Nhà thuốc Hưng Thịnh

Người bị bệnh sán chó khi nhiễm phải ấu trùng giun đũa ở chó. Bởi vì triệu chứng sán chó không rõ ràng, khó nhận biết nên nhiều người không phát hiện mình bị mắc bệnh. Vì vậy dẫn tới việc điều trị gặp khó và có nguy cơ bị biến chứng nguy hiểm. Nếu phát hiện được thì điều trị sán chó trong bao lâu thì khỏi bệnh?

Bệnh sán chó là 1 trong 5 loại bệnh ký sinh trùng được Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ đưa vào chương trình hành động y tế công cộng. Bệnh sán chó thường gặp nhất là ở trẻ em từ 3 – 10 tuổi và ít gây bệnh ở người lớn. Nhiễm sán chó cần được phát hiện và điều trị kịp thời tránh gặp nguy hiểm về tính mạng. Điều nhiều người quan tâm là điều trị sán chó trong bao lâu và có dứt hẳn không. 

Chu trình phát triển của sán chó trong cơ thể người

Sán chó hay còn gọi là giun đũa chó, thường có trong ruột non của chó con dưới 6 tháng tuổi, đặc biệt là chó vùng nhiệt đới. Sán chó có tên khoa học là Toxocara. Sán chó có thể phát triển cả ở ruột non, phổi cũng như nhiều cơ quan nội tạng khác của chó con. Khi mang thai, sán cũng theo lá nhau và nhiễm sang cho chó con. Mức độ sinh sản của sán chó khá lớn, một ngày sán chó đẻ khoảng 200.000 trứng. Trứng sán chó được đào thải ra ngoài qua phân chó và chúng có thể tồn tại khá lâu ở ngoại cảnh vài tháng. Thông thường trẻ em là đối tượng dễ mắc phải bệnh này vì trẻ em có thói quen chơi đất cát nên bị nhiễm loại trứng sán này. 

Điều trị sán chó trong bao lâu thì khỏi bệnh?-1 Điều trị sán chó trong bao lâu thì khỏi bệnh?

Kể cả việc vuốt ve chó nhiễm sán cũng có thể lây bởi vì chó thường liếm lông, hậu môn và bất cứ thứ gì khác nên làm trứng sán phát tán. Nếu thâm nhập vào cơ thể người, nếu trứng sán không bị thực bào thì khoảng 5 tháng sẽ thành nang sán. Mỗi nang sán chứa khoảng 2 triệu đầu sán và khi vỡ ra sẽ phóng thích hàng triệu đầu sán theo đường máu đi khắp cơ thể. Nang sán có thể thâm nhập vào các cơ quan quan trọng như não, gan, phổi, lách… Vì vậy chúng có thể làm cho người bị nhiễm sán gặp rất nhiều rắc rối về sức khỏe.

Những dấu hiệu nhiễm sán chó không thể bỏ qua

Giảm cân đột ngột

Giảm cân đột ngột là một dấu hiệu của người bị nhiễm sán chó không thể bỏ qua. Bởi vì người bị sán chó giảm cân bất thường là do ấu trùng ký sinh trong cơ thể và lấy đi một lượng lớn chất dinh dưỡng của cơ thể để chúng sinh sống. Đây chính là nguyên nhân, dù ăn uống bình thường nhưng người bệnh vẫn bị sụt cân.

Bị táo bón không rõ nguyên do

Một dấu hiệu khác là bị táo bón không rõ lý do. Khi vẫn ăn chế độ đủ chất xơ mà táo bón thường xuyên cũng có thể là dấu hiệu nhiễm sán chó. Bởi vì sán chó dễ làm cho ruột bị kích ứng gây ra rối loạn tiêu hóa, làm giảm lượng nước hấp thụ vào cơ thể dẫn tới bị táo bón.

Điều trị sán chó trong bao lâu thì khỏi bệnh?-2

Táo bón không lý do có thể nghĩ là do sán chó

Tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng

Nếu như thường xuyên bị đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy nhưng không tìm ra căn nguyên thì cũng có thể nghĩ đến nguy cơ nhiễm sán chó. Nếu như trước đó có sống ở điều kiện môi trường không đảm bảo vệ sinh hoặc ô nhiễm thì nguy cơ sẽ cao hơn.

Không có cảm giác đói hoặc ăn không thấy no

Bạn cần phải chú ý khi thì cảm thấy rất đói mặc dù mới ăn xong hoặc ngược lại không ăn gì cũng cảm giác no. Bởi vì ấu trùng sán chó sống ký sinh trong cơ thể có thể gây ra những hiện tượng như trên. Bởi vì nó lấy hết nguồn dinh dưỡng chúng ta nạp vào đồng thời có thể gây khó tiêu đầy hơi nên không có cảm giác đói. 

Chóng mặt, uể oải, cơ thể mệt mỏi

Người bị nhiễm sán chó thường bị chóng mặt, cơ thể uể oải, mệt mỏi. Nguyên do sán chó vì ấu trùng đã lấy hết dinh dưỡng từ thức ăn gây ra cảm giác đói bụng và suy giảm năng lượng. Nếu để tình trạng này càng lâu thì cơ thể càng yếu và suy kiệt. Người bị nhiễm sán chó chỉ muốn ngủ và không muốn làm gì do cơ thể mệt mỏi. 

Màu da và màu mắt nhợt nhạt hơn so với bình thường

Một dấu hiệu khác của người nhiễm sán chó là có biểu hiện màu da và mắt nhợt nhạt hơn. Khi ấu trùng lớn lên hút máu để lớn lên dẫn tới cơ thể bị thiếu sắt. Khi thấy có những dấu hiệu xanh xao, da nhợt nhạt, mệt mỏi, nhịp tim nhanh hơn bình thường khả năng tập trung kém, thì có thể nghĩ tới bị nhiễm sán chó.

Buồn nôn, nôn và đau bụng

Tình trạng đau bụng buồn nôn có thể xảy ra bởi vì chức năng của các ống trong thành ruột bị gián đoạn. Người bệnh có thể đau bụng với nhiều cấp độ khác nhau do tắc nghẽn ruột, cơn đau bụng do sán chó thường xuất hiện ở phần trên dạ dày.

Chẩn đoán sán chó ở người

Phương pháp chẩn đoán sán chó hiện nay, thường xét nghiệm tìm kháng thể chống toxocara trong máu. Khi kết quả dương tính có nghĩa là đã từng nhiễm sán chó vào 1 thời điểm nào đó trong cuộc sống. Cách làm này cũng chưa thể nói lên được hiện tại nó còn sống trong cơ thể bạn hay không. Nếu loại sán chó này theo thức ăn vào kháng thể sẽ xuất hiện khoảng 2 tuần sau đó và tồn tại rất là lâu. Thậm chí sau 2,8 năm bằng kỹ thuật ELISA, 5 năm bằng kỹ thuật WESTERN-BLOT kể cả khi sán chó đã chết hoặc bị tống hết ra ngoài từ lâu, vẫn tìm thấy kháng thể. Như vậy, xảy ra trường hợp xét nghiệm dương tính khá cao. Nếu kết hợp với biểu hiện lâm sàng chẳng hạn như có vấn đề về mắt, mề đay dai dẳng, có khối ở gan, não, huyết thanh chẩn đoán toxocara (+) cùng với bạch cầu ái toan tăng cao thì mới nghĩ tới nhiễm sán chó và khi đó mới điều trị.

Nếu như trường hợp chỉ có huyết thanh dương tính với toxocara ngoài ra không có biểu hiện gì khác thì không cần điều trị. 

Điều trị sán chó trong bao lâu thì khỏi bệnh?-3 Xét nghiệm máu để xác định bệnh sán chó ở người

Điều trị bệnh sán chó bao lâu?

Điều trị sán chó trong bao lâu thì khỏi bệnh? Điều này còn phụ thuộc vào sự kiên trì của người bệnh. Bởi vì bệnh sán chó có thể được chữa khỏi dứt, chỉ cần bệnh nhân tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Đối với loại sán chó thì việc điều trị sẽ dài hơn các loại ký sinh trùng khác. Theo phác đồ thông thường sẽ điều trị từ 1 – 3 đợt. Một đợt điều trị thường kéo dài từ 15 – 21 ngày. Cần xét nghiệm lại sau mỗi đợt điều trị để bác sĩ đánh giá tình trạng và có thể điều trị phù hợp. Sau khi điều trị đúng theo phác đồ thì những dấu hiệu triệu chứng do bệnh sán chó gây ra sẽ được đẩy lùi.

Cách phòng bệnh sán chó

Phương pháp để không nhiễm bệnh sán chó tốt nhất là phòng bệnh. Nếu như không tiếp xúc với nguồn lây và sống trong môi trường sạch sẽ, nguy cơ nhiễm sán chó sẽ giảm đáng kể. Một điều người bị bệnh sán chó cần quan tâm và giữ gìn đó là sau khi điều trị cần phải giữ vệ sinh tốt. Chế độ ăn uống phải ăn chín uống sôi và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Việc tiếp xúc với đất cát có nguy cơ nhiễm sán chó và chó mèo là rất hạn chế. Nếu như tiếp xúc với nguồn lây vẫn có nguy cơ mắc phải.

Việc thăm khám sức khỏe định kỳ rất tốt cho sức khỏe nói chung và nhiễm sán chó nói riêng. Đây là bệnh dễ dàng lây từ chó sang người, dù đây là nguy cơ ít gặp, nhưng chúng ta vẫn phải phòng ngừa và đặc biệt quan tâm. Khi phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng con người.

Như vậy, câu hỏi “Điều trị sán chó trong bao lâu?” đã có lời đáp. Điều chúng ta cần quan tâm và phòng tránh đó là vệ sinh sạch sẽ và hạn chế tiếp xúc nguồn lây. Bởi vì việc điều trị sán chó không phải là khó khăn, nhưng để tìm ra bệnh cũng không phải là dễ dàng. 

Tuệ Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)