Nhà thuốc Hưng Thịnh

Khi cai nghiện ma túy, ngoài việc cắt cơn nghiện, cần có một phác đồ điều trị hoàn chỉnh cho bệnh nhân vì chỉ cắt cơn nghiện thôi thì khả năng người nghiện bị tái nghiện là rất cao. Vậy phác đồ điều trị như thế nào? cần dùng những loại thuốc cai nghiện ma túy nào?

Phác đồ điều trị cai nghiện ma túy cơ bản gồm điều trị bằng thuốc, điều trị tâm lý và hành vi, kết hợp tư vấn, tăng cường động lực để hỗ trợ cai nghiện. Dưới đây là 4 giai đoạn trong phác đồ điều trị, cai nghiện ma túy và các loại thuốc cai nghiện ma túy được dùng trong từng giai đoạn. 

Giai đoạn cắt cơn

Dùng thuốc cai nghiện ma túy nào trong phác đồ điều trị nghiện ma túy? 1 Trước khi cai nghiện, bệnh nhân nên giảm dần liều sử dụng ma túy

Bước đầu tiên và quan trọng nhất để cai nghiện là cắt cơn nghiện. Để cắt cơn nghiện hiệu quả, trước khi đi cai nghiện bệnh nhân nên giảm liều dùng ma túy dần dần, chỉ sử dụng ma túy khi lên cơn nghiện và dùng liều lượng ít dần vừa đủ không bị khó chịu, bứt rứt, mệt mỏi.

Khi thực hiện phương pháp giảm liều, bạn không nên hạn chế lượng thuốc đột ngột quá, nếu không sẽ dễ lên cơn nghiện khiến cơ thể khó chịu. Nên giảm liều hàng ngày và tốt nhất là từ 7 – 10 ngày, sau đó mới đi cai nghiện thì việc cai nghiện sẽ hiệu quả hơn và bệnh nhân cũng phục hồi sức khỏe nhanh hơn. Đặc biệt bệnh nhân nghiện nhẹ có thể cai được luôn.

Giai đoạn giải độc

Giải độc gan

Ma túy là một chất độc rất có hại cho sức khỏe nên sau khi cắt cơn nghiện, quan trọng là cần giải độc cho bệnh nhân. Cần có thuốc giải độc đặc hiệu với liều lượng phù hợp để trung hòa hết độc tố, giúp bệnh nhân đỡ mệt mỏi do ngộ độc và còn nhanh chóng tỉnh táo, phục hồi sức khỏe. Việc giải độc tốt cho bệnh nhân khi cai nghiện sẽ giúp bệnh nhân tránh gặp phải các vấn đề về sức khỏe sau này như xơ gan, suy gan, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh và bệnh tâm thần, suy gan… Giai đoạn này cần thiết đối với bệnh nhân nghiện Heroine vì có nhiều hóa chất độc hại được pha trộn với loại ma túy này.

Cách khắc phục

Để giải độc gan cho bệnh nhân, các bác sĩ có thể dùng các thuốc như Carduus – marianus – extra và Biphenyl dimethyl dicarboxylats… hoặc các loại thuốc chiết xuất từ thảo dược có tác dụng giải độc gan và dùng các thực phẩm chức năng giúp giải độc gan, tăng cường chức năng gan, tốt cho cơ thể.

Giải độc do sốc thuốc

Bệnh nhân bị sốc thuốc có các dấu hiệu sau:

  • Lơ mơ, mê sảng, hôn mê.
  • Suy hô hấp cấp, thở yếu, rối loạn nhịp thở và đồng tử co nhỏ.
  • Hạ đường huyết, nhịp tim nhanh hoặc ngừng tim hạ thân nhiệt.

Cách khắc phục 

Trong phác đồ điều trị, thuốc cai nghiện ma túy sẽ bao gồm các loại thuốc cấp cứu kháng Opiat như Naltrexone hay Naloxone. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ được cấp cứu bằng các phương tiện hỗ trợ cấp cứu như máy sốc điện, bình thở ôxy, máy SPO2.

Nếu bệnh nhân không uống thuốc được, tùy mức ngộ độc nặng hay nhẹ mà tiêm đường tĩnh mạch Naloxone 0,4 – 0,6mg và duy trì đường truyền để xử trí tiếp liều 0,2mg, cho đến khi bệnh nhân tỉnh hẳn.

Dùng thuốc cai nghiện ma túy nào trong phác đồ điều trị nghiện ma túy? 2 Bệnh nhân sốc thuốc có triệu chứng lơ mơ, hạ đường huyết, tim đập nhanh

Giải độc cho hệ thần kinh

Thuốc lắc và ma túy đá gây độc cho cơ thể nhất là hệ thần kinh, gây nên hoang tưởng hay ảo giác và làm mất ngủ kéo dài.

Cách khắc phục

Bệnh nhân cần điều trị giải độc thần kinh nhiều hơn. Nằm trong nhóm thuốc cai nghiện ma túy là các loại thuốc giúp giải độc thần kinh như B1, B6, B12 liều cao, Bcomplex – C, bổ sung thuốc dưỡng não và chống rối loạn tuần hoàn não như Piracetam, Citicholine và kèm theo Cinarizine…

Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần dùng một số thuốc ngủ, thuốc an thần để ngủ sâu hơn, nhằm phục hồi nhanh não bộ là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của con người.

Ngay sau khi bệnh nhân đến điều trị tại cơ sở cai nghiện, bệnh nhân cần được điều trị tâm thần đồng thời với cắt cơn và giải độc cho bệnh nhân. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc như Aminazine, Haloperidol, Amitriptyline hay Risperdal hoặc Loxapine cho bệnh nhân bị ảo giác, trầm cảm, loạn.

Với phương pháp này, đa số bệnh nhân hồi phục trong khoảng 10 ngày. Nếu trường hợp có biểu hiện rối loạn tâm thần thì hồi phục từ 1 – 3 tháng hoặc lâu hơn. 

Giải độc qua hệ bài tiết ngoài da

Trong quá trình cắt cơn và giải độc, bệnh nhân sẽ được bù nước, điện giải và năng lượng rất cần thiết để có sức chống lại hội chứng cai. Việc này cần được thực hiện sớm để giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi cơ thể vì người nghiện ma túy ăn uống kém, làm sụt giảm năng lượng dự trữ của cơ thể, thể trạng suy kiệt.

Phục hồi sức khỏe

Để giúp cơ thể bệnh nhân phục hồi toàn diện và rút ngắn thời gian cai nghiện ma túy Trong quá trình điều trị cai nghiện, các bác sĩ cần đánh giá sức khỏe tổng quát của bệnh nhân, đồng thời cũng cần kiểm tra chức năng thận, gan, thần kinh và đặc biệt là SGPT, SGOT của bệnh nhân… để chẩn đoán và điều trị ngay trong khi cai nghiện. 

Giai đoạn chống tái nghiện

Chống tái nghiện bằng thuốc

Sử dụng thuốc chống tái nghiện cho các đối tượng:

  • Bệnh nhân không sử dụng ma túy nữa, test ma túy kết quả âm tính.
  • Bệnh nhân vừa cai nghiện ma túy hiệu quả, các chức năng của cơ thể như thận, gan đã phục hồi bình thường.
  • Khám tổng quát không bị bệnh nặng kèm theo như hen phế quản, viêm phổi hoặc các bệnh về tim mạch…

Naltrexone 50mg (Revia, Albernin) là thuốc chống tái nghiện ma túy hiện nay thường sử dụng. Đây là một loại thuốc đối kháng với nhóm ma túy Heroin, thuốc phiện cho nên chỉ được dùng điều trị chống tái nghiện cho người sử dụng ma túy nhóm này.

Dùng thuốc cai nghiện ma túy nào trong phác đồ điều trị nghiện ma túy? 3Thuốc cai nghiện ma túy thường sử dụng là Naltrexone 50mg để chống tái nghiện

Bệnh nhân cần sử dụng thuốc chống tái nghiện liều đầu tiên tại cơ sở y tế và có sự hướng dẫn của nhân viên y tế. 

Dùng thuốc chống tái nghiện lâu dài có thể gây ngộ độc thuốc dẫn đến các tình trạng như nôn, đầy bụng, vàng da, vàng mắt, mệt mỏi hay đau đầu. Bệnh nhân cần phải ngừng uống thuốc ngay và đến bệnh viện khám và điều trị.

Không được uống rượu bia, tránh lao động quá sức hoặc tập những môn thể thao nặng khi đang sử dụng thuốc chống tái nghiện vì kiệt sức dễ bị ngộ độc thuốc, nhất là những người bị bệnh về gan.

Chống tái nghiện bằng tâm lý trị liệu

Người nghiện đã nghiện ma túy đều bị ám ảnh cảm giác do ma túy đem lại và luôn mong muốn sử dụng ma túy lại… Dù cảm giác đó có thể không mạnh sau khi bạn đã cắt cơn nghiện, bạn vẫn có thể bị nghiện trở lại. Dù qua thời gian bao lâu, khi nhìn thấy ma túy, cơn thèm đó sẽ lại bùng lên.

Vì thế, người bệnh nên thực hiện chống tái nghiện bằng liệu pháp tâm lý trị liệu được thực hiện từ sau 10 – 30 ngày kể từ khi cai nghiện, có tác dụng giải quyết sự lệ thuộc tâm lý vào ma túy ở người nghiện. Phương pháp này chỉ áp dụng cho những bệnh nhân có quyết tâm cai nghiện cao. 

Nhìn chung, người nghiện ma túy cần được cai nghiện bằng phác đồ điều trị, cai nghiện ma túy như hướng dẫn trong bài viết. Để việc cai nghiện thành công, ngoài phác đồ này, người nghiện ma túy cần sự hỗ trợ, động viên rất lớn từ thầy thuốc, người thân và gia đình.

Quỳnh Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)