đay, viêm da, bắt đầu xuất hiện vết chàm trên da.
  • Bứt rứt, khó chịu hay quấy khóc.
  • Đầy hơi, đau bụng đi phân lỏng, ướt.

Với trường hợp nghiêm trọng hơn, trẻ có thể gặp các triệu chứng bao gồm:

  • Mệt mỏi, sốt, đổ mồ hôi liên tục, cơ thể ớn lạnh.
  • Khó thở, ngạt mũi, chảy nước mũi.
  • Viêm phế quản cấp, phù nề thanh quản, hen suyễn.
  • Mắt bị sưng và hình thành bọng nước.

Ngoài ra, dị ứng hải sản còn khiến trẻ gặp một số phản ứng nghiêm trọng hơn, gọi là sốc phản vệ. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của bé.

Giải đáp thắc mắc: Trẻ em bị dị ứng với hải sản phải làm sao? 1 Dị ứng hải sản là tình trạng mà rất nhiều trẻ em gặp phải

Trẻ em bị dị ứng hải sản phải làm sao?

Khi trẻ bị dị ứng hải sản phải làm sao là điều mà các bậc phụ huynh rất quan tâm. Sau đây là những bước xử lý giúp làm thuyên giảm các triệu chứng khó chịu cho con cùng những biện pháp can thiệp để tình trạng dị ứng không tiếp tục trở nên nặng hơn.

Sơ cấp cứu ban đầu khi bị dị ứng hải sản ở trẻ

Nếu bé bị dị ứng ngay khi vừa ăn hải sản, bạn cần sơ cứu như sau:

  • Lập tức ngừng không cho bé tiếp tục ăn loại hải sản đó nữa.
  • Kích thích để trẻ nôn hết thức ăn trong bụng ra bằng cách đưa tay vào sâu bên trong cuống lưỡi bé. Lưu ý, ba mẹ cần chú ý rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn và cắt ngắn móng tay trước khi thực hiện.
  • Cho trẻ uống nhiều nước để đào thải chất độc có trong hải sản, nhằm giảm các triệu chứng dị ứng.

Giải đáp thắc mắc: Trẻ em bị dị ứng với hải sản phải làm sao? 2

Trẻ bị dị ứng hải sản cần được chữa trị kịp thời

Sử dụng thuốc điều trị dị ứng

Nếu các triệu chứng dị ứng hải sản khiến bé khó chịu, phụ huynh hãy đưa bé đến trung tâm y tế để được bác sĩ kê đơn thuốc. Một số thuốc được chỉ định điều trị cho các bé bị dị ứng hải sản gồm có:

  • Histamin: Được dùng cho trẻ bị ngứa da, nổi mề đay, sổ mũi, hắt hơi. Một số thương hiệu thuốc phổ biến như Loratadine, Cetirizine, Hydroxyzine, Chlorpheniramine, Diphenhydramine,…
  • Corticosteroid: Đây là thuốc cũng có tác dụng giúp giảm ngứa, phát ban và viêm da. Thuốc thường được điều chế dưới dạng kem bôi hoặc thuốc mỡ. Mẹ có thể thoa cho bé mỗi ngày 1 đến 2 lần tùy thuộc vào tính chất nghiêm trọng của bệnh. Lưu ý, không nên dùng loại thuốc này cho trẻ quá 7 ngày mà chưa được sự cho phép của bác sĩ.
  • Epinephrine: Được sử dụng theo đường tiêm vào tĩnh mạch. Nó có khả năng giúp ức chế phản ứng dị ứng ở những trường hợp bị dị ứng hải sản nghiêm trọng hoặc có biểu hiện sốc phản vệ.

Cách phòng ngừa dị ứng hải sản ở trẻ em

Để hạn chế tối đa nguy cơ bị dị ứng với hải sản ở trẻ, cha mẹ cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Khi mới cho bé tập ăn hải sản, chỉ nên cho ăn một lượng nhỏ để cơ thể bé thích ứng kịp với thực phẩm. Sau đó mới dần tăng số lượng theo độ tuổi của bé.
  • Mỗi tuần chỉ nên cho bé ăn hải sản từ 3 đến 4 bữa.
  • Tuyệt đối không cho trẻ dùng lại những loại hải sản đã từng bị dị ứng trước đó.
  • Luôn thực hiện chế độ ăn chín uống sôi. Đảm bảo hải sản phải được nấu chín thật kỹ lưỡng trước khi cho bé sử dụng.
  • Không cho trẻ ăn hải sản đã chết, đặc biệt là các loại có vỏ như cua, tôm, sò, hến,…
  • Hải sản sau khi đã chế biến nên cho bé ăn ngay, tránh để qua đêm hoặc tích trữ trong tủ lạnh.
  • Khi chế biến thức ăn, không kết hợp hải sản với các thực phẩm chứa nhiều vitamin C. Bởi sự kết hợp này sẽ làm asen pentavenlent có trong hải sản chuyển hóa thành asen trioxide – một chất độc có thể kích hoạt phản ứng dị ứng, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
  • Nên chọn mua các loại hải sản có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Giải đáp thắc mắc: Trẻ em bị dị ứng với hải sản phải làm sao? 3

Chăm sóc trẻ thật kỹ lưỡng để tránh tình trạng trẻ bị dị ứng hải sản

Thông qua bài viết trên, mong rằng đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “trẻ bị dị ứng hải sản phải làm sao?”. Tuy nhiên, khi gặp tình trạng này phụ huynh vẫn nên đưa bé đến thăm khám để các chuyên gia điều trị cho con kịp thời. 

Lan Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)