Nhà thuốc Hưng Thịnh

Rối loạn căng thẳng sau sang chấn và ung thư là một trạng thái nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng mà hầu như rất dễ gặp ở người bệnh sau khi đã điều trị khỏi ung thư thành công.

Mọi người chỉ nghe đến bị ung thư phải gặp rất nhiều vấn đề như thế nào? Nhưng chưa từng thắc mắc liệu cuộc sống sau ung thư – rối loạn căng thẳng sau sang chấn và ung thư liệu có đáng để tâm hay không? Hãy cùng Nhà thuốc Hưng Thịnh tìm hiểu ở bài viết sau đây nhé!

Những phản ứng thường gặp sau khi kết thúc điều trị ung thư

Những phản ứng thường gặp sau khi kết thúc điều trị ung thư 1 Rất khó để có thể lấy lại thăng bằng cuộc sống hằng ngày sau khi điều trị ung thư

Tỷ lệ bệnh nhân được chữa khỏi bệnh ung thư dần dần tăng cao, đi kèm với đó là nhu cầu thiết yếu về mặt tinh thần của con người cần được cân đối, ngay cả khi họ ít xuất hiện các triệu chứng rối loạn lo âu điều đó không có nghĩa là nó không xuất hiện.

Một vài triệu chứng rối loạn lo âu ở bệnh nhân ung thư dễ dàng có thể nhận thấy như: Ngủ gặp ác mộng – mất ngủ, né tránh, cảnh giác cao độ, dễ bị giật mình, khó có khả năng tập trung, xuất hiện cảm xúc chán nản – tiêu cực, mất ngủ. Dưới đây sẽ nêu rõ chi tiết hơn về từng triệu chứng.

Cảm thấy xuống tinh thần hoặc chán nản

Đây là cảm giác dễ nhận biết đầu tiên nhất, sau khi điều trị bạn sẽ thường chán nản và có những suy nghĩ lo lắng bởi tất nhiên ai cũng lo lắng rằng liệu khỏi bệnh rồi thì liệu ung thư có quay trở lại không? 

Không chỉ xoay quanh với mối lo sợ bệnh tìm lại, họ còn trăn trở trong sinh hoạt hằng ngày, cảm thấy không thể tiếp tục cuộc sống bình thường như trước đây, thiếu tự tin trước gia đình của chính mình vì bạn không còn khả năng kiếm tiền như trước đây. 

Những lúc như thế này, rất cần gia đình và bạn bè ở cạnh để hỗ trợ bệnh nhân ung thư vượt qua trong thời gian này, để có kết quả điều trị triệt để có thể liên hệ và nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia y tế. 

Sợ ung thư tái phát

Đây là dấu hiệu mà hầu hết người bệnh sau khi khỏi ung thư nào cũng dễ mắc phải, lo lắng bệnh tái phát không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bạn mà vô hình chung nó còn liên quan đến khả năng tận hưởng cuộc sống, kế hoạch dành cho tương lai v.v.

Nhất là vào những cuộc hẹn tái khám, vô tình nghe ai đó quen biết cũng bị chẩn đoán ung thư, các phương tiện truyền thông đưa tin… một số thời điểm mà nỗi sợ tưởng chừng như biến mất rồi, lại dễ dàng quay trở lại khi có ai đó gợi nhớ đến.

Mất hứng thú với các hoạt động và các mối quan hệ từng cảm thấy thú vị

Bạn không còn cảm giác hay sự hứng thú với các hoạt động nào bạn đã từng tham gia trước đó, những mối quan hệ vui vẻ trước đây dần trở nên nhạt nhòa trong tâm trí, vì lúc này lo âu và trầm cảm vì ung thư cứ quấn lấy bạn bởi những nỗi lo mới về bệnh.

Khi trong đầu bạn đã chật kín những dòng suy nghĩ tiêu cực này, thì bạn sẽ không còn thời gian để ý những mối quan hệ khác. Điều bạn cần làm là bây giờ sốc lại tinh thần một lần nữa, tạm thời gác loại mối lo âu sang một bên và xử lý dần,hãy tập trung tham gia vào những buổi trò chuyện vui vẻ bên gia đình và bạn bè.

Dễ dàng nhận biết nhóm người có nguy cơ bị rối loạn lo âu sau ung thư

Dễ dàng nhận biết nhóm người có nguy cơ bị rối loạn lo âu sau ung thư 2 Dễ dàng nhận định đâu là kiểu người dễ rơi vào tình trạng rối loạn sau khi điều trị ung thư

Không phải bất cứ bệnh nhân nào sau khi điều trị ung thư xong cũng rơi vào rối loạn lo âu, ở một số người lại không thấy những triệu chứng như nêu trên. Vậy người có nguy cơ bị mắc chứng rối loạn lo âu sâu ung thư là người như thế nào? Đó là những người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư khi còn trẻ, một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người được chẩn đoán ung thư từ khi còn nhỏ, chịu thời gian dài chữa trị bệnh tật có nguy cơ bị rối loạn lo âu sang chấn sau hậu điều trị cao hơn. Dưới đây là nhóm người có nguy cơ cao dễ bị mắc rối loạn lo âu như:

  • Người độc thân.

  • Người thường xuyên có cách đối phó với căng thẳng là rượu, bia và các chất kích thích khác.

  • Phụ nữ.

  • Người đã từng bị mắc các chứng bệnh tâm thần, stress, rối loạn ăn uống do chịu ảnh hưởng từ tâm lý v.v trước khi bị ung thư.

  • Người hay suy nghĩ, có mức độ căng thẳng tổng thể cao.

Hướng dẫn điều trị rối loạn lo âu cho bệnh nhân sau khi bị ung thư

Hướng dẫn điều trị rối loạn lo âu cho bệnh nhân sau khi bị ung thư 3 Trò chuyện cùng chuyên gia cũng là một cách để bạn bình ổn lại suy nghĩ của mình

Rối loạn lo âu sau sang chấn ung thư không phải là một căn bệnh không có thuốc giải, tùy vào các triệu chứng cụ thể ở mỗi người mà bác sĩ sẽ có những phương pháp khác nhau để điều trị, bạn có thể tham khảo qua một vài các cách thức điều trị phổ biến được giới thiệu ngay sau đây: 

  • Tâm lý trị liệu: Các chuyên gia sẽ trò chuyện, hỗ trợ bệnh nhân ung thư trong vai trò như một nhà cố vấn, có thể thực hiện 1 – 1 hoặc tham gia cùng một nhóm những người cũng đang gặp tình trạng như bạn.

  • Thuốc: Đây là thuốc được kê theo đơn sử dụng kết hợp cùng phương pháp điều trị tâm lý, chống rối loạn lo âu, trầm cảm với ung thư.

  • Các nhóm hỗ trợ: Rất nhiều những nhóm hỗ trợ hiện nay đã và đang được mở rộng và triển khai, giúp đỡ gỡ khúc mắc trong suy nghĩ – cảm xúc của bệnh nhân.

Chúng tôi mong rằng những thông tin về bài viết trên đây sẽ giúp bạn đọc có thêm kinh nghiệm tìm hiểu, lắng nghe về cuộc sống sau ung thư, rối loạn sau sang chấn và ung thư. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi.

Minh Thúy

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)