Nhà thuốc Hưng Thịnh

Trong giai đoạn mang thai, nhiều mẹ bầu thường gặp phải tình trạng tiểu buốt vô cùng khó chịu. Đây là chứng bệnh phổ biến xuất hiện do nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau, tùy từng nguyên nhân lại có cách điều trị theo những hướng khác. Do đó, việc tìm hiểu kỹ các dấu hiệu tiểu buốt khi mang thai sẽ hỗ trợ việc chữa trị cho các thai phụ đạt hiệu quả cao hơn.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bệnh tiểu buốt ở phụ nữ mang thai, có thể do bệnh lý hoặc sinh lý gây ra. Tùy tác nhân gây bệnh mà dấu hiệu tiểu buốt có thể xuất hiện trong thời gian ngắn hoặc kéo dài gây tâm lý căng thẳng và bức bối cho các mẹ bầu.

Dấu hiệu mang thai tiểu buốt

Dấu hiệu đặc trưng của chứng tiểu buốt khi mang thai là số lần đi tiểu trong ngày của chị em tăng cao hơn trước (trên 8 lần mỗi ngày), đặc biệt là vào ban đêm. Ngoài ra, khi tiểu tiện mẹ bầu còn gặp phải một số các triệu chứng khác như:

  • Thai phụ bị tiểu rắt, đi tiểu có mùi hôi.
  • Tiểu nhiều lần, mắc tiểu liên tục dù có khi đi không xuất hiện nước tiểu.
  • Thường đau bụng dưới sau khi đi tiểu xong, mẹ bầu có cảm giác nóng rát, buốt vùng kín, đau buốt niệu đạo khi đi tiểu.
  • Nước tiểu vàng đục và có mùi lạ.
  • Bà bầu đi tiểu ra cặn trắng.
  • Đi tiểu ra máu trong thai kỳ.

Dấu hiệu tiểu buốt khi mang thai

Dấu hiệu mang thai tiểu buốt phổ biến là đau bụng dưới

Phương pháp chẩn đoán tiểu buốt cho các mẹ bầu

Để làm rõ nguyên nhân và xác định chính xác tình trạng tiểu buốt ở các mẹ bầu là do nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý, các chị em cần đến gặp bác sĩ để thăm khám. Các bước tiến hành kiểm tra và xét nghiệm tiểu buốt ở thai phụ bao gồm:

  • Bác sĩ đặt câu hỏi về tình trạng và các dấu hiệu tiểu buốt mà mẹ bầu quan sát thấy hoặc cảm nhận được.
  • Tiến hành siêu âm để kiểm tra đường tiết niệu của thai phụ có xuất hiện sỏi, khối u hay dị vật bất thường nào hay không.
  • Xét nghiệm lấy mẫu phân tích nước tiểu nhằm xác định có sự tồn tại của vi khuẩn lậu, vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu… trong nước tiểu hay không.
  • Tùy từng trường hợp cụ thể, mẹ bầu có thể được chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm như: Xét nghiệm dịch âm đạo, niệu đạo, xét nghiệm máu…
  • Nếu nghi ngờ mẹ bầu đang mắc các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục thì còn cần tiến hành các kiểm tra khác.

Trên đây đều là các bước quan trọng giúp các bác sĩ làm rõ mức độ bệnh cũng như tìm ra vi khuẩn, virus, loại bệnh để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, loại bỏ nhanh chóng tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt cho các mẹ bầu.

Dấu hiệu tiểu buốt khi mang thai

Xét nghiệm là cách chính xác giúp chẩn doán tiểu buốt ở phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai ăn gì để cải thiện triệu chứng tiểu buốt

Một số thực phẩm tự nhiên quen thuộc, dễ kiếm sau đây sẽ giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng tiểu buốt trong thai kỳ.

Giấm táo

Thành phần giấm táo chứa các enzyme và dưỡng chất thiết yếu như kali gây ức chế vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) phát triển mạnh. Bên cạnh đó, giấm táo còn rất giàu acid acetic có khả năng tiêu diệt vi khuẩn xấu và thúc đẩy sự phát triển của vi sinh vật tốt. Chính vì vậy, đây là một loại thực phẩm tuyệt vời trong điều trị chứng tiểu buốt do nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra.

Tỏi

Là nguyên nhân phổ biến gây ra chứng tiểu buốt ở phụ nữ khi mang thai, do đó chữa trị dứt điểm nhiễm khuẩn đường tiết niệu là việc làm cần thiết giúp mẹ bầu giảm đau buốt, khó chịu khi tiểu tiện. Tỏi là loại gia vị tự nhiên chứa hoạt chất allicin có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm và chống viêm. Nhờ đó, thêm tỏi vào các món ăn hàng ngày sẽ hỗ trợ mẹ bầu nhanh chóng điều trị dứt điểm chứng nhiễm trùng đường tiết niệu.

Dấu hiệu tiểu buốt khi mang thai

Tỏi là nguyên liệu dễ kiếm để cải thiện triệu chứng tiểu buốt

Quả dứa

Thay vì phải uống thuốc kháng sinh, để cải thiện tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu gây tiểu buốt khi mang thai, mẹ bầu có thể ăn dứa hoặc uống nước ép dứa mỗi ngày. Trong dứa có chứa chất bromelain – một loại enzyme chống viêm, nhiễm trùng giúp loại bỏ vi khuẩn có hại trong đường tiểu rất hiệu quả.

Củ nghệ

Thành phần curcumin trong nghệ từ lâu đã được biết đến với công dụng chống viêm, kháng khuẩn và chống nấm tốt. Mẹ bầu có thể pha sữa với bột nghệ để uống hàng ngày nhằm ức chế sự lây lan và phát triển cả các loại vi khuẩn. Việc này giúp ích rất nhiều cho việc điều trị nhiễm trùng đường tiểu, giảm bớt sự mệt mỏi khó chịu do tình trạng tiểu buốt gây ra cho thai phụ.

Nha đam

Uống nước ép nha đam nguyên chất mỗi ngày có thể loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Không chỉ vậy, thói quen này cũng cực kỳ tốt với các mẹ bầu đang gặp chứng tiểu buốt, giúp điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Dấu hiệu tiểu buốt khi mang thai

Nha đam rất tốt cho phụ nữ mang thai bị tiểu buốt

Sữa chua

Thường xuyên bổ sung sữa chua vào thực đơn hàng ngày là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ ruột và bàng quang. Trong sữa chua có chứa vi sinh vật có lợi Probiotics, giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và tiêu hóa. Đồng thời hỗ trợ cải thiện triệu chứng tiểu buốt ở các thai phụ cực kỳ hiệu quả.

Phòng ngừa tình trạng tiểu buốt ở phụ nữ mang thai

Để phòng ngừa tình trạng tiểu buốt khi mang thai, các chị em cần ghi nhớ các lưu ý sau:

  • Uống đủ nước mỗi ngày.
  • Mẹ bầu cần vệ sinh cơ thể đúng cách, sạch sẽ, (đặc biệt là bộ phận sinh dục) nhằm ngăn ngừa các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa.
  • Nhịn tiểu là thói quen xấu sẽ khiến cho các cặn bẩn cũng như vi khuẩn nguy hiểm trong nước tiểu lắng đọng lại trong hệ tiết niệu dễ gây tình trạng viêm nhiễm đường tiểu. Do đó, các thai phụ không nên nhịn tiểu, khi có nhu cầu nên đi tiểu ngay.
  • Hạn chế quan hệ tình dục thô bạo để tránh làm ảnh hưởng tới thai nhi và bộ phận sinh dục. Mẹ bầu cần vệ sinh sạch sẽ sau khi quan hệ.

Dấu hiệu tiểu buốt khi mang thai

Mẹ bầu cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ đúng cách để hạn chế tiểu buốt

Nếu thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu tiểu buốt khi mang thai, các chị em cần đến ngay bệnh viện để tiến hành xét nghiệm, thăm khám kịp thời. Sau khi được chẩn đoán, kiểm tra tình trạng bệnh và xác định chính xác nguyên nhân gây tiểu buốt ở thai phụ, các bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, mẹ bầu chú ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa để hạn chế khả năng tái phát tiểu buốt trong thai kỳ.

Minh QA

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)