Nhà thuốc Hưng Thịnh

Tiểu đường là căn bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được kiểm soát và điều trị tích cực. Biết được chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc phát hiện và xử lý sớm nhằm bảo đảm an toàn cho sức khỏe.

Bệnh tiểu đường đang có xu hướng tăng cao, nhất là ở những người lớn tuổi. Bệnh nhân cần theo dõi sát sao chỉ số đường huyết của mình để phát hiện sớm các bất thường. Có nhiều người thắc mắc không biết chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm để chủ động hơn trong việc điều trị bệnh. Nhà thuốc Hưng Thịnh sẽ giúp bạn giải đáp qua bài viết này.

Khái niệm chỉ số đường huyết

Các cơ quan trong cơ thể đều có một chức năng chuyên biệt. Trong đó, gan, cơ, tụy tham gia vào quá trình sản xuất và điều hòa hàm lượng đường trong máu. Gan và cơ có khả năng chuyển hóa lượng đường dự trữ trong cơ thể để sử dụng. Tụy là cơ quan tạo ra các sản phẩm đó và giúp gan thực hiện đúng vai trò của mình. Tụy sẽ tiết ra insulin để máu tiếp nhận, lưu trữ đường nhằm giữ nồng độ đường huyết ở mức ổn định.

Vì lẽ đó, tuy lượng đường trong máu con người không cố định nhưng vẫn được giữ ở mức an toàn. Đường là nguồn năng lượng trình trong cơ thể nên việc cấp thiết nhất là kiểm soát đường huyết trong máu ổn định.

Giải đáp: Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm? 1 Nồng độ đường huyết giữ vai trò quan trọng trong cơ thể

Chỉ số đường huyết cho biết hàm lượng đường glucose trong máu, đo vào thời điểm nhất định thông qua các biện pháp xét nghiệm máu. Đơn vị dùng để đo chỉ số này là mg/dL và mmol/L. Ở người khỏe mạnh bình thường, chỉ số đường huyết được đo vào từng thời điểm sẽ là:

  • 90 – 130mg/dl (5 – 7,2mmol/l) trước bữa ăn.

  • Dưới 180mg/dl (10mmol/l) sau khi ăn 1 – 2 giờ.

  • 100 – 150mg/dl (6 – 8,3mmol/l) trước khi đi ngủ.

  • 90 – 100mg/dL (5,4 –  6mmol/l) khi đói.

Giải đáp: Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm?

Đường huyết tăng có thể là dấu hiệu cảnh bảo tình trạng sức khỏe đang gặp vấn đề. Một người được kết luận là tăng đường huyết nếu đo được nồng độ đường trong máu cao hơn 126mg/dL (7mmol/L) khi đói hoặc hơn 180mg/dL (10mmol/L) sau khi ăn 1 – 2 giờ. Nồng độ đường huyết bất kỳ cao hơn 200mg/dl lúc xuất hiện các triệu chứng ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân nhiều, đi tiểu nhiều.

Đối với người bệnh có chỉ số đường huyết khi đói từ 100 – 125mg/mL thì được gọi là giai đoạn tiền tiểu đường. Nếu bệnh nhân không có chế độ ăn uống hợp lý, lối sống lành mạnh thì bệnh có thể tiến triển thành tiểu đường tuýp 2. Tiền tiểu đường là bệnh có thể chữa khỏi. Ngược lại, việc điều trị tiểu đường tuýp 2 khá khó khăn. Do đó, khi rơi vào trường hợp này, bệnh nhân cần hết sức cẩn trọng.

Vậy chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm? Đáp án là lượng đường trong máu cao trên 180 – 200mg/dL (10 – 11,1mmol/L) kèm theo các dấu hiệu bao gồm:

  • Thường xuyên đi tiểu.

  • Liên tục cảm thấy khát.

  • Thị lực mờ.

  • Đau đầu, mệt mỏi.

  • Sụt cân.

  • Dễ bị nhiễm trùng.

Giải đáp: Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm? 2 “Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm?” – Đáp án là trên 250mg/dL

Các chuyên gia y tế cảnh báo rằng, người bệnh có thể rơi vào trạng thái hôn mê nếu lượng đường huyết đo được trên 250mg/dL. Nếu không được điều trị kịp thời, tính mạng của người bệnh sẽ bị đe dọa.

Tóm lại, chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm còn cần phải dựa vào hàm lượng đường huyết tăng nhiều hay ít để có những can thiệp phù hợp. Nếu đường huyết tăng cao trong thời gian dài thì nguy cơ nhiễm trùng sẽ tăng, vết thương lâu lành, dây thần kinh, mạch máu, mô bị phá hủy, các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng. Tình trạng mạch máu tổn thương sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

Hậu quả khi chỉ số tiểu đường cao

Đường huyết ở mức nguy hiểm sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể như:

  • Nhiễm toan ceton.

  • Tăng áp lực thẩm thấu.

  • Xơ vữa mạch máu.

  • Biến chứng ở thần kinh, tim mạch, mắt, thận.

  • Đe dọa sự sống người bệnh nếu không được điều trị kịp thời.

Biện pháp kiểm soát chỉ số đường huyết

Theo tờ Mayo Clinic (Hoa Kỳ) và Bens Natural Health, bệnh nhân tiểu đường có thể kiểm soát nồng độ đường huyết qua các biện pháp sau:

Thiết lập khẩu phần ăn uống hợp lý

Một chế độ ăn uống kiêng đường hợp lý sẽ bao gồm:

  • Dùng carbohydrate lành mạnh có trong trái cây, rau củ, ngũ cốc, đậu…

  • Sử dụng sản phẩm từ sữa ít béo như pho mát và sữa.

  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm có lượng chất xơ dồi dào.

  • Các loại cá giàu axit béo omega 3 như cá thu, cá hồi, cá ngừ, cá mòi…

  • Tránh tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa, natri, cholesterol như thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, xông khói…

Giải đáp: Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm? 3 Người tiểu đường nên uống sữa ít béo

Vận động thường xuyên

Các hoạt động thể chất mang đến nhiều tác động tích cực trong việc giảm hàm lượng đường trong máu và đề kháng insulin. Khi tập luyện thể dục và vận động, cơ bắp sẽ tiêu thụ đường để tạo ra năng lượng, từ đó tăng khối lượng cơ. Điều này giúp cơ thể bạn giảm đề kháng insulin và giảm lượng glucose máu.

Duy trì cân nặng phù hợp

Tình trạng béo phì, thừa cân có liên quan mật thiết đến nguy cơ bị mắc tiểu đường tuýp 2. Theo các nghiên cứu, việc giảm 5% khối lượng cơ thể ở những người bị béo phì, thừa cân sẽ giảm đáng kể nguy cơ tiến triển của bệnh tiểu đường loại 2. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường khi giảm cân cũng đồng thời giúp giảm lượng đường trong máu.

Uống thuốc theo phác đồ

Bệnh nhân đang mắc tiểu đường hoặc đang gặp các vấn đề về rối loạn dung nạp đường huyết phải sử dụng thuốc thì cần uống đúng và đủ theo phác đồ điều trị. Đây là điều vô cùng quan trọng giúp giữ đường huyết của bạn luôn ở mức ổn định. Nếu tình trạng đường huyết và sức khỏe có bất kỳ thay đổi đột ngột nào trong thời gian uống thuốc thì bạn hãy báo cho bác sĩ để được điều chỉnh.

Giải đáp: Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm? 4 Bệnh nhân tiểu đường cần uống thuốc đúng theo phác đồ điều trị

Nếu người bệnh tiểu đường đang dùng insulin thì nên chuẩn bị sẵn glucagon và các nguồn cung cấp đường có tác dụng nhanh, ví dụ như nước cam hoặc viên nén glucose để phòng ngừa trường hợp không may, chẳng hạn như đường huyết tụt xuống mức quá thấp.

Người bệnh tiểu đường cần theo dõi bảng chỉ số đường huyết thường xuyên nhằm kiểm soát mức đường huyết của bản thân là cao, thấp hay đang ở mức chấp nhận được. Mong rằng những chia sẻ trên từ nhà thuốc Hưng Thịnh đã giúp bạn có lời giải đáp chi tiết nhất cho thắc mắc: “Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm?”. Bạn hãy thăm khám định kỳ và tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)