Nhà thuốc Hưng Thịnh

Nhiều người không khỏi thắc mắc tại sao đường huyết cao vào buổi sáng và hiện tượng này có thể gây ra những biến chứng gì nguy hiểm hay không. Hãy cùng tìm hiểu những vấn đề này thông qua bài viết bên dưới nhé!

Đường huyết cao được xem là một trong những hiện tượng nguy hiểm khiến người mắc phải không khỏi lo lắng. Vấn đề này lại rất hay xuất hiện vào mỗi buổi sáng. Vậy nguyên do xuất phát từ đâu?

Đường huyết cao là gì?

Đường trong máu hay còn gọi là glucose được cung cấp và bổ sung từ các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày hoặc từ các nguồn dự trữ của gan, tế bào, cơ trong cơ thể. Đường huyết là nguồn cung cấp năng lượng chính yếu cho cơ thể của bạn. Tuy nhiên tình hình sẽ không diễn ra thuận lợi nếu chỉ số đường này vượt quá mức bình thường.

Đường huyết cao vào buổi sáng có phải là hiện tượng lạ? 1 Đường huyết cao là gì?

Khi lượng glucose trong máu tăng cao và vượt qua giới hạn của chỉ số thông thường được gọi là đường huyết cao. Đây là một trong các dấu hiệu điển hình của người bệnh đái tháo đường mà bạn cần phải đặc biệt chú ý. 

Những biến chứng khôn lường của tình trạng đường huyết cao

Đường huyết cao vào buổi sáng có phải là hiện tượng lạ? 2 Đường huyết cao có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

Nếu tình trạng đường huyết cao vẫn cứ tiếp tục tái diễn trong một thời gian dài không được điều chỉnh, bạn sẽ có nguy cơ mắc phải các biến chứng nghiêm trọng khác có thể kể đến như:

Mắc phải các bệnh tim mạch do tim bị tổn thương

Các căn bệnh gây nguy hiểm đến tình mạng như xơ vữa động mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,… hầu hết đều có nguyên nhân do lượng glucose trong máu quá cao gây ảnh hưởng lên.

Tổn thương thận

Đường huyết cao khiến các mạch máu trong thận bị thu hẹp lại gây tắc nghẽn, suy giảm chức năng của thận, viêm đường tiết niệu, gây suy thận.

Tổn thương hệ thần kinh

Như mọi người đã biết, việc đường huyết cao sẽ làm tổn thương các mạch máu và điều này hoàn toàn không tốt cho các hoạt động của hệ thần kinh. Thậm chí quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxy không được hoạt động tốt và gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh một cách nghiêm trọng. 

Ảnh hưởng thị lực

Mao mạch ở mắt sẽ bị tổn thương nếu tình trạng đường huyết cao vẫn cứ tiếp tục tiếp diễn. Ngày qua ngày, thị lực trở nên kém dần và tầm nhìn bị mơ đi trông thấy.

Nhiễm trùng

Đường huyết cao còn là thủ phạm chính gây nên tình trạng nhiễm trùng ở nhiều bộ phận trên cơ thể. Đây có thể được xem là một trong các biến chứng cực kì nghiêm trọng và đặc biệt xảy ra nhiều ở đối tượng nữ giới. Ngoài ra, các vết thương hở, bầm tím cũng rất khó để hồi phục nhanh chóng do hệ miễn dịch bị suy giảm.

Mất cảm giác bàn chân

Khi bạn bị tăng đường huyết trong thời gian dài, cảm giác ở bàn chân sẽ bắt đầu giảm đi phần nào hoặc thậm chí là hoàn toàn. Những tác động vật lý gây vết thương hở khiến bạn khó nhận ra là một vấn đề rất nghiêm trọng đối với loại di chứng này.

Tại sao đường huyết cao vào buổi sáng?

Đường huyết cao vào buổi sáng có phải là hiện tượng lạ? 3 Đường huyết cao vào buổi sáng là do đâu?

Câu hỏi được đặt ra lúc này là vì sao đường huyết cao vào buổi sáng? Nguyên nhân đến từ ba hiện tượng sau đây:

Hiện tượng bình minh

Hiện tượng bình minh hay có tên tiếng anh là Dawn Phenomenon, được cho là một thuật ngữ chỉ mức độ đường huyết cao vào mỗi buổi sáng. Hiện tượng này xảy ra là do quá trình gia tăng hormone tự nhiên bên trong cơ thể vào thời điểm từ 4 – 8 giờ mỗi sáng. Cơ thể bắt đầu phát ra tín hiệu và giải phóng một lượng lớn cortisol cùng các hormone tăng trưởng. Theo đó, gan đã sản xuất ra nhiều glucose hơn và buộc insulin phải được tiết nhiều để chuyển hóa lượng glucose này. Nhưng nếu là đối tượng mắc phải căn bệnh tiểu đường, insulin sẽ không hiện diện đủ để xử lý hết glucose có trong máu. Do đó, hậu quả để lại là lượng đường trong máu tăng cao vượt ngưỡng mức độ thông thường.

Hiệu ứng Somogyi 

Có thể bạn không biết rằng trong lúc ngủ, một số người bệnh sẽ bị hạ đường huyết. Để bù đắp, cơ thể sẽ tạo ra nhiều hormone hơn bình thường. Tuy nhiên, quá trình này lại dẫn đến hiện tượng tăng đường huyết. Theo giới khoa học, đây được gọi là hiệu ứng Somogyi. 

Nguyên do gặp phải hiện tượng này thường là do người bệnh không có một chế độ ăn uống cung cấp đủ lượng tinh bột cho cơ thể hoặc có thể là dùng quá liều insulin.

Giảm hiệu lực insulin 

Nguyên nhân này dành cho những người đang dùng insulin để điều trị bệnh đái tháo đường. Nó có thể đơn giản xuất phát từ việc insulin hết hiệu lực và công dụng quá sớm. Do đó, vào mỗi sáng thức dậy, đường huyết sẽ tăng cao hơn mức bình thường. Các triệu chứng để nhận biết tình trạng này chính là dấu hiệu cảm thấy đau đầu và đổ mồ hôi hột khi mới thức dậy. Điều chỉnh lại thời gian và liều lượng sử dụng là đã có thể giải quyết tình trạng này rồi bạn nhé!

Đường huyết cao vào buổi sáng không phải là hiện tượng lạ đối với người bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, bạn cần xác định được nguyên nhân để từ đó điều chỉnh lại lượng đường trong máu hoặc có các hành động thăm khám bác sĩ sớm để cải thiện tình hình.

Khánh Vy

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)