Nhà thuốc Hưng Thịnh

Di chứng bệnh uốn ván có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người vì đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc di chứng uốn ván có nguy hiểm không cũng như cách phòng và điều trị bệnh hiệu quả.

Nguyên nhân bệnh uốn ván

Uốn ván là một bệnh nguy hiểm rất dễ bị mắc phải hiện nay. Do trực khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở tiếp xúc với nha bào uốn ván có trong đất, môi trường xung quanh…, từ đó phát tán độc tố và làm tê liệt hệ thần kinh. Được biết uốn ván là một trong những bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất hiện nay, với tỷ lệ tử vong của uốn ván sơ sinh lên tới 95%.

Hiện tại vẫn chưa có xét nghiệm nào cho uốn ván. Thay vào đó, qua khám và hỏi các triệu chứng, tiền sử tiêm vắc xin, bác sĩ có thể xác định được bạn có kháng thể chống lại bệnh uốn ván chưa. Nhiễm trùng uốn ván là bệnh mà bất cứ ai chưa tiêm phòng hoặc chưa tiêm vắc xin nhắc lại đúng thời gian đều có thể mắc phải.

Di chứng bệnh uốn ván có nguy hiểm không và cách phòng bệnh hiệu quả 1Chủ động tiêm phòng uốn ván đầy đủ để bảo vệ khỏi các di chứng bệnh uốn ván.

Nhiều người thắc mắc rằng di chứng bệnh uốn ván có nguy hiểm không? Tuy uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm nhưng nếu bạn chủ động tiêm phòng đầy đủ trước đó thì vi khuẩn uốn ván không thể tấn công cơ thể bạn. Việc phòng ngừa và chữa trị bệnh uốn ván sẽ dễ dàng nếu như bạn sớm đến gặp bác sĩ ngay khi những dấu hiệu đầu tiên của bệnh uốn ván xuất hiện.

Biểu hiện của bệnh uốn ván

Vậy là bạn vừa được giải đáp thắc mắc di chứng bệnh uốn ván có nguy hiểm không? Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được những biểu hiện của bệnh uốn ván. Việc tìm hiểu về bệnh cũng như phòng ngừa bệnh từ trước sẽ tăng cơ hội chữa khỏi bệnh và giảm tối đa những biến chứng nguy hiểm của bệnh uốn ván. Dưới đây là các biểu hiện của bệnh uốn ván bạn cần biết:

Thời kỳ nung bệnh: Các dấu hiệu mà người bệnh có thể cảm nhận như: Đau nhức nơi vết thương, co giật cơ quanh vết thương. Giai đoạn này thường kéo dài từ 5 – 20 ngày, trung bình là 7 ngày.

Thời kỳ khởi phát: Giai đoạn khởi phát kéo dài từ 1 – 3 ngày. Đây là thời kỳ có khả năng chuyển biến bệnh xấu chỉ trong vài giờ khởi phát bệnh.

  • Xuất hiện triệu chứng chính và khởi đầu là cứng hàm. Sau đó cứng hàm trở nên mạnh hơn, liên tục và không mở ra được.
  • Các triệu chứng khác: Mất ngủ, lo lắng, đau cơ nhẹ, khó nuốt, co cơ ở mặt, cứng gáy, tim đập nhanh.

Di chứng bệnh uốn ván có nguy hiểm không và cách phòng bệnh hiệu quả 2Di chứng bệnh uốn ván có nguy hiểm không?  Biểu hiện của bệnh uốn ván

Thời kỳ toàn phát:

  • Được tính từ lúc bắt đầu có cơn giật cứng toàn thân về sau.
  • Người bệnh có xu hướng cứng hàm rõ rệt hơn, có thể sờ và nhìn thấy, gây khó nói, khó nuốt khi ăn uống, khít hàm rõ rệt.
  • Xuất hiện các cơn giật cứng trên nền co cứng cơ toàn thân. Ngoài ra, khi có các kích thích đến từ: Tiếng động, ánh sáng chiếu, tiêm chích, hút đờm dãi… hoặc có thể tự phát, cơn giật thường xuất hiện rõ ràng hơn. Việc những cơn giật người mạnh, gây đau đớn trong khi bệnh nhân vẫn tỉnh táo không khỏi khiến người bệnh cảm thấy lo âu, sợ hãi.

Các triệu chứng khác: Huyết áp tăng thất thường hoặc thường xuyên; nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim; sốt cao, vã mồ hôi.

Di chứng bệnh uốn ván

Di chứng bệnh uốn ván có nguy hiểm không? Việc điều trị bệnh uốn ván thường phức tạp do bệnh nhân đối mặt với nhiều di chứng bệnh uốn ván nguy hiểm như:

  • Cơ bị co thắt
  • Khi co giật, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng tím tái do suy hô hấp, vã mồ hôi, uốn cong người lên hoặc sang một bên. Điều này có thể dẫn đến các di chứng bệnh uốn ván như: Đứt và rách cơ, xương bị gãy, họng bị co thắt, cứng cơ hoành và thanh quản, người bệnh có nguy cơ ngạt và tử vong đột ngột.
  • Ngoài ra người bệnh có các di chứng bệnh uốn ván nguy hiểm khác như suy hô hấp, rối loạn nhịp tim, nhiễm trùng phế quản, thở nhanh, viêm phổi và các nhiễm trùng khác…
  • Thần kinh sọ bị liệt, rối loạn tâm thần.
  • Đặc biệt, cần lưu ý đến đối tượng trẻ em và người già khi mắc bệnh uốn ván bởi đây là đối tượng rất dễ bị tổn thương và có nguy cơ tử vong cao nhất.

Cách phòng bệnh uốn ván hiệu quả

Để phòng tránh các di chứng bệnh uốn ván nguy hiểm có thể xảy ra, cách tốt nhất hiện nay đó là tiêm phòng vắc xin uốn ván đầy đủ. Việc tiêm phòng uốn ván đầy đủ sẽ giúp bạn có khả năng miễn dịch tốt với bệnh truyền nhiễm uốn ván này. Sau đây là những lời khuyên hữu ích về cách phòng bệnh uốn ván:

  • Khuyến khích đẻ vô trùng ngay cả khi người mẹ đã được tiêm vắc xin phòng uốn ván
  • Khi bạn bị thương, xây xước thì ngay lập tức cần xử lý sạch vết thương, sau đó cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm phòng uốn ván đầy đủ, kịp thời.

Di chứng bệnh uốn ván có nguy hiểm không và cách phòng bệnh hiệu quả 3 Xử lý sạch vết thương, sau đó cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm phòng uốn ván kịp thời.

  • Bệnh uốn ván có khả năng xảy ra lần 2 đối với những người đã từng mắc phải. Do đó, người bệnh cần phải tiêm phòng khi có các biểu hiện nguy cơ kể trên.
  • Chủ động phòng ngừa uốn ván ngay từ ban đầu để tránh các di chứng bệnh uốn ván nguy hiểm có thể xảy ra. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần theo dõi lịch tiêm và tiêm phòng đầy đủ để bảo vệ bản thân cũng như em bé trong bụng.

Như vậy bài viết trên đã giải đáp thắc mắc cho người đọc về di chứng bệnh uốn ván có nguy hiểm không. Uốn ván sẽ không còn là nguy hiểm nếu chúng ta chủ động phòng ngừa bệnh ngay từ ban đầu. Nhất là bà bầu và trẻ nhỏ cần được tiêm phòng vắc xin uốn ván đầy đủ để tránh các nguy cơ nguy hiểm có thể xảy ra.

Ngân Lâm

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)