Nhà thuốc Hưng Thịnh

Theo nhiều chuyên gia, bên cạnh sự tấn công của vi khuẩn Streptococcus Mutans và vệ sinh răng miệng kém, chế độ ăn thiếu chất cũng là một trong số tác nhân khiến răng bị sâu. Cùng đi tìm câu trả lời cho thắc mắc “Bị sâu răng thiếu chất gì?” qua các thông tin dưới đây.

Sức khỏe răng miệng yếu kém sẽ khiến vi khuẩn gây sâu răng dễ dàng tấn công và phá hủy men răng. Nguyên nhân khiến răng bị yếu là do chế độ ăn uống hàng ngày thiếu một số chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của răng. Vậy chúng ta bị sâu răng do thiếu chất gì? Bổ sung chất dinh dưỡng tốt cho răng bằng cách nào? Những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp ngắn gọn qua bài viết này.

Bị sâu răng do thiếu chất gì?

Chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển và thoái hóa của răng. Khi cơ thể thiếu chất, răng không được cung cấp đủ dinh dưỡng nên sẽ dễ bị yếu chân răng, giảm độ cứng cáp, dễ bị mẻ và không ngăn chặn tốt sự xâm nhập của vi khuẩn gây sâu răng Streptococcus Mutans. Vậy cơ thể thiếu chất gì dẫn đến sâu răng? Theo các chuyên gia cho biết, khi cơ thể chúng ta thiếu hụt Canxi, vitamin D và Omega-3, răng sẽ dễ bị sâu và hư hỏng hơn.

Răng sâu do thiếu Canxi

Chúng ta đều biết rằng Canxi là một chất giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển khung xương và răng. Nếu như trẻ nhỏ bị thiếu Canxi thì quá trình mọc răng sẽ chậm hơn các bé khác. Người trưởng thành thiếu Canxi thì răng dễ bị sứt mẻ khi có lực lớn tác động lên.

Khi cơ thể thiếu hụt Canxi, màu răng của chúng ta cũng sẽ bị ngả vàng, không còn giữ được độ sáng bóng như bình thường. Răng sẽ dễ bị tổn thương hơn, tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu,…

Bị sâu răng do thiếu chất gì: Canxi Bị sâu răng do thiếu chất gì? Răng bị sâu do cơ thể thiếu hụt vitamin D, Canxi và Omega-3.

Việc cơ thể không được cung cấp đầy đủ Canxi cần thiết còn ảnh hưởng đến chất lượng của lớp men bảo vệ răng. Vì thế, răng sẽ dễ bị tấn công bởi vi khuẩn Streptococcus Mutans, gây ra tình trạng sâu răng.

Bị sâu răng do cơ thể thiếu vitamin D

Vitamin D là một hoạt chất giúp cơ thể hấp thụ tốt Canxi và Photpho. Như chúng ta đã nói ở trên, Canxi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của răng và xương. Bởi thế, khi cơ thể thiếu hụt vitamin D, quá trình hấp thụ Canxi cũng gặp nhiều trở ngại. Sức khỏe răng miệng sẽ yếu kém, răng dễ bị sâu và sứt mẻ hơn. Thiếu vitamin D còn gây ra bệnh còi xương ở trẻ em. Đối với người lớn, cơ thể khi thiếu vitamin D sẽ dễ bị loãng xương, xương mỏng giòn, dễ bị gãy và thời gian hồi phục kéo dài.

Cơ thể thiếu hụt Omega-3 dễ bị sâu răng

Các chất béo có lợi như Omega-3 sẽ tạo thành một lớp màng mỏng bên ngoài bề mặt răng. Mảng bám từ thức ăn dư thừa, hoặc do vi khuẩn có hại liên kết với chất đường trong thức ăn tạo ra sẽ khó hình thành hơn. Nhờ đó, men răng sẽ được bảo vệ tốt hơn, tránh khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn khiến răng bị sâu. Khi cơ thể thiếu hụt Omega-3, răng sẽ dễ bị viêm nhiễm, đây là môi trường thuận lợi giúp cho các ổ vi khuẩn hình thành và phát triển để phá hoại răng. Răng sẽ bị xốp, mỏng giòn dễ gãy, dễ bị sâu.

Bị sâu răng do thiếu chất gì: Omega 3 Omega-3 tạo một lớp màng bên ngoài bề mặt răng, hạn chế răng bị bám thức ăn dư thừa.

Phòng ngừa sâu răng như thế nào?

Sâu răng không chỉ phá hủy phần mô cứng của răng, tổn thương nướu mà còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Chính vì thế, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngay từ bây giờ, đừng để “mất bò mới lo làm chuồng” là đã quá muộn. Một số biện pháp ngăn ngừa sâu răng hiệu quả mà bạn nên áp dụng:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng khi thức dậy, và buổi tối trước khi đi ngủ. Sau mỗi bữa ăn, bạn nên dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám, thức ăn dư thừa trong các kẽ răng.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng sau khi đánh răng. Bên cạnh đó, nếu nhận thấy răng có nguy cơ bị sâu nhiều, thì bạn có thể dùng nước súc miệng hoặc kem đánh răng có thành phần chứa Flour.
  • Khám nha khoa định kỳ 2 lần/năm. Khi đi khám, răng của bạn sẽ được nha sĩ cạo vôi, loại bỏ mảng bám đóng cứng lâu ngày ở chân răng, giảm thiểu viêm nha chu, viêm nướu. Đồng thời, việc thăm khám thường xuyên còn giúp bạn phát hiện răng sâu sớm, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời.
  • Tránh ăn vặt, nhất là thực phẩm có đường nhiều, nước ngọt. Nếu ăn hoặc uống đồ ngọt thì bạn nên súc miệng lại với nước lọc ngay sau đó.

Sử dụng nước súc miệng kết hợp chỉ nha khoa để bảo vệ răng Phòng ngừa sâu răng bằng cách giữ vệ sinh răng miệng, cạo vôi 6 tháng/lần…

Tóm lại, qua những nội dung mà chúng tôi cung cấp trong bài, mong rằng sẽ giúp bạn trả lời được thắc mắc “Bị sâu răng do thiếu chất gì?” đã được đề cập ở phần đầu của bài viết này. Việc chủ động tăng cường đầy đủ chất dinh dưỡng tốt cho răng, đồng thời áp dụng các phương pháp phòng ngừa sâu răng là điều bạn nên làm khi chăm sóc sức khỏe răng miệng. Chúc bạn sẽ luôn sở hữu một hàm răng chắc khỏe và nụ cười rạng rỡ, tươi tắn.

Bảo Vân

Nguồn: Tổng Hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)