Nhà thuốc Hưng Thịnh

Gập bụng là phương pháp nhiều người lựa chọn khi muốn giảm mỡ bụng. Động tác này không đòi hỏi kỹ thuật và kiến thức quá cao nên ai cũng tập được. Nhưng điều này lại có một tác dụng phụ là gập bụng bị đau lưng. 

Gập bụng để giảm mỡ bụng, giúp vòng 2 săn chắc là điều nhiều chị em lựa chọn. Phương pháp này vừa đơn giản lại không tốn kém chi phí. Tuy nhiên nếu thực hiện sai cách hoặc quá lạm dụng thì gập bụng bị đau lưng là điều chắc chắn. Cùng bài viết sau tìm hiểu về cách gập đúng và đem đến tác dụng tốt như ý nhé. 

Nguyễn nhân khiến gập bụng bị đau lưng?

Nếu gập bụng đúng có thể điều chỉnh đáng kể vòng 2. Nhưng ngược lại gập bụng sai sẽ khiến người tập rơi vào tình trạng đau lưng. Một số nguyên nhân dẫn đến gập bụng bị đau lưng là do: 

Gập bụng sai kỹ thuật

Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau lưng khi gập bụng chính là gập sai kỹ thuật. Khi gập sai toàn bộ lực sẽ khiến toàn bộ trọng lực lên phần lưng. Khi các cơ của lưng phải chịu quá nhiều áp lực sẽ dẫn đến tình trạng đau nhức và mỏi lưng. Ngoài ra việc gập bụng không đúng kỹ thuật kéo dài lâu còn dẫn đến tình trạng cột sống bị tổn thương và đau cột sống dai dẳng.

Không khởi động khi gập bụng

Đây cũng là một nguyên nhân gây đau lưng nữa. Các huấn luyện viên thể theo cho biết cơ thể không khởi động trước khi tập mà tiến hành gập bụng ngay sẽ khiến cơ thể không kịp thích ứng. Từ đó dễ khiến cơ bắp căng cứng, các khớp không co giãn và máu lưu thông khó khăn dẫn đến nhức lưng.

Gập bụng bị đau lưng nguyên nhân do đâu và cách khắc phục 1

Gập bụng bị đau lưng do quên khơi động hoặc tâoj với cường độ quá cao 

Do có tiền sử bệnh xương khớp

Nếu như bạn từng mắc các chứng bệnh về xương khớp trước đây thì dù có khởi động kỹ hay tập đúng động tác vẫn có nguy cơ bị đau lưng. Một số bệnh gây ra đau lưng khi gập bụng gồm: Thoát vị đĩa đệm, thoái hoá đốt sống và viêm cột sống,… Những cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội thành cơn khiến việc tập luyện gặp khó khăn. Vì vậy tốt nhất bạn nên dừng lại và đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán điều trị sớm. 

Cách xử trí khi gập bụng bị đau lưng

Để giảm cơn đau lưng do gập bụng gây ra bạn có thể dùng các biện pháp tạm thời như là chườm đá. Nếu như quá đau vượt qua giới hạn chịu đựng thì có thể uống thêm một viên thuốc giảm đau. Tuy nhiên đây chỉ là cách khắc phục tạm thời không nên lạm dụng. Vì sẽ khiến sức khỏe bị đe doạ và mục đích tập luyện ban đầu không đạt được. 

Sau khi gập bụng bị đau lưng bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng như vitamin C, gừng, nghệ và omega-3 cùng chất xơ. Các thực phẩm đó sẽ giúp xương chắc khỏe và hạn chế tình trạng đau lưng ở những lần tập luyện tiếp theo. 

Gập bụng bị đau lưng nguyên nhân do đâu và cách khắc phục2

Chườm đá là cách giảm đau lưng quen thuộc nhất khi đau lưng do gập bụng 

Hướng dẫn gập bụng đúng và hiệu quả 

Để thực hiện gập bụng không hề khó khăn. Trước khi bắt đầu bạn có thể xin lời khuyên của bác sĩ về chế độ và cường độ tập. Ngoài ra bạn có thể lên mạng xem các video hướng dẫn chi tiết, cụ thể và hoàn toàn miễn phí để thực hiện theo. Các bước gập bụng đúng và hiệu quả như sau: 

  • Bước 1: Hãy bắt đầu bài tập gập bụng bằng việc nằm ngửa lên mặt sàn hoặc mặt thảm yoga. Nếu là tấm thảm tập yoga chuyên dụng thì nên là loại vải mềm và êm ái không căng cứng để tránh tổn thương cột sống. 
  • Bước 2: Hãy từ từ thu hai chân lên và co hai đầu gối lại. Hai bàn chân đặt lên thảm, hai tay thì đặt ra sau gáy hoặc hai bên mang tai. 
  • Bước 3: Bạn hãy siết chặt cơ bụng của mình lại và nâng đầu cùng nâng vai về phía trước. Hãy nhớ phần mông và lưng dưới cần giữ nguyên ở thảm tại vị trí ban đầu. Cơ bụng lúc này sẽ được siết chặt hơn, thân người gập về phía trước chứ tuyệt đối không dùng hai tay nâng đầu về phía trước. Điều này là sai và có thể khiến khớp cổ bị trật rất nguy hiểm.
  • Bước 4: Tiếp theo hãy cố gắng nâng cao thân người lên ít nhất khoảng 7cm. Đồng thời giữ tư thế này khoảng 2 giây. Sau đó hãy từ từ đưa toàn bộ thân người về tư thế chuẩn bị ban đầu và hít vào. 
  • Bước 5: Hãy lặp lại tất cả các động tác trên khoảng 4 đến 5 lần tùy theo sức mạnh của mọi người. 

Gập bụng bị đau lưng nguyên nhân do đâu và cách khắc phục 3

Hãy luôn nhớ khởi động kỹ ít nhất 10 phút trước khi tiến hành gập bụng 

Lưu ý để phòng tránh gập bụng bị đau lưng

Ngoài những kỹ thuật gập bụng cần nắm vững bên trên, bạn cũng cần lưu ý thêm những điều quan trọng sau đây: 

  • Trước khi chính thức thực hiện gập bụng, hãy dành ra ít nhất khoảng 10 phút để khởi động và rèn luyện cơ thể. Điều đó sẽ giúp cho các cơ bắp và các khớp được quen dần với hoạt động liên tục. Và từ đó các cơn co cứng và chấn thương như đau lưng sẽ giảm bớt rất nhiều. 
  • Là một người mới đến với bộ môn gập bụng bạn nên có những lần tập luyện nhẹ nhàng và thời gian ngắn. Vì như vậy là để cơ thể có thời gian để làm quen và thích ứng. Nếu vội vàng tập với cường độ cao thì bạn rất dễ gặp chấn thương. Đặc biệt là phần cột sống bị tổn thương vì đột ngột phải chịu áp lực lớn. 
  • Khi cơ thể đã quen với việc gập bụng thì bạn có thể dần dần tăng thời gian cũng tốc độ luyện tập lên cho phù hợp với khả năng của bản thân. Thời gian thực hiện gập bụng lý tưởng nhất là 10 đến 15 phút mỗi ngày. Nhưng bạn hoàn toàn có thể tăng lên hoặc giảm đi tuỳ theo nhu cầu và khả năng của mình. 
  • Nếu như bị đau lưng ở thời gian đầu gập bụng thì dùng đá chườm lên. Nhiệt độ thấp của đá sẽ khiến những cơn đau nhức giảm đi đáng kể, đặc biệt là cơn đau ở xương. 
  • Khi thực hiện chế độ luyện tập gập bụng bạn nên có một chế độ dinh dưỡng với nhiều thực phẩm giàu omega -3 và vitamin A, C, D để tăng hiệu quả tập luyện. 
  • Không nên chỉ gập bụng đơn thuần mà còn cần kết hợp cùng các động tác khác nữa. Như vậy sẽ bổ trợ lẫn nhau và ước mơ về một vóc dáng khỏe đẹp của bạn sẽ sớm được thành hiện thực. 

Như vậy bài viết đã giải đáp thắc mắc tại sao gập bụng bị đau lưng. Đây là điều hết sức bình thường nên bạn không cần quá lo lắng. Hãy thực hành theo hướng dẫn của bài viết để có kết quả gập bụng tốt nhất nhé. Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết của Hưng Thịnh, chúc bạn luôn bình an và mạnh khoẻ. 

Nguyễn Khuyên 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)