Nhà thuốc Hưng Thịnh

Đau mắt đỏ là một bệnh thường mắc phải ở trẻ em, do độ nhạy cảm với virus của bé cao hơn so với người lớn. Vậy bệnh có các dấu hiệu nhận biết như thế nào, và liệu đau mắt đỏ có gây sốt không?

Dấu hiện nhận biết – Đau mắt đỏ có gây sốt không 1Bị đau mắt đỏ có gây sốt không?

Dấu hiện nhận biết – Đau mắt đỏ có gây sốt không?

Đau mắt đỏ lây lan qua 3 con đường chủ yếu là: hô hấp và nước bọt, lây trực tiếp qua tay – mắt, qua quan hệ tình dục. Để nhận biết được các dấu hiệu của bệnh, đồng thời biết được đau mắt đỏ có gây sốt không thì chúng ta cần điểm qua 3 giai đoạn sau đây.

  • Dấu hiệu báo trước: bệnh nhân bị sốt nhẹ, có cảm giác gai rét, đau họng, nổi hạch ở dưới cằm hoặc trước lỗ tai.
  • Giai đoạn bệnh toàn phát: kéo dài trong khoảng 5 – 7 ngày. Bệnh nhân có biểu hiện đỏ mắt, ra gỉ mắt nhiều, mắt có cảm giác cộm và rát, vướng víu trong mắt nhưng lại không suy giảm thị lực. Bên mắt lành bị lây bệnh rất nhanh.
  • Giai đoạn lui bệnh: trong khoảng 5 ngày. Các triệu chứng của bệnh lui dần và mắt trắng dần ra.

Vậy là chúng ta đã biết được các dấu hiệu cơ bản của bệnh, và có được câu trả lời cho câu hỏi “đau mắt đỏ có gây sốt không”. Đáp án là có, bệnh nhân mắc đau mắt đỏ có thể bị sốt nhẹ kèm theo khi mắc bệnh.

Dấu hiện nhận biết – Đau mắt đỏ có gây sốt không 2Bệnh nhân đau mắt đỏ sẽ thấy mắt ra nhiều gỉ, cộm và đỏ lên gây khó chịu.

Bị đau mắt đỏ cần nhỏ thuốc gì?

Khi mắc đau mắt đỏ, bệnh nhân cần được nhỏ nước muối sinh lý hoặc nước mắt nhân tạo có độ nhớt thấp, được khuyến cáo sử dụng rộng rãi để điều trị đau mắt đỏ. Dùng kháng sinh và kháng sinh có trộn corticosteroid sẽ giúp giảm ra gỉ và cho người bệnh có cảm giác dễ chịu, rút ngắn thời gian chữa bệnh.

Dấu hiện nhận biết – Đau mắt đỏ có gây sốt không 3Dùng nước muối sinh lý  hoặc nước mắt nhân tạo nhỏ mắt để trị bệnh.

Tuy nhiên hãy lưu ý nếu dùng thuốc kháng sinh kéo dài thì sẽ khiến tăng nguy cơ nhờn thuốc của vi khuẩn trong mắt, làm lãng phí tiền bạc và khiến mắt bị nhiễm độc thuốc hoặc khô mắt. Kháng sinh chỉ nên được nhỏ từ 5 – 7 ngày.

Những phiền toái bệnh mang lại và biến chứng của đau mắt đỏ

Nếu mắc đau mắt đỏ kéo dài thì bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng cho mắt như là: viêm giác mạc sợi, viêm giác mạc đốm, viêm giác mạc sâu… có thể khiến mắt bị giảm thị lực, gây sẹo, và thậm chí có nguy cơ mù lòa. Ngoài ra thì còn có các biến chứng như là viêm tuyến lệ cấp tính, sẹo kết mạc, khô mắt… cũng gây nhiều phiền toái với người bệnh.

Đau mắt đỏ gây thiệt hại đến tài chính, thời gian và sức khỏe của bệnh nhân. Khiến bệnh nhân phải lo lắng, và có nguy cơ lây lan cho người thân, bạn bè, cộng đồng rất cao. Thường một đợt đau mắt đỏ dịch trong gia đình quy mô 4 người thì có chi phí khoảng 1 triệu tiền thuốc, ngoài ra khi mắc bệnh còn phải nghỉ học hoặc nghỉ làm nhiều ngày ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế và lao động.  

Thế nên chúng ta cần phải có cách phòng bệnh đau mắt đỏ hiệu quả, nhất là ở trường học – nơi dễ lây lan đau mắt đỏ. Vào mùa dịch chúng ta cần lưu ý thường xuyên rửa tay để diệt khuẩn, tra nước muối sinh lý để vệ sinh mắt thường xuyên, không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác…

Thụy Anh

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)