Nhà thuốc Hưng Thịnh

Gãy xương sườn là một trong những chấn thương thường gặp nhất, xảy ra khi xương có dấu hiệu gãy, nứt hoặc vỡ. Vậy khi bị gãy xương sườn phải làm gì? Gãy xương sườn có đi được không? Hãy cùng khám phá ngay trong bài viết sau đây nhé.

Xương sườn ở người có 12 cặp xương, tương đương với 24 chiếc xương sườn. Tuy nhiên số lượng này không cố định, có thể nhiều hơn hoặc ít hơn tùy cơ địa. Gãy xương sườn là chấn thương phổ biến và ít gây nguy hiểm nhưng không thể chủ quan, cần có cách điều trị khi gãy xương sườn thích hợp. 

Gãy xương sườn có đi được không? 

Khi gặp chấn thương do tai nạn hoặc tác động vật lý khiến khung xương sườn hoặc một vị trí xương sườn nhất định có dấu hiệu nứt, vỡ, gãy, đây được gọi là gãy xương sườn. Nguyên nhân thường gặp nhất là di chấn thương tai nạn hoặc khung xương sườn chịu tác động lực quá mạnh từ vật cứng. 

Gãy xương sườn phải làm gì Xử lý khi gãy xương sườn 1

Gãy xương sườn vẫn có thể di chuyển nhẹ nhàng

Những trường hợp gãy xương sườn nhẹ, xương không gãy hoàn toàn mà chỉ nứt hoặc vỡ, bệnh nhân sẽ không gặp nhiều nguy hiểm bằng việc xương gãy rời. Vậy gãy xương sườn phải làm gì? Khi nghi ngờ gãy xương sườn, người bệnh cần thực hiện sơ cứu, giữ tinh thần bình tĩnh, cố định vị trí chấn thương và tránh di chuyển nhiều. 

Thông thường, với gãy xương sườn nhẹ, cách điều trị khi gãy xương sườn phổ biến là để xương tự lành, kết hợp với vật lý trị liệu, chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để xương mau lành hơn. Nhiều người có thắc mắc gãy xương sườn có đi được không thì câu trả lời là có. Người bị gãy xương sườn vẫn có thể đi lại được bình thường, thậm chí là không nên nằm quá lâu, cần vận động, di chuyển nhẹ nhàng để cơ thể nhanh chóng phục hồi hơn. 

Biểu hiện khi bị gãy xương sườn 

Bạn cần nhận biết tình trạng gãy xương sườn từ sớm để tránh dẫn đến biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là với trường hợp xương sườn gãy rời, tăng khả năng làm rách, đâm thủng bộ phận nội tạng xung quanh như động mạch chủ, phổi, lá lách, gan,… 

Các dấu hiệu nhận biết gãy xương sườn như: 

  • Cảm giác thiếu hơi khi hít thở sâu.
  • Cảm thấy lo lắng, hồi hộp hoặc sợ hãi.
  • Đau đớn khi ấn vào vùng bị thương, cảm giác khó thở, thở nặng nề, khó chịu.
  • Đau khi vặn người, di chuyển hoặc đi lại cảm nhận thấy đau đớn.
  • Chóng mặt, đau đầu, buồn nôn.
  • Mệt mỏi, cảm thấy buồn ngủ. 

Nếu nhận thấy bản thân có những dấu hiệu trên, bạn cần đến bệnh viện gần nhất để thực hiện kiểm tra sức khỏe, xác định chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời, tránh trường hợp biến chứng xấu xảy ra khi bị gãy xương sườn. 

Cách điều trị khi gãy xương sườn

Điều trị gãy xương sườn như thế nào là tùy thuộc vào các trường hợp cụ thể, không có cách chữa trị cố định cho mọi tình trạng gãy xương sườn. Chính vì thế, khi nghi ngờ bản thân bị gãy xương sườn, đau đớn ở ngực sau khi chấn thương, cần đến bệnh viện sớm nhất để thăm khám. 

Khi này, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán tình trạng gãy xương sườn thông qua các kiểm tra như: 

  • Chụp X-quang: Mục đích để thấy được xương và tình trạng xương sườn của bệnh nhân. Tuy nhiên đây không phải cách có hiệu quả nhất để quan sát hết được tổn thương ở xương, vì vậy cần thực hiện thêm một số kiểm tra khác. Tuy vậy, chụp X-quang vẫn là một trong những kiểm tra cần thiết trong chẩn đoán chấn thương xương sườn. 
  • Chụp cắt lớp xương sườn: Bên cạnh chụp X-quang thì chụp cắt lớp, chụp CT cũng là cách để nhận thấy rõ hơn hiện trạng xương sườn. Những tổn thương khó thấy qua phim X-quang sẽ được thể hiện rõ hơn qua chụp cắt lớp. Ngoài ra, những chấn thương mô mềm, liên quan đến nội tạng cũng được thể hiện qua phương pháp kiểm tra này. 

Gãy xương sườn phải làm gì Xử lý khi gãy xương sườn 2

Chụp CT giúp xác định mức độ tổn thương chính xác hơn

  • Chụp cộng hưởng từ: Tổn thương trên những mô mềm sẽ được thể hiện rõ hơn, chuẩn xác hơn thông qua phương pháp chụp cộng hưởng từ. Đặc biệt là trong trường hợp xương sườn gãy gây chấn thương lên phổi, tim, mạch máu, gan, thận,…
  • Xạ hình xương sườn: Đây cũng là phương pháp kiểm tra cần thiết khi chẩn đoán gãy xương sườn. Bệnh nhân sẽ được tiêm một lượng nhất định các chất phóng xạ vào máu, những chất này sẽ tập trung ở vùng xương bị tổn thương, đang có dấu hiệu lành, giúp bác sĩ nhận định tình trạng rõ hơn. 

Vậy điều trị gãy xương sườn bằng cách nào? Cách điều trị khi gãy xương sườn như đã nói ở trên, điều này còn phụ thuộc nhiều vào tình trạng chấn thương cụ thể ở xương sườn, phổ biến nhất là điều trị bằng thuốc uống giảm đau, thuốc kháng sinh với trường hợp nhẹ hoặc cần phẫu thuật trong trường hợp nhất định. 

Gãy xương sườn phải làm gì? 

Khi bị gãy xương sườn, vì đau đớn và lo lắng, nhiều người không giữ được bình tĩnh để xử lý kịp thời. Theo nhiều chuyên gia, bước sơ cứu, cố định xương đóng vai trò rất quan trọng trong việc xương phục hồi sau này, hạn chế gãy xương sườn làm ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh. 

Vậy khi bị gãy xương sườn phải làm gì? Bạn hãy cố gắng ổn định tinh thần và làm theo các hướng dẫn sau đây để sơ cứu cho người bị gãy xương sườn: 

  • Giữ tinh thần bình tĩnh, cố gắng quan sát xung quanh, kêu gọi sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh hoặc liên hệ ngay cấp cứu 115.
  • Cố gắng trò chuyện, trấn an bệnh nhân để họ bình tĩnh, tránh thiếp đi.
  • Loại bỏ những vật cản trở trên người bệnh nhân như mũ, nón, áo khoác,…
  • Đặt nạn nhân nằm ở tư thế nằm ngửa, thoải mái và tránh là xê dịch đến vết thương.
  • Trường hợp gãy xương sườn có kèm chảy máu nhiều, hãy tìm cách cầm máu cho nạn nhân bằng khăn vải sạch.
  • Có thể sử dụng phương pháp chườm mát, chườm lạnh lên vết thương gãy xương sườn để giảm đau tạm thời, giảm sưng.
  • Tuyệt đối không nên đưa nạn nhân di chuyển bằng xe máy đến bệnh viện, nên đợi xe cứu thương đến hoặc di chuyển bệnh nhân bằng xe ô tô nếu có thể.
  • Không nên để nạn nhân nằm dưới trời nắng nóng, nên di chuyển nạn nhân vào nơi có bóng mát.
  • Không nên tập trung quá đông tại nơi nạn nhân gặp tai nạn, cần đảm bảo thông thoáng. 

Gãy xương sườn phải làm gì Xử lý khi gãy xương sườn 3

Cần gọi cấp cứu khi bị gãy xương sườn do tai nạn mạnh

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi gãy xương sườn phải làm gì. Khi gặp chấn thương, dù không nhận thấy đau đớn, bạn vẫn nên đến bệnh viện để được thăm khám, kiểm tra sức khỏe, tình trạng xương sườn, tránh những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. 

Hồng Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)