Nhà thuốc Hưng Thịnh

Gãy xương bàn chân có thể ít gặp hơn những trường hợp gãy xương khác. Tuy nhiên đây vẫn là chấn thương khá phổ biến và cần hiểu rõ để phòng tránh, nhận biết cũng như sơ cứu, điều trị phù hợp.

Trọng lượng cơ thể hầu như đều dồn lên phần bàn chân và đây cũng là bộ phận được sử dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày, đặc biệt cho việc đi lại, di chuyển. Chính vì thế mà khi bị gãy xương bàn chân, cuộc sống, sinh hoạt và công việc của người bệnh bị ảnh hưởng rất nhiều. 

Gãy xương bàn chân là gì? 

Gãy xương bàn chân là hiện tượng gãy xương ở bàn chân, các ngón chân bị tổn thương dẫn đến các vết nứt, vỡ hoặc gãy rời, tạo thành những vụn xương nhỏ, di lệch và đâm vào phần mô mềm, đâm xuyên qua da, gây ra cảm giác vô cùng đau đớn cho người bị. 

Theo các cuộc khảo sát gần đây cho thấy, tỷ lệ bị gãy xương bàn chân chiếm đến hơn 10% trong tổng số các ca gãy xương, là chấn thương phổ biến. Nguyên nhân dẫn đến gãy xương bàn chân khá đa dạng, có thể do sinh hoạt, công việc hoặc tai nạn,… gây nên. 

Gãy xương bàn chân Những điều bạn cần biết 1

Gãy xương bàn chân ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại

Bàn chân người có tổng cộng 26 chiếc xương và được chia thành 3 phần, gồm có sau, trước và giữa. Ở phần xương sau có 2 xương là xương sên và xương gót (chân). Tiếp đến là 5 xương nhỏ hơn gọi là xương ghe, xương hộp và xương chêm tạo nên phần khung xương bàn chân ở giữa. Cuối cùng là phần dài nhất, chiếm đến 19 xương còn lại nằm ở phần xương trước tạo thành các ngón chân có từ 2 – 3 đốt ngón chân. 

Ngoài những xương vừa nêu, bàn chân còn có một bộ phận xương nhỏ khác gọi là xương vừng và theo nghiên cứu, những xương này không có nhiệm vụ hay chức năng nào trong các hoạt động cần thiết của khung xương bàn chân. 

Nguyên nhân gây gãy xương bàn chân 

Nguyên nhân gây chấn thương xương bàn chân có khá nhiều và tùy thuộc vào những tình huống khác nhau, người ta chia thành các nhóm nguyên nhân chính như sau: 

  • Tai nạn gây gãy xương bàn chân: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến gãy xương bàn chân. Tai bạn có thể là tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp, tai nạn trong lúc lao động,… gây gãy, dập nát xương bàn chân và phải phẫu thuật cấp cứu sớm nhất có thể. 
  • Té ngã: Ngoài tai nạn thì té ngã cũng là lý do thường gặp gây gãy xương bàn chân. Khi bị té ngã từ độ cao tương đối lớn xuống đất, bàn chân tiếp đất đầu tiên và có nguy cơ cao bị gãy xương bàn chân. 
  • Tác động từ vật cứng: Khi bàn chân chịu tác động mạnh, đột ngột từ một vật cứng như gậy gỗ, thanh sắt,… sẽ dễ dẫn đến gãy xương bàn chân. 
  • Gãy xương bàn chân do mỏi: Nghe có vẻ không mấy liên quan nhưng đây thực sự là nguyên nhân gây gãy xương bàn chân mà nhiều người gặp phải đấy. Xương bàn chân hoạt động nhiều, liên tục, chịu lực nặng như bê vác vật nặng nhiều,… khiến xương dần xuất hiện những vết nứt nhỏ, gây đau nhức, mỏi chân. Tuy nhiên đến một giới hạn nhất định, các vết nứt này sẽ dẫn đến gãy xương bàn chân và cần được cấp cứu để xử lý kịp thời. 

Ai dễ bị gãy xương bàn chân? 

Mọi đối tượng đều có nguy cơ bị gãy xương bàn chân, tuy nhiên, những đối tượng dưới đây có nguy cơ cao xương bàn chân bị gãy, cụ thể như: 

  • Người tham gia chơi, thi đấu những bộ môn thể thao có cường độ tập luyện, di chuyển cao.
  • Người sử dụng các trang thiết bị hỗ trợ tập luyện thể thao nhưng không thao tác đúng kỹ thuật cũng dẫn đến khả năng cao bị gãy xương bàn chân.

Gãy xương bàn chân Những điều bạn cần biết 2

Tập luyện sai cách làm tăng nguy cơ bị gãy xương bàn chân

  • Tần suất vận động tăng đột ngột, ví dụ như khi bạn mới bắt đầu tập thể thao nhưng đã tập ngay vào bài có cường độ cao, khiến cơ và xương chưa có thời gian thích nghi, dễ bị nứt, vỡ hoặc thậm chí gãy xương bàn chân.
  • Một số ngành nghề đặc thù như xây dựng, khuân vác,… cũng làm khả năng bị gãy xương tăng lên.
  • Đi lại, sinh hoạt nơi thiếu sáng, đồ dùng bừa bộn dẫn đến vấp, ngã và gãy xương bàn chân.
  • Một số bệnh lý về xương như ung thư xương, loãng xương,… cũng làm cho khả năng xương bàn chân bị gãy tăng lên cao.
  • Trẻ em thường xuyên chạy nhảy, vui đùa hoặc người lớn tuổi đi lại khó khăn. 

Dấu hiệu gãy xương bàn chân 

Để nhận biết sớm mình có bị gãy xương không, bạn cần lưu ý những dấu hiệu gãy xương bàn chân sau đây nhé: 

  • Cảm giác đau nhức ở vùng bàn chân khi đi lại hoặc ngồi im cũng đau.
  • Có dấu hiệu sưng bất thường ở bàn chân.
  • Xuất hiện các vết bầm tím không rõ nguyên do.
  • Cảm thấy khó khăn, đau nhức khi đi lại dù là đi rất chậm.
  • Chân có dấu hiệu gãy xương bàn chân là bị biến dạng.
  • Người bị gãy xương bàn chân có thể có dấu hiệu bàn chân cử động không theo mong muốn, có những cử động bất thường.
  • Nghe được lạo xạo tiếng xương vỡ khi chạm vào hoặc khi di chuyển, đi lại, nắn bóp vết thương.
  • Bàn chân bị tê nhức, đi kèm với một số triệu chứng khác.
  • Bàn chân có dấu hiệu lạnh đi và xanh xao hoặc tím tái.
  • Xương nhô trên bề mặt da hoặc đâm xiên ra ngoài, có thể quan sát bằng mắt thường.
  • Vết thương ở bàn chân bị rách da, chảy máu. 

Gãy xương bàn chân Những điều bạn cần biết 3

Sưng bàn chân do gãy xương cần được điều trị đúng cách

Gãy xương bàn chân bao lâu hết sưng? 

Một trong những thắc mắc phổ biến về gãy xương bàn chân là gãy xương bàn chân bao lâu hết sưng. Thực tế cho thấy, để dự đoán chính xác thời điểm xương bàn chân hết sưng hoặc khỏi hẳn là rất khó. Điều này còn tùy thuộc vào tình trạng cụ thể gãy xương ra sao, gãy nặng hay nhẹ và quá trình tiếp nhận điều trị, chế độ sinh hoạt như thế nào,… 

Để giúp xương bàn chân nhanh hết sưng hơn, bạn có thể dùng túi chườm mát để chườm lên chỗ bị sưng mỗi 2 giờ/lần để giảm đau, đồng thời hạn chế sưng tấy, ửng đỏ. 

Ngoài ra, người bệnh khi nghi ngờ hoặc phát hiện bản thân bị gãy xương bàn chân cần liên hệ người nhà hoặc gọi xe cấp cứu để đến bệnh viện, thăm khám, cấp cứu cũng như chẩn đoán, điều trị sớm nhất có thể, giúp tăng tỷ lệ thành công, giảm khả năng rủi ro và di chứng xuống thấp nhất. 

Gãy xương bàn chân không gây nguy hiểm đến tính mạng nên bạn không cần quá lo lắng, chỉ cần thực hiện đúng lời dặn dò của bác sĩ, điều chỉnh chế độ sinh hoạt phù hợp, nghỉ ngơi nhiều hơn và ăn uống đủ chất, bổ sung nhiều canxi là được. Khi phát hiện bàn chân có dấu hiệu lạ khi đang chữa trị tại nhà, bạn nên liên hệ ngay đến bác sĩ để được xử lý. 

Hồng Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)