Nhà thuốc Hưng Thịnh

Đau răng ngậm nước muối là cách thuyên giảm nhanh cơn đau, diệt khuẩn và làm sạch khoang miệng nhanh chóng. Vì muối có tính kháng viêm, diệt khuẩn tốt, hiệu quả trong giảm cơn đau cho đau nhức răng.

Đau nhức răng do nhiều nguyên nhân gây ra. Các cơn đau nhức có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc. Do đó, ngoài việc chữa trị chuyên sâu thì các phương pháp đơn giản, dễ thực hiện tại nhà cũng rất cần thiết để chữa đau răng.

Nước muối luôn nằm trong danh sách có khả năng làm chắc khỏe răng, diệt khuẩn, làm sạch khoang miệng và chữa đau răng hiệu quả. Hãy cùng xem bài viết để bỏ túi những mẹo chữa đau răng bằng nước muối đơn giản và hiệu quả nhất nhé. 

Một số nguyên nhân gây đau răng, ê buốt răng

Đau răng là tình trạng ai cũng gặp ít nhất vài lần trong đời với triệu chứng khó chịu. Đau cũng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Việc tìm ra nguyên nhân gây đau răng, ê buốt răng là cách giúp bạn tìm được cách khắc phục và chữa trị hiệu quả.

  • Đau răng do sâu răng, viêm tủy: Đây là tình trạng đau nhức răng phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Nguyên nhân chính là vệ sinh răng miệng không sạch, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công làm mòn men răng, hình thành các lỗ sâu. Khi lỗ sâu càng lớn càng ảnh hưởng đến ngà răng và tủy răng khiến răng nhạy cảm dẫn đến đau nhức và ê buốt dai dẳng. 
  • Mắc bệnh về nướu răng: Viêm nướu, viêm nha chu là những tổn thương xảy ra ở nướu do vi khuẩn và mảng bám tích tụ. Tình trạng này càng kéo dài không chỉ đau nhức mà còn khiến răng yếu, răng lung lay, và gây nên nhiều biến chứng khác,…
  • Đau răng do áp xe răng: Đây là tình trạng nhiễm trùng răng, làm cho vi khuẩn tích tụ thành ổ mủ ở chân răng. Khi mủ nhiều gây nên các áp lực trên dây thần kinh ở răng dẫn đến những cơn đau dữ dội. 
  • Chấn thương: Răng bị chấn thương do lực va đập khiến răng yếu, dễ gãy, vỡ cũng gây nên tình trạng đau nhức vì răng trở nên nhạy cảm.
  • Mọc răng khôn: Đa số khi mọc răng khôn đều gây nên tình trạng đau nhức răng khó chịu. Hơn nữa, nếu răng không còn đủ chỗ sẽ mọc xiên, mọc lệch, mọc ngầm càng gây nên những cơn đau dữ dội hơn. 

Nguyên nhân gây đau nhức, ê buốt răng: do mọc răng khôn Có nhiều nguyên nhân gây đau nhức răng 

Đau răng ngậm nước muối có tác dụng gì?

Đau răng ngậm nước muối là phương pháp đơn giản nhưng đem lại nhiều lợi ích. Vì muối có đặc tính làm sạch, diệt khuẩn do đó loại bỏ được vi khuẩn gây hại, mảng bám tích tụ, giảm đau mà còn an toàn và lành tính. Do đó, liên quan đến răng và ngậm gì để tốt cho răng thì nước muối luôn được xếp đầu. 

Những lợi ích tuyệt vời nhất mà nước muối đem lại:

  • Ngăn chặn vi khuẩn gây hại răng miệng.
  • Ngăn ngừa mùi hôi miệng.
  • Bảo vệ niêm mạc miệng và nướu, ngăn chặn tình trạng chảy máu chân răng.
  • Loại bỏ các mảng bám ở chân răng, trên răng, kẽ răng, nướu. Nhờ đó giúp răng ngăn ngừa các bệnh lý và chắc khỏe hơn.
  • Làm lành các vết thương hở, thúc đẩy làm liền vết thương nhanh chóng. 
  • Đồng thời, cũng tốt cho họng, giảm bớt viêm đau họng. 

Đau răng ngậm nước muối giúp giảm đau, ngăn chặn tình trạng chảy máu răng Đau răng ngậm nước muối đem lại nhiều lợi ích

Phương pháp ngậm nước muối chữa đau răng

Đau răng ngậm nước muối ấm

Sử dụng nước muối không chỉ mang lại hiệu quả nhanh chóng mà còn đơn giản, dễ thực hiện. 

Nguyên liệu:

  • 5 – 10 hạt muối.
  • 200 – 300ml nước ấm.

Cách thực hiện:

  • Cho muối vào cốc nước ấm rồi khuấy đều cho đến khi muối tan hoàn toàn.
  • Rồi dùng dung dịch nước muối này ngậm trong vòng 3 – 5 phút. Thực hiện nhiều lần trong ngày để triệu chứng giảm hẳn. 

Phương pháp chữa đau răng ngậm nước muối ấm Đau răng ngậm nước muối ấm 

Đau răng ngậm nước muối và gừng

Gừng và muối đều có tính sát khuẩn, kháng viêm, ức chế hoạt động của vi khuẩn. Đồng thời, gừng cũng là nguyên liệu tốt được dùng trong Đông y với nhiều lợi ích sức khỏe. 

Nguyên liệu:

  • 1 – 2 nhánh gừng.
  • Muối hạt.
  • Nước lọc.

Cách thực hiện:

  • Cạo sạch vỏ nhánh gừng tươi rồi giã nhỏ.
  • Hòa tan vài hạt muối với 30 – 40ml nước lọc sau đó cho vào phần gừng đã giã nát.
  • Sau khi tinh chất gừng ra thì lọc lấy nước bỏ bã.
  • Sử dụng hỗn hợp bôi trực tiếp vào vị trí răng bị đau nhức. Hoặc có thể dùng như nước súc miệng.

Ngậm nước muối với lá ổi non chữa đau răng

Theo nghiên cứu, trong thành phần lá ổi có chứa Astringents cao – chất kháng viêm cực mạnh. Nhờ vậy, khi kết hợp với muối càng gia tăng diệt khuẩn, đem lại hiệu quả giảm đau tốt. 

Nguyên liệu:

  • 3 lá ổi non ( nên dùng lá ở phần búp).
  • Khoảng 1/2 thìa muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Đem lá ổi đi rửa sạch sau đó giã nhuyễn.
  • Tiếp đến cho muối và nước lọc vào rồi hòa tan muối.
  • Cho hỗn hợp ra rây, lọc lấy nước và bỏ bã.
  • Sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ, dùng tăm bông thấm vào hỗn hợp chấm lên vùng răng bị đau nhức. Để trong khoảng 2 phút và súc miệng lại.

Một số lưu ý chữa đau răng bằng nước muối

Ngậm gì để răng chắc khoẻ thì không thể không nhắc đến nước muối. Nước muối đơn giản, dễ tìm, dễ thực hiện mà còn đem lại hiệu quả giảm đau cũng như diệt khuẩn, làm sạch khoang miệng hiệu quả. Tuy nhiên, khi dùng nước muối súc miệng cần lưu ý:

  • Chỉ sử dụng muối biển (loại muối chưa qua chiết tách iot) để vệ sinh răng miệng. Vì loại muối này chứa nhiều khoáng chất, vi lượng tốt cho răng.
  • Tuyệt đối không được lạm dụng nước muối khi đau nhức răng vì có thể làm hại men răng cũng như xảy ra các vấn đề khác.
  • Giảm đau răng bằng nước muối cũng là biện pháp tạm thời, không thể điều trị triệt để. Do đó, nên đến nha khoa/bệnh viện để thăm khám, biết rõ tình trạng và có hướng điều trị phù hợp.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ với đầy đủ dụng cụ vệ sinh răng miệng: Chỉ nha khoa, bàn chải lông mềm, nước súc miệng,…

Đau răng ngậm nước muối là phương pháp chữa đau răng dễ thực hiện ngay tại nhà với các cách phù hợp. Tuy nhiên, mọi người đừng quên thăm khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị triệt để, nâng cao sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung nhé. 

Thy Võ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)