Nhà thuốc Hưng Thịnh

Tình trạng dị ứng nổi da gà không còn quá hiếm gặp đối với nhiều người. Tuy không quá nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu và có một số biểu hiện ngứa ngáy.

Tình trạng dị ứng nổi da gà và ngứa thường là biểu hiện của viêm nang lông, dày sừng nang, lông nổi mề đay hoặc dị ứng với thời tiết. Để điều trị tình trạng này, bạn có thể sử dụng các loại thuốc không kê toa, đồng thời áp dụng các biện pháp điều trị và chăm sóc tại nhà. Bài viết dưới đây sẽ thông tin chi tiết đến bạn các trường hợp cũng như nguyên nhân xảy ra dị ứng.

Dị ứng nổi da gà là gì?

Dị ứng nổi da gà là tình trạng xuất hiện những vết nổi cộm, có kích thước bằng với nang lông, khiến cho bề mặt da trở nên sần sùi và ngứa ngáy. Tình trạng này có thể xảy ra do một số nguyên nhân bệnh da liễu sau đây.

Viêm nang lông

Viêm nang lông là tình trạng khi lông bị viêm do nhiễm vi khuẩn hoặc nấm. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do tụ cầu khuẩn. Viêm nang lông khiến cho bề mặt da nổi các mụn có màu trắng hoặc mụn đỏ ở phạm vi lỗ chân lông. Ngoài ra, các tổn thương da có thể đi kèm với tình trạng đau rát, ngứa ngáy.

Dị ứng nổi da gà có thể là biểu hiện của viêm nang lông Dị ứng nổi da gà có thể là biểu hiện của viêm nang lông

Nổi mề đay

Nổi mề đay là phản ứng của da khi có những yếu tố kích thích như thực phẩm, thay đổi nội tiết, giảm sức đề kháng, khí hậu. Tình trạng này sẽ khiến cho bề mặt da của bạn xuất hiện những vết mẩn đỏ và gây ngứa. Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, tổn thương da có thể đi kèm với những triệu chứng khác như tiêu chảy, buồn nôn, sưng mí mắt, sưng môi,…

Mề đay mẩn ngứa là tình trạng da liễu thường gặp và không quá nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, những biến chứng nguy hiểm như sốc phản vệ và nhiễm trùng có thể phát sinh.

Dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết diễn ra khi khí hậu thay đổi đột ngột mà cơ thể không kịp thích nghi. Tình trạng dị ứng thời tiết gây ra triệu chứng ở những cơ quan khác nhau, trong đó có da.

Tổn thương da do dị ứng thời tiết có biểu hiện đa hình thái. Ở một số trường hợp sẽ xuất hiện các mảng sưng rộp, đau, xung huyết. Trong khi đó, ở những trường hợp nhẹ hơn da sẽ xuất hiện các nốt ban đỏ có kích thước nhỏ như da gà.

Bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ là dạng tổn thương da do ký sinh trùng gây ra, làm xuất hiện các tổn thương màu đỏ khiến da sần sùi như da gà và đi kèm với tình trạng ngứa ngáy, đóng vảy, khó chịu.

Dày sừng nang lông

Dày sừng nang lông là tình trạng da liễu liên quan đến triệu chứng nổi da gà và gây ngứa ngáy. Bệnh lý này diễn ra khi biểu bì bị dày sừng và xuất hiện các sẩn nhỏ khiến bề mặt da sần sùi, khô ráp.

Nguyên nhân gây nên dị ứng nổi da gà có thể do mắc các bệnh về da liễu Nguyên nhân gây nên dị ứng nổi da gà có thể do mắc các bệnh về da liễu

Dị ứng nổi da gà có nguy hiểm không?

Nguyên nhân của tình trạng dị ứng nổi da gà thông thường là do các bệnh da liễu. Vì vậy, những trường hợp gặp phải triệu chứng này đều không quá ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Nhưng những triệu chứng ngứa và tổn thương trên da có thể gây ra cảm giác khó chịu, mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến ngoại hình, chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, nếu không được điều trị đúng cách, tổn thương da có thể phát triển theo chiều hướng tiêu cực và gây ra những biến chứng như sốc phản vệ, nhiễm trùng.

Cách điều trị dị ứng nổi da gà

Để giúp làm giảm các tổn thương trên da và cải thiện được triệu chứng dị ứng nổi da gà, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau đây.

Dùng thuốc không kê toa

Bạn có thể sử dụng các loại thuốc sau đây để hạn chế tổn thương cho tế bào và giảm triệu chứng nổi da gà.

  • Thuốc dạng bôi: Thuốc bôi chứa steroid, thuốc bôi kháng sinh, dung dịch DEP, thuốc bôi chứa AHA hoặc BHA.

  • Thuốc uống: Thuốc kháng histamin H1.

Các loại thuốc trên đây đều có thể mua ở nhà thuốc mà không cần kê toa từ bác sĩ. Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro và tác dụng phụ bạn cần trao đổi với dược sĩ để tìm hiểu về cách dùng và liều lượng hợp lý.

Dị ứng nổi da gà có thể giảm nhẹ khi được bôi thuốc không kê toa Dị ứng nổi da gà có thể giảm nhẹ khi được bôi thuốc không kê toa

Điều trị tại nhà

Ngoài việc áp dụng việc sử dụng thuốc bạn có thể dùng những biện pháp tại nhà để giảm ngứa và làm dịu vùng da bị tổn thương như chườm lạnh, thoa gel nha đam, tắm với lá bạc hà, dùng baking soda hoặc dùng nước ép tỏi và dầu ô liu.

Đến gặp bác sĩ

Trong một số trường hợp những triệu chứng trên da không thuyên giảm, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được điều trị và thăm khám. Sau quá trình chẩn đoán, bác sĩ sẽ kê toa thuốc và cho bạn các liều thuốc uống đặc hiệu. Ngoài ra, nếu thấy các dấu hiệu nhiễm trùng da như sưng nóng, chảy mủ, sốt cao thì nên đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất.

Điều trị dị ứng nổi da gà kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm Điều trị dị ứng nổi da gà kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm

Dị ứng nổi da gà là biểu hiện từ những tình trạng bệnh da liễu khác nhau. Triệu chứng có thể được cải thiện bằng cách chăm sóc tại nhà hoặc sử dụng các loại thuốc không kê toa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, bạn nên chủ động tìm đến gặp các bác sĩ để được tư vấn và thăm khám, phòng trừ các tình huống rủi ro.

Cẩm Ly

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)