Nhà thuốc Hưng Thịnh

Bột yến mạch chứa hàm lượng purine có thể ảnh hưởng đến tình trạng bệnh gout. Vậy bột yến mạch có tốt cho bệnh gout không? Cách bổ sung yến mạch an toàn với bệnh gout.

Bệnh gout là một dạng viêm khớp, bệnh xảy ra khi nồng độ axit uric tích tụ quá nhiều trong máu gây sưng viêm, đau đột ngột, nóng đỏ ở các khớp nhỏ, thường thấy nhất là ngón chân cái. Khi mắc bệnh cần hạn chế các loại thực phẩm có chứa nhiều purine vì như thế có thế giúp giảm các đợt bùng phát của căn bệnh này.

Lợi ích sức khỏe của bột yến mạch

Bột yến mạch mang lại lợi ích cho sức khỏe tim mạch vì yến mạch rất giàu vitamin và khoáng chất như phốt pho, thiamine, magie và kẽm. Vì thế mà việc dùng yến mạch nguyên hạt sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.

Yến mạch còn giúp ích cho quá trình giảm cân nhờ chứa hàm lượng nước và chất xơ hòa tan cao. Duy trì cân nặng ở mức khỏe mạnh cũng là một trong những yếu tố lối sống quan trọng nhất trong quá trình điều trị bệnh gout.

Tác dụng của bột yến mạch.Bột yến mạch chứa hàm lượng chất xơ hòa tan cao

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ 100g yến mạch thô có chứa 379 calo; 13,15g protein; 0g đường; 67,7g tinh bột; 6,5g chất béo; 10,1g chất xơ và 52mg canxi cùng nhiều khoáng chất khác. Bên cạnh đó hàm lượng purine có trong bột yến mạch vào khoảng 50 – 150mg trên 100g yến mạch, được đánh giá là trong mức an toàn.

Bột yến mạch có tốt cho bệnh gout không?

Để trả lời xem bột yến mạch có tốt cho bệnh gout không, chúng ta sẽ tìm hiểu về hàm lượng purine có trong yến mạch. Bột yến mạch có chứa hàm lượng purine nằm ở mức an toàn, tuy nhiên, người bệnh gout cũng không nên ăn quá nhiều vì điều này tiềm ẩn một số nguy cơ.

Bệnh gout là một dạng viêm khớp, nguyên nhân bệnh là do nồng độ axit uric tích tụ quá nhiều trong máu gây sưng viêm, nóng đỏ, đau dữ dội ở các khớp nhỏ, nhất là ngón chân cái. Trong những trường hợp nghiêm trọng, mạn tính, bệnh có thể phát triển thành các cục u xung quanh khớp (thường gọi là hạt tophi).

Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh gout và việc hạn chế các loại thực phẩm chứa hàm lượng purine cao có thể có tác dụng giảm các đợt bùng phát của căn bệnh này.

Bột yến mạch là thực phẩm chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể. Hàm lượng purine có trong bột yến mạch nằm ở khoảng 50 – 150mg/100g thực phẩm, được đánh giá là mức an toàn. Một nghiên cứu về nhóm thực phẩm giàu purine có cả bột yến mạch không tìm thấy mối liên hệ nào giữa việc dùng một lượng vừa phải nhóm các thực phẩm này với việc tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

Bột yến mạch có tốt cho người bệnh gout không?Bột yến mạch có tốt cho người bệnh gout không?

Mặc dù không chứa nhiều purine như thịt nội tạng, sò điệp hoặc một số loại cá nhưng khi ăn bột yến mạch quá nhiều cũng sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh gout hoặc bùng phát cơn gout cấp. Đối với những đối tượng nhạy cảm, lượng purine cao có thể làm tăng axit uric trong máu và gây ra cơn bùng phát gout do tích tụ tinh thể axit uric trong khớp. Đây cũng là lý do những ai bị bệnh gout nên tránh thực phẩm có chứa purine hoặc có thể dùng chúng ở mức độ vừa phải.

Trung tâm Y tế thuộc đại học Pittsburgh, Mỹ khuyến nghị rằng nên hạn chế khẩu phần bột yến mạch xuống 2 lần/tuần nếu đang mắc bệnh gout hoặc có nguy cơ mắc bệnh do tiền sử có người thân mắc bệnh này hoặc đang mắc bệnh thận. Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng bột yến mạch có hàm lượng purine trong phạm vi vừa phải và những ai mắc bệnh gout nên tiêu thụ dưới 400 mg/ngày để hạn chế bệnh gout phát triển và tăng axit uric trong máu.

Cách bổ sung yến mạch an toàn với bệnh gout

Do mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như hàm lượng chất xơ cao giúp thúc đẩy cảm giác no và nhu động ruột đều đặn, vì vậy không nên loại bỏ bột yến mạch ra khỏi chế độ ăn uống. Với những ai mắc bệnh gout, cần điều chỉnh về liều lượng và cách ăn bột yến mạch để giúp ngăn ngừa cơn gout cấp như sau:

Giới hạn khẩu phần

Trung tâm Y tế thuộc Đại học Pittsburgh, Mỹ khuyến cáo rằng người mắc bệnh gout hoặc có nguy cơ mắc bệnh cao nên hạn chế khẩu phần bột yến mạch, không nên ăn quá 400mg/ngày.

Cần chú ý đến các loại bột yến mạch khác nhau

Cần đọc kỹ bảng thành phần của các sản phẩm bột yến mạch để bổ sung một cách khoa học, hợp lý. Bột yến mạch đã qua chế biến như lúa mạch, lúa mì và lúa mạch đen có thể chứa các thành phần khác làm tổng hàm lượng purine cao hơn.

Hạn chế các thực phẩm giàu purine khác

Thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ và bia rượu có chứa nhiều purine đều không có lợi cho sức khỏe. Các loại topping (phần thêm cho một số món ăn và thức uống) chẳng hạn như kem, đường hoặc mật ong và sữa chua ngọt có thể có chứa nhiều purine.

Bổ sung thực phẩm và gia vị thân thiện với bệnh gout

Một số loại trái cây như cam, quýt, quả anh đào có chứa nhiều chất chống oxy hóa và có đặc tính chống viêm, mang lại lợi ích cho những người mắc bệnh gout.

Uống đủ nước

Uống đủ nước giúp thận bài tiết hiệu quả axit uric dư thừa. Hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh gout do tăng nồng độ axit uric gây ra.

Uống đủ nước giúp thận bài tiết axit uric dư thừa.Uống đủ nước giúp thận bài tiết axit uric dư thừa

Bột yến mạch là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, bột yến mạch có tốt cho bệnh gout không? Người bệnh gout có thể ăn bột yến mạch nhưng cần xem xét về liều lượng và cách ăn sao cho không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Phương Nhi

Nguồn tham khảo: Vnexpress.vn

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)