Nhà thuốc Hưng Thịnh

Người bị tiểu đường ăn kiêng quá mức hoặc những người vận động quá sức đều dễ dẫn đến tình trạng hạ đường huyết. Vậy khi đó chúng ta phải làm gì khi bị hạ đường huyết?

Chúng ta phải làm gì khi bị hạ đường huyết 1Phải làm gì khi bị hạ đường huyết ảnh hưởng?

Hạ đường huyết và nguy cơ hôn mê

Hôn mê hạ đường huyết có thể xảy đến với những người không bị đái tháo đường là do những nguyên nhân:

  • Cơ thể tiết nhiều insulin (do u tế bào beta đảo langerhans, tăng sản) hoặc xuất hiện u ngoài tụy tạng.
  • Người thường nhịn và bỏ bữa, suy dinh dưỡng, nghiện rượu bia,…
  • Người có các bệnh về nội tiết như bệnh ở tuyến thượng thận hay là mắc bệnh cơ năng, bất thường ở chuyển hóa.
  • Những người lạm dụng insulin để tự tử cũng dẫn đến hạ đường huyết.

Trước khi dẫn đến dấu hiệu hôn mê hạ đường huyết thì bệnh nhân đã có một số biểu hiện bất thường ở các cơ quan. Như ở hệ tiêu hóa thì bệnh nhân sẽ thấy đói cồn cào, đau bụng xót ruột… Ở hệ tim mạch thì sẽ xuất hiện cơn đau thắt ngực, có dấu hiệu vận mạch (điện tim đồ ở tim thể hiện thiếu máu cơ tim). Ngoài ra toàn thân bệnh nhân vã mồ hôi và có cảm giác mệt mỏi. Nhất là với hệ thần kinh tinh thần thì bệnh nhân sẽ thấy bị giảm hoạt động trí tuệ, lú lẫn và dễ kích động, thay đổi tính nết…

Với trường hợp hạ đường huyết nặng thì có nguy cơ bị lú lẫn cấp tính, người bệnh bị kích động mạnh và có dấu hiệu giả đột quỵ hoặc dấu hiệu thần kinh khu trú. Có xuất hiện các cơn co giật có thể ngắt quãng hoặc liên tục. Khi bị hôn mê sâu có rối loạn ý thức thì bệnh nhân có thể kèm theo tình trạng vật vã, có các dấu hiệu đặc biệt như là tăng trương lực cơ toàn thân, vã mồ hôi nhưng không bị biểu hiện mất nước.

Bệnh có thể diễn tiến thành cơ hôn mê kéo dài (phù não) hoặc trở thành di chứng thần kinh tinh thần vĩnh viễn (bệnh não sau cơn hạ đường huyết). Nên bệnh nhân cần lưu ý các dấu hiệu và có biện pháp phòng ngừa hạ đường huyết hiệu quả, đồng thời cũng cần biết cách làm gì khi bị hạ đường huyết để xử trí kịp thời.

Chúng ta phải làm gì khi bị hạ đường huyết 2Hạ đường huyết có nguy cơ dẫn đến hôn mê.

Làm gì khi bị hạ đường huyết?

Chúng ta hãy lưu ý một số thông tin sau đây để kịp thời xử lý làm gì khi bị hạ đường huyết.

Nếu bệnh nhân thấy mình có dấu hiệu hạ đường huyết thì cần gấp rút bổ sung bữa ăn nhẹ như là cháo loãng, súp hoặc uống cốc nước đường khoảng 200ml, sau đó người bệnh cần được nằm nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh. Cuối cùng khi đã tỉnh táo lại thì nên cho bệnh nhân ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.

Chúng ta phải làm gì khi bị hạ đường huyết 3Uống nước đường để ổn định đường huyết lại.

Với bệnh nhân bị tiểu đường thì nếu bị hạ đường huyết nên sử dụng dịch ngọt ưu trương 30% ngay lúc có dấu hiệu nghi ngờ, đặc biệt là trước các rối loạn thần kinh cấp trên bệnh nhân đang được điều trị bằng insulin hoặc sulfamid. Khi tiêm thì hãy lưu ý tiêm rất chậm cho bệnh nhân và dùng liều không quá 60 ml, sau đó tiếp tục thay bằng truyền nhỏ giọt dung dịch ngọt 10 – 15%. Tiêm glucose tĩnh mạch thì các dấu hiệu hôn mê sẽ biến mất ngay lập tức, ngoài ra chúng ta cũng có thể tiêm glucagon.

Nếu chúng ta lưu ý làm gì khi bị hạ đường huyết và bệnh nhân được xử lý điều trị sớm thì có thể hồi phục mà không để lại di chứng gì. Ngoài ra thì tiến triển của bệnh cũng phụ thuộc rất nhiều đến việc bệnh nhân có được điều trị kịp lúc không.

Thụy Anh

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)