Nhà thuốc Hưng Thịnh

Bệnh tiểu đường xảy ra ở trẻ em là một trong những chứng bệnh hiếm gặp. Vì như mọi người đã biết, loại bệnh này hay xuất hiện ở những người lớn tuổi. Vậy dấu hiệu nhất biết bệnh tiểu đường ở trẻ em là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Ngày nay, bệnh tiểu đường đã không còn quá xa lạ khi các ca mắc phải căn bệnh cứ tăng liên tục hằng năm. Tuy nhiên, căn bệnh này vẫn còn quá xa lạ khi xuất hiện ở trẻ em. Vậy nên các bậc phụ huynh không khỏi thắc mắc về những dấu hiệu của căn bệnh.

Bệnh tiểu đường là gì? 

Bệnh tiểu đường hay bệnh đái tháo đường chính là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao hơn so với cơ thể bình thường. Lí do hiện tượng này xuất hiện là vì cơ thể người bệnh bị thiếu hụt insulin hoặc tiết ra đề kháng với loại chất này. Hậu quả là dẫn đến sự rối loạn chức năng chuyển hóa đường trong máu.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường ở trẻ em là gì? 1 Bệnh tiểu đường gây nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng khác.

Khi bệnh nhân đói bụng, lượng đường trong máu có thể tăng lên đến 7 mmol/l hoặc hơn. Sau đó, con số này tiếp tục tăng và đạt mức hơn 11 mmol/l. Tiểu đường chính là một căn bệnh mãn tính. Khi ăn các loại thức ăn có chứa tinh bột hay đường, cơ thể không thể dung nạp và lượng đường này tích tụ dần lại bên trong máu. Khi lượng đường trong máu luôn liên tục tăng cao, người bệnh sẽ càng có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và gây ra những tổn thương nhất định đối với các cơ quan khác của cơ thể như mắt, thần kinh, thận hay xuất hiện các biến chứng như nhiễm trùng, hôn mê,…

Có hai loại tiểu đường, bao gồm tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2.

Tiểu đường type 1

Đối với tiểu đường type 1, đối tượng mắc bệnh hầu hết là trẻ nhỏ và trẻ chưa vị thành niên. Nhưng tỉ lệ mắc loại tiểu đường này thường rất ít, có thể nói là hiếm gặp. Nguyên do mắc bệnh tiểu đường type 1 là do tuyến tụy không thể sản xuất ra insulin và khiến cơ thể bị thiếu hụt loại chất này nghiêm trọng. Vì thế người bệnh cần được hỗ trợ điều trị đúng cách và kịp thời bằng Insulin để có thể duy trì khả năng sống sót.

Tiểu đường type 2

Những đối tượng mắc phải tiểu đường type 2 chủ yếu là người già, người trưởng thành và bệnh cũng khá phổ biến hơn. Nếu tiểu đường type 1 là cơ thể không thể sản xuất insulin thì tình hình bệnh tiểu đường 2 ít nghiêm trọng hơn khi cơ thể vẫn có thể sản xuất ra loại chất này, chỉ là không thể chuyển hóa được glucose. Hiện tượng này gọi là đề kháng với insulin khi các tế bào trong cơ thể tiết ra đề kháng lại tác dụng của loại chất đó. Về lâu dài, cơ thể rơi vào tình trạng thiếu hụt insulun và diễn biến bệnh trở nên nghiêm trọng.

Nguyên nhân khiến bạn mắc phải bệnh tiểu đường

Tiểu đường type 1

Hiện nay, bệnh tiểu đường type 1 có nguyên do xuất phát từ đâu vẫn còn là một bí ẩn mà khoa học và trong ngành y tế chưa thể làm rõ. Một số ý kiến của các chuyên gia hàng đầu cho rằng chính việc tấn công phá hủy các tế bào beta tụy được kích hoạt khi người có quy định gen mắc bệnh tiểu đường gặp phải môi trường có các yếu tố quyết định sẽ khiến khả năng sản xuất insulin bị sụt giảm và gây nên bệnh tiểu đường.

Thời gian để các tế bào beta tụy bị tấn công và phá huỷ rất linh hoạt, rơi vào khoảng từ vài tuần cho đến vài năm tùy trường hợp. Nhưng tới khi hơn 90% số lượng tế bào beta bị phá hủy thì các triệu chứng của căn bệnh tiểu đường mới bắt đầu xuất hiện.

Tiểu đường type 2

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường ở trẻ em là gì? 2 Chế độ ăn uống cũng là một trong các nguyên nhân gây tiểu đường.

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường type 2 rất đa dạng và chủ yếu liên quan đến những thói quen trong sinh hoạt và lối sống của bạn. Béo phì, thừa cân, ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất béo, tinh bột và đường hay thiếu vận động đều có nguy cơ cao dẫn đến bệnh tiểu đường loại này. Một vài yếu tố khác như duy truyền cũng tác động đến khả năng bạn mắc phải căn bệnh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường ở trẻ em là gì? 3 Những dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường ở trẻ em là gì?

Luôn than đói

Khi trẻ có biểu hiện luôn trong tình trạng đói bụng dù đã ăn rất nhiều, bạn nên cân nhắc tình hình đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất. Nguyên do của việc trẻ luôn cảm thấy đói bụng khi mắc phải bệnh tiểu đường chính là do cơ thể không có khả năng chuyển hóa glucose tạo thành năng lượng để cung cấp cho nhu cầu hoạt động của cơ thể và gây cảm giác đói cho trẻ.

Khát nước và đi tiểu thường xuyên

Một trong các triệu chứng thường thấy của bệnh tiểu đường ở trẻ em là khát nước và đi tiểu nhiều. Các triệu chứng này là do cơ thể mất cân bằng chất dẫn lưu và tín hiệu đào thải glucose được thận tiếp nhận và đào thải chúng qua đường nước tiểu.

Thị lực suy giảm

Nhiều nghiên cứu chỉ ra ở những trẻ em bị bệnh tiểu đường sẽ có vấn đề về thị giác vì đường huyết cao sẽ tăng khả năng tổn thương các dây thần kinh thị giác của trẻ.

Sụt cân không rõ nguyên nhân

Khi lượng insulin thấp và các cơ quan không thể chuyển đổi glucose, cơ thể sẽ bắt buộc đốt cháy lượng năng lượng tích trữ để có thể duy trì các hoạt động. Chính vì thế mà trẻ sẽ bị sụt cân nhanh chóng trong thời gian ngắn khi mắc bệnh tiểu đường.

Hơi thở có mùi hôi

Đây là một dấu hiệu bệnh tiểu đường ở trẻ em vô cùng nguy hiểm và có thể đe dọa đến tình mạng của con trẻ. Cơ thể bé bắt đầu có mùi hôi khi chúng lấy quá nhiều mỡ để đốt cháy làm năng lượng và tạo ra xeton.

Bệnh tiểu đường ở trẻ em được xem là một trong những loại bệnh nguy hiểm. Các bậc phụ huynh cần quan sát các con để có thể phát hiện ra những triệu chứng bệnh và được bác sĩ hỗ trợ điều trị kịp thời.

Khánh Vy

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)