Nhà thuốc Hưng Thịnh

Gãy xương cẳng chân bao lâu thì đi được chắc hẳn không chỉ là thắc mắc của người bệnh mà cả những người đang có người thân bị gãy xương cũng vô cùng quan tâm. Để có câu trả lời chính xác nhất, mời bạn tham khảo bài viết sau đây với những chia sẻ từ chuyên gia nhé.

Gãy xương chân bao lâu thì lành? Gãy xương cẳng chân bao lâu thì đi được? Theo nhiều chuyên gia có kinh nghiệm và chuyên môn sâu cho biết, để trả lời được các câu hỏi này, cần rất nhiều sự tác động từ nhiều phía, nhiều yếu tố ảnh hưởng. 

Gãy xương cẳng chân chữa như thế nào? 

Trước khi đến với phần giải đáp thắc mắc về gãy xương cẳng chân bao lâu thì đi được, mời bạn cùng tìm hiểu cách điều trị gãy xương cẳng chân với những thông tin sau đây. 

Gãy xương cẳng chân là một trong những chấn thương phổ biến, có mặt trong top 10 các chấn thương về xương thường gặp nhất. Việc điều trị gãy xương cẳng chân, gãy xương chân bao lâu thì lành được chia thành 3 giai đoạn như sau: 

Giai đoạn viêm

Khi xương chân, xương cẳng chân bị gãy sẽ làm chảy máu và kéo theo đó là quá trình viêm diễn ra, kéo dài đến vào ngày sau đó. Thông thường, máu chảy đến phần xương bị gãy và cũng tại vị trí đó bị viêm, đông máu. Đây là cơ chế tự nhiên của cơ thể giúp tái tạo, hình thành xương mới, chữa lành cũng như lấp đầy phần xương gãy. 

Gãy xương cẳng chân bao lâu thì đi được Bí quyết giúp xương mau lành 1

Gãy xương cẳng chân hồi phục qua 3 giai đoạn và cần cố định trong điều trị

Giai đoạn sửa chữa của xương chân 

Sau khi bước qua giai đoạn viêm sẽ đến giai đoạn tự sửa chữa của xương, cụ thể hơn là vùng xương bị gãy. Khi đến giai đoạn này, các cục máu đông còn sót lại sau quá trình viêm sẽ dẫn được thay thế bằng các mô sợi mới, và sụn để hình thành xương sau đó, những mô mới này còn được gọi là mô sẹo mềm. 

Những mô sẹo mềm này sẽ phát triển theo thời gian, tạo thành những mô sẹo cứng hơn và dần xuất hiện trên phim chụp X-quang sau vài tuần, kể từ khi bắt đầu quá trình sửa chữa xương. Theo các chuyên gia cho biết, giai đoạn này rất quan trọng và đóng vai trò quyết định đến việc gãy xương cẳng chân bao lâu thì tập đi được. 

Giai đoạn tái tạo xương 

Đây là giai đoạn cuối cùng trong quá trình điều trị xương chân gãy, diễn ra sau khi giai đoạn sửa chữa xương kết thúc. Khi này, xương sẽ bắt đầu quá trình tái tạo lại hình dạng ban đầu cũng như khả năng chịu lực, vận động, cử động của xương, khả năng lưu thông máu. 

Khi quá trình liền xương đã hoàn tất, bạn sẽ được bác sĩ khuyến cáo nên tập đi để xương được hoàn thiện hơn về mặt chức năng. Đây cũng là giải đáp cho câu hỏi gãy xương cẳng chân bao lâu tập đi. 

Gãy xương cẳng chân bao lâu thì đi được? 

Bạn đang thắc mắc không biết gãy xương cẳng chân bao lâu thì đi được? Bạn muốn tìm hiểu về gãy xương ống chân bao lâu mới lành? Vậy thì bạn không nên bỏ qua những thông tin vô cùng bổ ích được chia sẻ ngay dưới đây. 

Theo như quá trình hồi phục tự nhiên của xương đã nêu trên, người bệnh gãy xương chân, gãy xương ống chân cần khoảng 12 tuần để xương đã bị gãy lành lại. Tuy nhiên, đây chỉ là mốc thời gian tham khảo vì còn phụ thuộc nhiều vào tình trạng gãy xương để quyết định gãy xương cẳng chân bao lâu thì đi được. 

Ví dụ, nếu xương chỉ nứt hoặc vỡ nhẹ, không di lệch nhiều thì thời gian bình phục có thể ngắn hơn 12 tuần. Ngược lại, nếu xương gãy nặng, gãy rời, di lệch nhiều, có mảnh vụn xương đâm vào mô mềm gây tổn thương, cần phẫu thuật thì thời gian có thể sẽ dài hơn và khó xác định chính xác. 

Gãy xương cẳng chân bao lâu thì đi được Bí quyết giúp xương mau lành 2

Gãy xương cẳng chân bao lâu thì đi được? Phụ thuộc vào tình trạng cụ thể

Ngoài tình trạng xương gãy như thế nào thì quá trình điều trị, cách chữa trị, cách chăm sóc xương gãy, tuổi tác bệnh nhân, tình hình sức khỏe,… cũng có ảnh hưởng nhất định đến quá trình hồi phục xương và gãy xương cẳng chân bao lâu thì đi được. 

Nhiều người cho rằng chỉ cần uống thuốc đầy đủ thì xương sẽ lành nhanh chóng mà không cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt hàng ngày. Điều này dẫn đến xương có thể mất nhiều thời gian hơn để lành lại. Vì vậy, người bệnh cần hết sức chú ý đến sinh hoạt, vận động và chế độ dinh dưỡng hàng ngày khi bị gãy xương. 

Bí quyết thúc đẩy quá trình liền xương nhanh lành hơn 

Ngoài các cách điều trị thông thường như nẹp, bó bột hay phẫu thuật thì cũng có những cách cụ thể thúc đẩy quá trình liền xương nhanh chóng hơn, giảm thời gian gãy xương cẳng chân bao lâu thì đi được. 

Cố định chân bị gãy 

Cố định xương chân bị gãy là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay để thúc đẩy chân mau lành hơn. Như đã nói ở trên về quá trình phục hồi xương gồm 3 giai đoạn, khi đến giai đoạn xương sửa chữa, nếu bạn không cố định đúng vị trí xương gãy, rất có thể dẫn đến liền xương sai chỗ, gây biến dạng cẳng chân là để lại nhiều biến chứng khác. 

Chính vì vậy mà cố định xương chân khi điều trị gần như là yếu tố bắt buộc trong điều trị gãy xương chân. Tuy đã có hỗ trợ cố định từ bác sĩ nhưng bệnh nhân khi chăm sóc tại nhà cũng cần hết sức chú ý, tránh làm di lệch xương chưa lành. 

Thực hiện đầy đủ hướng dẫn của bác sĩ 

Kết quả của nhiều cuộc khảo sát cho thấy, tỷ lệ người không tuân thủ những hướng dẫn, lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày của bác sĩ có thời gian hồi phục xương là đi lại sau chấn thương lâu hơn những người tuân thủ đầy đủ. Điều này cũng chỉ ra rằng việc ăn uống, sinh hoạt đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm lành xương. 

Uống thuốc đầy đủ và đúng giờ, ăn đủ chất dinh dưỡng, tăng cường bổ sung thêm canxi, kẽm, magie vào bữa ăn thông qua các loại thực phẩm tươi sống, hạn chế uống rượu bia, hạn chế thức ăn nhiều đường, nghỉ ngơi nhiều hơn, vận động nhẹ nhàng và tránh đi lại, tác động đến chân bị thương,… sẽ giúp bạn nhanh hồi phục hơn đấy. 

Gãy xương cẳng chân bao lâu thì đi được Bí quyết giúp xương mau lành 3

Người bệnh cần tránh xa rượu bia trong quá trình điều trị

Tập vật lý trị liệu 

Sau khi đã xác định được gãy xương cẳng chân bao lâu thì đi được, bạn nên kết hợp với vật lý trị liệu để xương thêm chắc khỏe, chức năng đi lại, vận động cũng được phục hồi linh hoạt hơn nhé. 

Bạn nên chọn các bài tập nhẹ nhàng phù hợp với thể trạng, tránh động tác quá sức có thể dẫn đến rủi ro ngoài ý muốn trong quá trình tập. 

Tóm lại, gãy xương cẳng chân bao lâu thì đi được là câu hỏi rộng, cần dựa vào từng trường hợp cụ thể để xác định thời gian thích hợp. Gãy xương chân là chấn thương phổ biến và không gây nhiều nguy hiểm đến sức khỏe nên bạn không nên quá lo lắng, chỉ cần thực hiện theo bác sĩ căn dặn và giữ tinh thần thoải mái nhé. 

Hồng Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)