Nhà thuốc Hưng Thịnh

Nhiều người thắc mắc rằng liệu rằng sâu răng có lây không? Để tìm ra câu trả lời thỏa đáng nhất, chúng ta hãy cùng nhau tham khảo và phân tích qua những nội dung dưới đây.

Sâu răng là tình trạng vi khuẩn có hại phá hủy men răng và cấu trúc răng, làm tổn thương phần mô cứng của răng. Sâu răng không chỉ khiến sún răng, mất răng, mà còn ảnh hưởng đến hoạt động nhai nghiền thức ăn và phát âm của trẻ, gây mất thẩm mỹ ở người trưởng thành. Vậy sâu răng có lây không? Biện pháp phòng ngừa sâu răng như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Bị sâu răng là tình trạng như thế nào?

Sâu răng là tình trạng bề mặt bên ngoài của răng xuất hiện nhiều lỗ nhỏ li ti màu đen, hoặc vàng sậm, sau đó các lỗ nhỏ này sẽ dần mở rộng hơn và phá hủy toàn bộ cấu trúc răng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng bị sâu là do quá trình oxy hóa diễn ra, thức ăn thừa đóng bám lâu ngày hoặc do vi khuẩn có hại gây ra. Sâu răng không chỉ khiến men răng bị hư hỏng, mà còn khiến hư ngà răng và chết tủy khi không được phát hiện sớm và điều trị.

Đi tìm lời giải đáp Sâu răng là tình trạng bề mặt răng xuất hiện lỗ nhỏ màu đen, sau đó dần mở rộng kích thước.

Bệnh nhân bị sâu răng còn phải chịu đựng những cơn đau buốt, nhức nhối, sưng tấy phát sốt,… khi nhai, nuốt hoặc vô tình đụng vào chiếc răng bị sâu. Có thể nói rằng, những ai đã từng chịu đựng những cơn đau buốt do sâu răng sẽ cảm thấy giống như một cơn “ác mộng” khó diễn tả. Vì vậy, việc phòng ngừa sâu răng là điều vô cùng quan trọng và thiết thực đối với mỗi người.

Sâu răng có lây không?

Chắc hẳn nhiều người khi nghe đến câu hỏi “Sâu răng có lây không?” sẽ nghĩ rằng đây là một thắc mắc hài hước. Thế nhưng, bạn sẽ vô cùng bất ngờ khi biết rằng sự thật là sâu răng có thể lây lan đấy. Ở môi trường và điều kiện thuận lợi, sâu răng có thể truyền từ răng này sang răng khác, hoặc từ người này qua người khác.

Sâu răng lây từ răng này qua răng khác

Theo kết quả nghiên cứu về sức khỏe răng miệng, các chuyên gia đã nhận ra rằng chủng vi khuẩn Streptococcus Mutans và Streptococcus Sobrinus là nguồn gốc gây ra tình trạng sâu răng. Hai chủng vi khuẩn này sẽ tham gia chính vào quá trình phá hủy men răng, khiến răng bị sâu. Trong một môi trường phát triển thuận lợi, Streptococcus Mutans và Streptococcus Sobrinus sẽ sinh sôi và lây lan từ răng này qua răng khác.

Đi tìm lời giải đáp Sâu răng có lây không? Sâu răng có thể lây truyền từ răng này sang răng khác.

Các thói quen tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn Streptococcus Mutans và Streptococcus Sobrinus phát triển mạnh mẽ:

  • Uống ít nước khiến cho môi trường bên trong khoang miệng bị khô, thiếu độ ẩm.
  • Thói quen ăn nhiều thức ăn có nhiều đường như bánh, kẹo ngọt, nước ngọt có gas,…
  • Vệ sinh răng miệng sau cách, không thăm khám định kỳ và lấy vôi răng thường xuyên.

Sâu răng lây từ người này qua người khác

Trong trường hợp này, sâu răng sẽ lây truyền do yếu tố di truyền là chủ yếu. Nếu cha mẹ hoặc ông bà có men răng yếu, bị sâu răng nhiều thì con cháu cũng sẽ dễ bị sâu răng. Ngoài ra, cũng có một số trường hợp vi khuẩn Streptococcus Mutans và Streptococcus Sobrinus lây từ người này qua người khác thông qua việc ăn uống chung, hôn, hắt hơi, ho,…

Biện pháp phòng ngừa sâu răng

Tuy rằng ngăn ngừa sâu răng không phải là điều đơn giản, nhưng việc bạn chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh sẽ giúp giảm thiểu thấp nhất tình trạng này xảy ra. Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa sâu răng mà bạn có thể tham khảo:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày. Mặc dù bạn có đang bị sâu răng hay không nhưng việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày là điều bắt buộc. Thói quen chải răng sáng – tối 2 lần/ngày, và súc miệng bằng nước muối sau khi ăn sẽ giúp bạn loại bỏ mảng bám dư thừa, vi khuẩn có hại cho răng. Ở những vị trí khó loại kẽ răng, bạn có thể dùng chỉ nha khoa để lấy thức ăn dư thừa.

Đi tìm lời giải đáp Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày là phương pháp ngừa sâu răng hiệu quả và ít tốn kém.

  • Ăn nhiều thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng, hạn chế ăn thức ăn ngọt chứa nhiều đường.
  • Cạo vôi răng 6 tháng/lần để loại bỏ mảng bám lâu ngày. Thường xuyên cạo vôi răng định kỳ sẽ giúp vi khuẩn không còn môi trường để sinh sôi và phát triển.
  • Thăm khám nha sĩ 6 tháng/lần để phát hiện sớm các bệnh lý về răng miệng và điều trị kịp thời.

Trong trường hợp răng đã bị sâu, các nha sĩ sẽ sử dụng các phương pháp trám răng chuyên dụng như Amalgam hoặc Composite nhằm lấp lại lỗ sâu, ngăn vi khuẩn phát triển và đảm bảo về tính thẩm mỹ. Đối với những chiếc răng bị sâu nặng nhưng chưa chết tủy và chân răng vẫn còn, bệnh nhân sẽ được tư vấn bọc sứ để đảm bảo chức năng nhai.

Trong bài là các thông tin hữu ích giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Sâu răng có lây không?” mà chúng ta đã đề cập trước đó. Mong rằng qua các nội dung trên, bạn sẽ trau dồi thêm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe răng miệng. Để phòng ngừa các bệnh lý về răng miệng, việc khám nha khoa định kỳ là điều cần thiết. Chúc bạn sẽ sở hữu nụ cười duyên dáng với hàm răng trắng đều.

Bảo Vân

Nguồn tham khảo: Tổng Hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)