Nhà thuốc Hưng Thịnh

Ký sinh trùng sốt rét Plasmodium gây ra bệnh sốt rét ở người, chúng ký sinh và lây truyền trung gian chính qua muỗi Anopheles. Vì vậy, nguyên nhân gây bệnh sốt rét cũng như triệu chứng biểu hiện của bệnh có liên hệ chặt chẽ với chu kỳ phát triển của ký sinh trùng sốt rét.

Sốt rét là bệnh nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng do ký sinh trùng Plasmodium hay ký sinh trùng sốt rét gây nên. Bệnh lây truyền sang người qua muỗi cái Anopheles nhiễm ký sinh trùng. Sau giai đoạn ủ bệnh, triệu chứng biểu hiện điển hình của bệnh là sốt theo chu kỳ, ớn lạnh và vã mồ hôi. Triệu chứng này tương ứng với chu kỳ sinh trưởng trong cơ thể người. Bệnh sốt rét nếu không được điều trị kịp thời có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh.

Ký sinh trùng sốt rét là gì?

Ký sinh trùng sốt rét với tên gọi khoa học là Plasmodium, thuộc chi Plasmodium của ký sinh trùng đơn bào. Ký sinh trùng sốt rét được phát hiện lần đầu năm 1885 và hiện này đã có hơn 200 loài của chi này với ít nhất 11 loài ký sinh được trên người. Trong đó, 5 chủng ký sinh thường gặp nhất bao gồm:

  • Plasmodium Falciparum: Đây là loại gây bệnh chủ yếu tại Việt Nam và những vùng nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều. Tỷ lệ lây nhiễm của P.Falciparum chiếm 70 tới 80% ca bệnh ở nước ta.

  • Plasmodium Vivax: Loài này phổ biến ở châu Âu, gặp ở một số nơi châu Á và châu Phi. Loài này chiếm 20 tới 30% ca bệnh tại nước ta.

  • Plasmodium Malaria: Hiếm gặp ở châu Á, xuất hiện nhiều nhất ở châu Âu.

  • Plasmodium Ovale: Loài chưa được phát hiện lây nhiễm ở Việt Nam.

  • Plasmodium Knowlesi: Loài ký sinh trên khỉ và lây nhiễm cho người.

Chu kỳ sống của ký sinh trùng sốt rét 1 Muỗi Anopheles là trung gian truyền bệnh chính

Chu kỳ phát triển của ký sinh trùng sốt rét

Hiện nay, Việt Nam đã phát hiện ra ba chủng lây nhiễm bao gồm chủ yếu là P. falciparum, có P. vivax và P. malariae. Mầm bệnh ký sinh trùng được nuôi dưỡng bên trong cơ thể của muỗi cái Anopheles và lây nhiễm sang người qua nước bọt khi muỗi chích hút máu. Quá trình phát triển và lây bệnh của ký sinh trùng sốt rét trải qua hai giai đoạn chính trong hai cơ thể ý chủ:

  • Muỗi là vật chủ chính: Khi muỗi cái Anopheles hút máu người bị bệnh sốt rét cũng sẽ dính phải máu có chứa giao. Ký sinh trùng từ đó phát triển, trải qua vòng đời từ giao bào đực và cái, sang thoa trùng, rồi theo tuyến nước bọt của muỗi truyền sang người.

  • Con người là vật chủ phụ: Qua vết đốt, ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể của người. Sau khoảng hai tới ba ngày sinh sôi và phát triển trong hệ tuần hoàn, chúng sẽ tích tụ phát triển tại gan.

Giai đoạn trong cơ thể người

Trong cơ thể con người, muỗi sinh sản bằng hình thức vô tính. Đầu tiên, ký sinh trùng sinh sôi và ủ bệnh trong gan. Sau đó, chúng phát tác và phát triển trong tế bào hồng cầu. Cụ thể:

  • Mầm bệnh là thoa trùng sốt rét từ muỗi Anopheles truyền sang máu người.

  • Thoa trùng sốt rét chủ động tìm đường xâm nhập vào gan.

  • Sau khi phá vỡ và chui vào trong các tế bào gan, chúng bắt đầu phân chia và sinh sôi nảy nở.

  • Khi tích tụ một lượng đủ lớn, chúng sẽ phá vỡ tế bào gan và di chuyển vào tế bào hồng cầu trong máu.

  • Trong hồng cầu, chúng lại tiếp tục sinh sản vô tính tới số lượng lớn gây vỡ hồng cầu.

  • Một số mảnh ký sinh trùng trôi tự do trong máu và trở thành giao bào đực và cái. Khi muỗi hút phải chúng sẽ lây bệnh sốt rét.

  • Từ đây, chúng bắt đầu giai đoạn sinh sản hữu tính trong dạ dày con muỗi.

Thời gian hoàn thành chu trình sinh sản trong cơ thể người sẽ tùy vào loại sốt rét.

Chu kỳ sống của ký sinh trùng sốt rét 2 Chu trình sống của ký sinh trùng sốt rét

Giai đoạn trong cơ thể muỗi

Muỗi là vật chủ chính của ký sinh trùng sốt rét. Dạ dày muỗi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh sản hữu tính của ký sinh trùng hay chính là sự kết hợp giữa giao bào đực và giao bào cái để tạo thành hợp. 

Sau đó, hợp tử sốt rét sẽ phát triển thành trứng. Trứng tự động chui ra mặt ngoài thành dạ dày muỗi và vỡ ra, phóng thích các thoa trùng mới vào tuyến nước bọt của muỗi. Tại đây, chúng sẵn sàng truyền bệnh và bắt đầu chu kỳ mới trong cơ thể người bị lây.

Triệu chứng của bệnh sốt rét

Trước khi biểu hiện ra triệu chứng, ký sinh trùng có thời gian ủ bệnh, đây cũng chính là giai đoạn phát triển trong gan của người. Mỗi loài sẽ có thời gian ủ bệnh khác nhau, cụ thể:

  • P. falciparum cần 9 đến 14 ngày để tích được số lượng phá hủy tế bào gan.

  • P. vivax cần 12 đến 17 ngày.

  • P. ovale cần tới 16 đến 18 ngày hoặc lâu hơn.

  • Đối với P. malariae, thời gian ủ bệnh khoảng 1 tháng hoặc lâu hơn (hàng năm).

Giai đoạn khởi phát bệnh, triệu chứng điển hình nhất là cơn sốt rét run. Cơn sốt xảy ra do hồng cầu bị phá vỡ và phóng thích các ký sinh trùng mới. Đầu tiện, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, ớn lạnh và sốt cao tới 39 – 40 độ. Sau 2 tới 6 giờ, cơn sốt giảm dần, bệnh nhân đổ mồ hôi như tắm, có thể kéo dài 2 tới 3 giờ. Theo chu kỳ, cơn sốt rét run sẽ lặp lại sau 1 tới 2 ngày tùy vào loài gây bệnh. 

Chu kỳ sống của ký sinh trùng sốt rét 3 Sốt theo chu kỳ là biểu hiện điển hình của bệnh sốt rét

Sau một tuần bị bệnh, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng lách to. Biểu hiện bởi cơn đau âm ỉ, có thể sờ thấy khối ở vùng hạ sườn trái. 

Bệnh nhân có thể gặp tình trạng thiếu máu do sự phá hủy hồng cầu gây ra bởi ký sinh trùng sốt rét. Đi kèm với triệu chứng thiếu máu là vàng da, tăng thêm gánh nặng cho lách để xử lý hồng cầu bị nhiễm bệnh.

Đối với đối tượng trẻ em mắc bệnh sốt rét có thể gây tình trạng còi xương, chậm phát triển. Nếu trẻ không được điều trị hiệu quả có thể dẫn tới tình trạng thiếu máu nặng, suy hô hấp, tổn thương đa cơ quan và có nguy cơ tử vòng trong vòng 72 giờ.

Nguy hiểm hơn, với phụ nữ có thai mắc bệnh sốt rét dễ gây ảnh hưởng tới quá trình phát triển của thai nhi như trẻ sinh non, thai chết lưu hoặc sảy thai. Đồng thời, thai phụ nhiễm sốt rét trong quá trình mang thai có thể sinh con bị sốt rét bẩm sinh.

Biện pháp phòng bệnh sốt rét

Bệnh sốt rét là căn bệnh nguy hiểm với tính chất lây nhiễm cao, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, công tác phòng chống dịch bệnh đóng vai trò then chốt trong việc ngăn ngừa bệnh sốt rét. Bạn có thể chủ động tham gia phòng chống bệnh bằng các biện pháp sau đây:

  • Vệ sinh sạch môi trường sống, loại bỏ nơi mà muỗi trú ẩn và phát triển bằng cách phát quang bụi rậm, khai thông cống rãnh, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ…

  • Buổi tối cần sử dụng màn để ngủ. Vào ban ngày, màn cần được tẩm hóa chất diệt muỗi.

  • Khi thấy xuất hiện các triệu chứng nghi bệnh sốt rét như đau đầu, sốt rét run, đau cơ… người bệnh cần tới ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.

Chu kỳ sống của ký sinh trùng sốt rét 4 Cần vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ nơi trú ẩn của muỗi

Trên đây là bài viết của nhà thuốc Hưng Thịnh về chu kỳ sống của ký sinh trùng sốt rét. Hy vọng với bài viết, bạn có thể biết được những thông tin cơ bản về chủ đề này. Ký sinh trùng sốt rét lây truyền và sinh sôi trong cơ thể muỗi cái Anopheles, lây nhiễm và phát bệnh trên cơ thể người. Thời kỳ ủ bệnh và biểu hiện triệu chứng sốt theo chu kỳ tương ứng với các giai đoạn phát triển trong cơ thể người. Bệnh sốt rét là bệnh lý nguy hiểm khi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy các biện pháp phòng bệnh được đặt lên hàng đầu.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)