Nhà thuốc Hưng Thịnh

Tiết canh là một trong các món ăn khá phổ biến tại Việt Nam từ xưa đến nay. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết đến những tác hại nguy hiểm cho cơ thể con người bởi sự xung khắc giữa thực phẩm. Vậy ăn tiết canh xong không nên ăn gì? Tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nhắc đến món tiết canh thì chắc hẳn đã là người con đất Việt thì không thể không biết bởi sự phổ biến cũng như tính đặc trưng của nó. Ấy vậy mà, không phải ai cũng biết được cách thưởng thức món ăn này sao cho đúng nhất để tránh những trường hợp không đáng có xảy ra. Do đó bài viết dưới đây sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin về những món không nên ăn sau khi ăn tiết canh. Cùng đón chờ nhé!

Ăn tiết canh xong không nên ăn gì?

Tiết canh là món ăn quen thuộc đã có từ lâu đời ở Việt nam được chế biến từ máu tươi của động vật pha với một chút gia vị nước mắm hoặc muối khuấy đều tay để hãm đông trước khi đổ vào những vật đựng chứa sẵn hỗn hợp nội tạng, sụn, thịt của động vật để làm đông tiết.

Dù đây là một món ăn ngon, được nhiều người cho rằng có tác dụng làm mát cũng như bồi bổ cơ thể. Thế nhưng, do bản chất của nó là được làm từ máu tươi cũng như nội tạng của động vật – những thành phần có khả năng cao ẩn chứa các vi sinh vật cũng như mầm bệnh gây hại nên có rất nhiều lưu ý khi thưởng thức món ăn này nếu không muốn mắc phải một số triệu chứng không đáng có như tiêu chảy, đau bụng…

Rau dền

Loại rau này rất kỵ với tiết canh có thể gây tiêu chảy nếu chúng được sử dụng cùng nhau. Do rau dền có tính mát, nên khi kết hợp với tiết canh – món ăn mang hàn tính mạnh dễ dẫn đến đau bụng và tiêu chảy mạn tính.

Ốc, cua đồng

Ốc và cua đều là những thực phẩm mang tính hàn trong khi tiết canh cũng là món ăn chứa tính hàn nên khi kết hợp hai món ăn này thường dễ gây lạnh bụng, khó tiêu và rối loạn tiêu hóa.

Bia và các loại nước ngọt

Bia, nước ngọt và tiết canh là những thứ mang tính lạnh, chúng rất dễ gây ra hiện tượng đầy bụng, lạnh bụng dẫn đến tiêu chảy. Nói chung, những thực phẩm mang tính hàn (lạnh) thì không nên dùng chung với tiết canh vì dễ gây lạnh bụng và các vấn đề về tiêu hóa.

Ăn tiết canh xong không nên ăn gì là câu hỏi nhiều người thắc mắc Ăn tiết canh xong không nên ăn gì là câu hỏi nhiều người thắc mắc

Ăn tiết canh như thế nào để đảm bảo an toàn?

Những thông tin trên đã phần nào giải đáp thắc mắc cho người đọc về những thực phẩm không nên dùng sau khi ăn tiết canh. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần có những lưu ý thêm về việc sử dụng món ăn này như sau:

Tiết canh suy cho cùng là một món ăn ẩn chứa khá nhiều mối nguy hiểm về tính an toàn cho sức khỏe người dùng. Bởi đa số tiết canh được sử dụng đều được chế biến từ những nguyên liệu không đảm bảo an toàn: Các thành phần như máu và nội tạng động vật chưa được kiểm chứng về tính an toàn thực phẩm.

Không chỉ vậy, tiết canh lại còn không được nấu chín nên tạo ra cơ hội tốt để cho các mầm bệnh ở trong cơ thể động vật xâm nhập vào cơ thể người ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Thế nên theo khuyến cáo của nhiều bác sĩ là chúng ta không nên ăn tiết canh và hạn chế nó một cách nhiều nhất. Nếu không kiềm chế được cơn thèm, có thể ăn tối thiểu 2 – 3 tháng một lần sau đó tập kiêng ăn hẳn.

Và khi ăn tiết canh cũng cần chú ý nhiều vấn đề:

  • Không ăn tiết canh từ những loài động vật không rõ nguồn gốc hoặc được chăn dắt, nuôi thả trong môi trường không đảm bảo vệ sinh.

  • Người tham gia chế biến tiết canh nên là những người lành nghề có kinh nghiệm.

  • Khi ăn món này nên dùng chung với các đồ ăn kèm mang tính nóng để hãm bớt tính hàn của món ăn.

Hơn thế, ngày nay người ta sáng tạo ra món tiết canh chay vừa đảm bảo an toàn vừa thơm ngon dù hương vị vẫn sẽ có phần khác biệt nhưng việc thay thế này sẽ góp phần bảo đảm cho sức khỏe người dùng hơn.

Khuyến khích bạn nên ăn tiết nấu chín thay vì tiết canh sống Khuyến khích bạn nên ăn tiết nấu chín thay vì tiết canh sống

Những người nên tuyệt đối không ăn tiết canh

Do các nguy cơ cao về khả năng nhiễm khuẩn từ tiết canh, những nhóm người dưới đây cũng không được khuyến khích ăn tiết canh.

  • Người có hệ tiêu hóa kém: Những người này không nên ăn tiết canh vì những vi sinh vật có hại dễ xây nhập vào cơ thể của các đối tượng này hơn và gây ra tình trạng đau bụng, tiêu chảy, kiết lị.
  • Người béo phì hoặc mắc các bệnh tim mạch, gút, tiểu đường và các bệnh lý nền: Trong nội tạng và máu động vật có nhiều chất đạm nhưng nó cũng chứa nhiều chất béo, lượng chất này cũng chưa được đảm bảo về tính an toàn. Đối với những tuổi đã cao và mắc sẵn các bệnh lý nền trong cơ thể như tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, gút, thừa cân, béo phì… không nên ăn tiết canh.
  • Bà bầu không được ăn tiết canh bởi vì trong thời kỳ mang thai, hệ miễn dịch của người mẹ thường khá yếu, nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng (giun, sán) nguy cơ nhiễm khuẩn từ động vật sang người rất cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé do đây là trường hợp rất khó điều trị.

Bà bầu không nên ăn tiết canh đặc biệt là tiết canh sống Bà bầu không nên ăn tiết canh đặc biệt là tiết canh sống

Bài viết trên đây đã trả lời cho độc giả về câu hỏi ăn tiết canh xong không nên ăn gì. Hy vọng là với những thông tin trên đây sẽ giúp ích đến cho bạn đọc.

Cẩm Ly

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)