Nhà thuốc Hưng Thịnh

Vắc xin Pfizer là vắc xin có thể ngừa bệnh do COVID – 19 gây ra cho con người. Chỉ định dùng vắc xin Pfizer trong những trường hợp nào? Để sử dụng an toàn không bị dị ứng thuốc Pfizer cần lưu ý những điều gì? Bài viết sau đây sẽ nói rõ hơn về thuốc pfizer và các lưu ý để hạn chế dị ứng thuốc pfizer.

Vắc xin Pfizer là một loại vắc-xin để phòng bệnh COVID – 19; được phát triển và sản xuất bởi BioNTech, Fosun Pharma, Pfizer. Vắc xin Pfizer (BNT162b2) ứng dụng công nghệ vật liệu di truyền, sử dụng mRNA làm “mồi nhử” hướng dẫn hệ miễn dịch chống lại mầm bệnh, bằng cách kích thích các tế bào trong cơ thể người tạo ra protein virus.

Theo kết quả nghiên cứu của những giai đoạn thử nghiệm trước khi được tung ra thị trường, vắc xin Pfizer mang lại hiệu quả bảo vệ lên đến 95% và không để lại tác dụng phụ nghiêm trọng nào.

Covid-19 là gì?

COVID – 19 là bệnh do một chủng vi-rút corona có tên là SARS – CoV – 2 gây ra. Bạn có thể bị nhiễm COVID – 19 thông qua tiếp xúc với một người người bị mắc vi-rút. COVID-19 là bệnh lây truyền qua đường hô hấp mà có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể. Những người bị nhiễm COVID – 19 được báo cáo có biểu hiện một loạt các triệu chứng, từ các triệu chứng nhẹ đến phát bệnh nghiêm trọng.

Sau khi phơi nhiễm với vi-rút, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng từ 2 đến 14 ngày. Triệu chứng có thể bao gồm: Sốt hoặc ớn lạnh; ho; thở hụt hơi; mệt mỏi; đau nhức cơ hoặc toàn thân; đau đầu; đột ngột mất vị giác hoặc khứu giác; đau họng; nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi; buồn nôn hoặc nôn; tiêu chảy.

Dị ứng thuốc pfizer và những điều cần biết 1

Vắc xin Pfizer là một loại vắc xin để phòng bệnh COVID – 19

Những điều cần biết về thuốc Pfizer

Vắc xin Pfizer là loại vắc – xin có thể ngừa bệnh do COVID – 19 gây ra cho con người. Comirnaty không có bất kỳ vi – rút còn sống nào hết và không thể khiến bạn bị nhiễm COVID-19. Pfizer có mã di truyền thuộc phần quan trọng của vi – rút SARS CoV – 2 gọi là gai protein. Sau khi tiêm vắc – xin, cơ thể bạn sẽ rập khuôn sản sinh các gai protein này và hệ thống miễn dịch sẽ học cách nhận ra và chiến đấu chống lại virus SARS CoV – 2 gây ra COVID – 19.

Theo kết quả cuộc thử nghiệm lâm sàng rất lớn, Pfizer ngừa COVID – 19 công hiệu ở những người từ 12 tuổi trở lên. So với người không chủng ngừa, người đã tiêm hai liều Pfizer ít khi bị nhiễm COVID – 19 khoảng 95%.

Sau khi chích mũi đầu tiên khoảng 2 – 3 tuần, cơ thể bắt đầu có khả năng ngừa bệnh COVID – 19. Mũi đầu tiên chỉ có công hiệu trong thời gian ngắn, cần có liều thứ 2 để tăng thời gian và đáp ứng miễn dịch. Không có vắc – xin nào công hiệu 100%, vì vậy, nhiều khi bạn vẫn có thể bị bệnh do COVID – 19 gây ra sau khi chủng ngừa. 

Pfizer – BioNTech (COMIRNATY) đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông qua chấp thuận sử dụng vắc xin trong trường hợp khẩn cấp vào ngày 31/12/2020. Tại Việt Nam, Bộ Y tế phê duyệt vắc xin Pfizer có điều kiện sử dụng vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại Quyết định số 2908/QĐ-BYT ngày 12/6/2021.

Dị ứng thuốc pfizer và những điều cần biết 2 Vắc xin Pfizer là loại vắc – xin có thể ngừa bệnh do COVID – 19 gây ra cho con người

Liều lượng và cách dùng thuốc Pfizer

Tại Việt Nam, vắc xin Pfizer được chỉ định tiêm bắp với phác đồ tiêm cụ thể như sau:

Lịch tiêm: Gồm 2 mũi, mỗi liều được tiêm cách nhau 3 đến 4 tuần (hoặc 21 – 28 ngày). 

Liều lượng, đường tiêm: Tiêm bắp. Mỗi liều tiêm 0,3ml.

Trường hợp trì hoãn tiêm chủng

Những trường hợp trì hoãn tiêm chủng được kể đến như sau: 

  • Người có tiền sử đã mắc COVID – 19 trong vòng 6 tháng hoặc trong vòng 90 ngày trước có điều trị immunoglobulin hoặc điều trị huyết tương của người bệnh COVID – 19.

  • Tiền sử tiêm vắc xin khác trong vòng 14 ngày trước.

  • Những người bị suy giảm miễn dịch, ung thư giai đoạn cuối, cắt lách, xơ gan mất bù. Trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao (tương đương prednisolon ≥ 2 mg/kg/ngày trong ≥ 7 ngày), hoặc điều trị hóa trị.

  • Người đang mắc bệnh cấp tính.

  • Các bệnh mãn tính tiến triển.

  • Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Chống chỉ định tiêm

Vắc xin Pfizer chống chỉ định cho những trường hợp sau: 

  • Tiền sử phản vệ độ 2 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào.

  • Có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.

  • Người có tiền sử phản ứng dị ứng nghiêm trọng với polyethylene glycol (PEG) hoặc các phân tử liên quan.

  • Những người có phản ứng dị ứng ngay lập tức (phản vệ, nổi mày đay, phù mạch, suy hô hấp) với liều đầu tiên của vắc xin này sẽ không tiêm liều tiếp theo.

Tiêm chủng đồng thời cùng các vắc xin khác

Chưa có đầy đủ dữ liệu về khả năng sử dụng thay thế cho nhau của vắc xin Pfizer với vắc xin phòng COVID – 19 khác. Khuyến cáo nên tiêm đủ 2 liều của cùng một loại vắc xin phòng COVID – 19.

Khoảng cách giữa tiêm vắc xin phòng COVID – 19 với tiêm chủng các vắc xin phòng bệnh khác là 14 ngày.

Chỉ định tiêm vắc xin đối với một số nhóm đối tượng đặc biệt

Người có bệnh nền, bệnh mãn tính: Có nguy cơ nhiễm cao và mắc COVID-19 nặng nên cần được tiêm chủng vắc xin, tuy nhiên trước khi tiêm cần được khám sàng lọc cẩn thận, tiêm chủng khi bệnh đã ổn định.

Phụ nữ mang thai: Không khuyến cáo tiêm vắc xin cho phụ nữ mang thai vì không đủ dữ liệu về rủi ro xảy ra ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, cân nhắc tiêm chủng nếu lợi ích của việc tiêm phòng vượt trội hơn các rủi ro tiềm ẩn của vắc xin đối với phụ nữ mang thai. 

Phụ nữ cho con bú: Tiêm vắc xin nếu thuộc nhóm đối tượng nguy cơ; không cần tạm ngừng cho con bú sau khi tiêm vắc xin.

Người bị suy giảm miễn dịch: Có thể tiêm vắc xin nếu thuộc nhóm nguy cơ. Cung cấp cho nhân viên y tế thông tin về tình trạng bệnh, điều trị để được tư vấn về lợi ích và rủi ro tiêm vắc xin cũng như theo các đánh giá sau tiêm.

Nhóm người có bệnh tự miễn: Nếu không có các chống chỉ định tiêm vắc xin thì có thể tiêm chủng.

Người có HIV: Có thể tiêm vắc xin nếu đã được kiểm soát tốt bằng điều trị thuốc kháng vi rít và thuộc nhóm nguy cơ cần tiêm vắc xin.

Người có tiền sử liệt mặt: Có thể tiêm vắc xin nếu không có chống chỉ định.

Người có tiền sử dùng kháng thể đơn dòng hoặc huyết tương của người bệnh để điều trị COVID-19 trước đó: Tiêm vắc xin ít nhất sau 90 ngày.

Các triệu chứng dị ứng thuốc Pfizer

Bạn có thể sẽ gặp một số tác dụng phụ từ mức nhẹ đến mức trung bình, trong một vài ngày hoặc có thể sẽ biến mất sau 12 – 48 giờ. Một số người không gặp tác dụng phụ hoặc có thể sẽ gặp các tác dụng phụ sau liều tiêm thứ 2 khác với sau liều đầu tiên.

Phản ứng sau tiêm vắc xin Pfizer

Các phản ứng sau tiêm vắc xin Pfizer như sau:

  • Rất phổ biến (≥ 10%) như đau đầu, đau tại vị trí tiêm, đau cơ, đau khớp, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt (tần suất cao hơn đối với liều thứ 2), sưng tại chỗ tiêm.

  • Phản ứng phổ biến (từ 1/100 đến dưới 1/10): Buồn nôn, mẩn đỏ chỗ tiêm.

  • Không phổ biến (≥1/1.000 đến <1/100): Nổi hạch, mất ngủ, đau tứ chi, khó chịu, ngứa chỗ tiêm.

  • Hiếm (≥1/10.000 đến <1/1.000): Bell’s palsy (liệt mặt ngoại biên cấp tính).

  • Phản ứng phản vệ sau tiêm vắc xin là rất hiếm gặp.

  • Tai biến nặng sau tiêm như: Viêm cơ tim rất hiếm gặp.

Các tai biến nặng do dị ứng thuốc Pfizer

Có một khả năng rất thấp là vắc – xin COVID – 19 của Pfizer – BioNTech có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Phản ứng dị ứng thuốc Pfizer nghiêm trọng thường xảy ra trong vòng vài phút đến một giờ sau khi tiêm. Các dấu hiệu dị ứng thuốc pfizer nghiêm trọng có thể bao gồm:

  • Sốc phản vệ luôn xảy ra trong vòng 30 phút sau khi tiêm vắc xin. Các dấu hiệu của sốc phản vệ như khó thở, sưng mặt và cổ họng, tim đập nhanh, nổi ban dị ứng khắp cơ thể,…

  • Phản ứng dị ứng tức thì không nghiêm trọng cũng hiếm khi xảy ra. Các loại phản ứng này xảy ra trong vòng 4 giờ sau khi tiêm vắc – xin. Người tiêm có thể sẽ bị phát ban, sưng tấy hoặc thở khò khè.

Khi sử dụng thuốc nếu có bất kỳ biểu hiện lạ, không bình thường cần trao đổi ngay với bác sĩ để được xử trí kịp thời.

Dị ứng thuốc pfizer và những điều cần biết 3

Có nhiều bệnh nhân dị ứng với vắc xin Pfizer 

Làm gì khi bị dị ứng thuốc Pfizer?

Nếu bạn gặp phải phản ứng dị ứng thuốc Pfizer, hãy đi đến bệnh viện gần nhất.

Gọi cho nhà cung cấp dịch vụ chủng ngừa hoặc bác sĩ của bạn nếu gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào gây khó chịu cho bạn hoặc kéo dài. Chính vì vậy, điều quan trọng là phải ở lại 15 – 30 phút sau khi chích ngừa, để bác sĩ có thể theo dõi tình trạng của bạn và đảm bảo mọi thứ đều ổn. Nếu gặp phản ứng phản vệ độ 2 khi tiêm mũi 1 thì không nên tiêm mũi 2.

Bạn có thể dùng thuốc như ibuprofen, paracetamol để giúp giảm đau hoặc khó chịu do bất kỳ tác dụng phụ nào, hoặc có thể thực hiện các cách như sau:

Để giảm đau và giảm khó chịu tại vị trí tiêm:

  • Đắp một chiếc khăn mặt sạch, mát và ướt lên vùng da đó.

  • Xoa bóp cánh tay.

Để giảm khó chịu do sốt:

  • Uống thật nhiều nước.

  • Mặc quần áo nhẹ nhàng, thoáng mát.

Thuốc Pfizer dùng đường tiêm cần được tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định và hướng dẫn sử dụng thuốc từ bác sĩ để đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa các biểu hiện dị ứng do thuốc Pfizer đem đến.

DS Thu Hà

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)