Nhà thuốc Hưng Thịnh

Dán veneer răng thưa hay bọc răng sứ là phương pháp điều trị nhằm giải quyết vấn đề về chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ cho hàm răng của bạn. Vậy răng thưa nên dán veneer hay bọc sứ là tốt nhất? Mời bạn tham khảo bài viết bên dưới để có những kiến ​​thức cơ bản nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất cho những khoảng trống trên răng của mình.

Hiện nay, có nhiều phương pháp khắc phục tình trạng răng thưa hiệu quả, nhanh chóng, an toàn với kết quả thẩm mỹ cao như dán sứ veneer, bọc răng sứ, hàn răng thưa hay niềng răng. Trong đó, dán veneer răng thưa là một trong những phương pháp thẩm mỹ răng được áp dụng nhiều nhất hiện nay giúp lấy lại sự tự tin, vẻ đẹp cho hàm răng của bạn. Vậy dán veneer răng thưa là gì?

Dán sứ veneer là gì?

Dán sứ veneer là phương pháp được nghiên cứu trên nguyên tắc bảo vệ răng thật tối đa. Phương pháp này không cần mài răng hoặc chỉ mài rất ít khoảng 0,3 – 0,5mm nhưng vẫn đảm bảo hàm răng đều đẹp.

Miếng dán veneer siêu mỏng với màu sắc được làm tương tự răng thật giúp che khuyết điểm mà vẫn hài hoà với các răng khác. Veneer có độ cứng lên đến 400Mpa giúp đảm bảo chức năng ăn nhai.

Lựa chọn khắc phục răng thưa bằng cách dán veneer chỉ cần vài lần hẹn khám với bác sĩ nha khoa là bạn sở hữu hàm răng trắng đều. Veneer giúp che các khoảng hở hoàn hảo với tiêu chí bảo vệ răng gốc tối đa. Do đó bạn ít cảm thấy răng ê buốt sau khi dán.

Dán veneer răng thưa là gì? Đối tượng nào phù hợp với phương pháp này? 1 Dán veneer răng thưa giúp che khuyết điểm mà vẫn hài hoà với răng khác

Răng thưa nên dán veneer hay bọc sứ?

Ngoài kỹ thuật dán veneer răng thưa, còn có phương pháp bọc răng sứ để làm che khoảng trống của răng thưa. Mặc dù bản chất của hai kỹ thuật này là tương tự nhau, nhưng luôn dẫn đến những ý kiến ​​trái chiều về việc nên dán veneer hay bọc sứ cho răng thưa. Dưới đây là một số tiêu chí cần quan tâm khi quyết định bọc răng sứ hay dán veneers.

Tỷ lệ thân răng còn lại

Các bác sĩ nha khoa cho biết, dán veneer chỉ phù hợp nếu cấu trúc răng vẫn còn nguyên vẹn hoặc chỉ bị vỡ, mẻ nhẹ. Khi đó, mặt dán sứ mới có đủ bề mặt bám và dễ dàng che phủ hết khuyết điểm của răng. Đảm bảo được tuổi thọ cao và bạn không lo bị rơi trong quá trình sử dụng. 

Tình trạng men răng

Để dán veneer cho răng thưa, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng lớp men thật của răng hoàn hảo và không bị hư hại. Vì veneer chỉ có thể che mặt trước, còn lại mặt sau hoàn toàn không được bảo vệ. Nếu men răng trước bị mòn quá mức, hơn 50% thì bác sĩ sẽ khuyên bạn nên bọc răng sứ.

Tình trạng sâu răng

Những chiếc răng thưa muốn dán sứ veneer cũng cần đảm bảo không bị sâu quá nhiều. Nếu răng bị tổn thương nặng, bác sĩ phải can thiệp nhiều vào cấu trúc răng. Trong những trường hợp này, bọc răng sứ là giải pháp an toàn hơn. 

Màu sắc của răng

Không nên dán veneer nếu răng cửa bị đổi màu nghiêm trọng. Lớp sứ mỏng của veneer không đủ để che đi màu vàng đen của răng tự nhiên. Với hàm răng xỉn màu như vậy, tốt nhất bạn nên bọc sứ.

Dán veneer răng thưa là gì? Đối tượng nào phù hợp với phương pháp này? 2 Lớp sứ mỏng veneer có thể che đi màu vàng ố vàng của răng tự nhiên

Những ưu điểm khi dán veneer răng thưa 

Dán sứ veneer có những ưu điểm nổi bật sau đây.

Giảm tối đa quá trình mài răng: Mài răng có lẽ là nỗi ám ảnh của nhiều người khi thực hiện các thủ thuật nha khoa, đặc biệt là bọc răng sứ. Khi bọc răng sứ cần phải mài răng gốc, thì dán mặt sứ chỉ cần mài một phần rất nhỏ. Hoặc với trường hợp răng thưa hay nhỏ thì tỷ lệ mài răng vô cùng thấp, không đáng kể. Chính vì lẽ đó, phương pháp dán răng sứ có thể bảo tồn răng thật một cách tối đa, hầu như không ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của người dùng.

Không ảnh hưởng đến tủy răng: Dán mặt sứ chỉ xử lý bề mặt bên ngoài của răng, không ảnh hưởng đến men răng hay cấu trúc tủy răng. Do đó cấu trúc răng được bảo vệ một cách tốt nhất. Đây là một ưu điểm vượt trội so với các phương pháp phục hình thẩm mỹ khác. 

Độ bền và thẩm mỹ cao: Nếu đảm bảo chất lượng của miếng dán sứ, kỹ thuật của bác sĩ và chăm sóc tốt thì miếng dán sứ có thể có tuổi thọ trung bình từ 10 đến 15 năm. Dán sứ veneer giúp thay đổi hình dáng, màu sắc và kích thước của răng thật, giúp bạn có hàm răng đều đẹp, trắng sáng và tự tin hơn mỗi khi cười. Lớp dán sứ cực kỳ mỏng nên tạo cảm giác hoàn toàn tự nhiên mà không quá giả. 

Không ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai: Dán sứ siêu mỏng, không gây khó chịu khi ăn, người dùng vẫn sẽ cảm nhận được thức ăn một cách rõ ràng và chân thực.

Trường hợp nào nên dán veneer?

Mặt dán sứ mang lại nhiều ưu điểm như đã nêu trên, nhưng chỉ phù hợp với một số đối tượng nhất định. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên tìm hiểu kỹ về phương pháp này và đến gặp nha sĩ để biết được đây có phải là sự lựa chọn phù hợp hay không. Mặt dán sứ phù hợp với: 

  • Người có răng không đều, răng to, nhỏ khiến toàn bộ hàm răng không được đều đẹp. 
  • Người bị nhiễm màu răng, nhiễm fluor. 
  • Những trường hợp răng có khoảng trống không quá lớn. Các trường hợp răng bị mẻ, nứt, vỡ. 
  • Những trường hợp răng ố vàng vừa phải và muốn cải thiện màu răng. 

Ngoài ra, một số trường hợp không thực sự phù hợp với phương pháp này:

  • Răng chen chúc nhiều: Bác sĩ thường chỉ định niềng răng cho những răng chen chúc, mọc lệch lạc trước khi dán sứ. Mặt dán sứ về cơ bản không thể làm thay đổi vị trí của răng mọc lệch lạc. 
  • Giảm thiếu sản men răng: Suy men răng là vấn đề liên quan đến yếu tố bẩm sinh hoặc do cơ thể bị suy dinh dưỡng. Biểu hiện rõ nhất của tình trạng này là vàng răng, men răng bị sâu, bề mặt răng không đều và thô ráp,… Với những trường hợp này, rất khó để xử lý bề mặt mà không làm tổn hại đến răng nên việc dán sứ veneer không phù hợp.
  • Răng mọc lệch lạc: Với tình trạng răng mọc lệch lạc, sai khớp cắn, không nên dán sứ veneer vì trường hợp này sớm muộn gì cũng phải khắc phục để tốt cho khả năng ăn nhai.
  • Một số bệnh lý: Đối với tình trạng viêm nha chu nặng thì cần phải thăm khám kỹ lưỡng trước khi tiến hành dán sứ. Vì những bệnh lý này có thể gây tụt nướu và lộ mặt dán sứ. 
  • Răng bị vỡ, nứt quá nặng: Mặt dán sứ rất mỏng nên không thể che được. Lúc này, bạn có thể xem xét phương pháp bọc răng sứ.

Dán veneer răng thưa là gì? Đối tượng nào phù hợp với phương pháp này? 3 Vệ sinh răng miệng là cách tốt nhất bảo vệ răng sau khi dán sứ veneer trắng đẹp, bền lâu

Dán veneer răng thưa thực ra không phải là một kỹ thuật khó nếu bạn chọn địa chỉ nha khoa uy tín và bác sĩ có kinh nghiệm. Tuy nhiên, đây vẫn là một phương pháp có can thiệp trên bề mặt của răng thật. Trước khi thực hiện, bạn phải tìm hiểu kỹ và trao đổi trực tiếp với nha sĩ để xác định xem bạn có thực sự phù hợp hay không. 

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)