Nhà thuốc Hưng Thịnh

Tiểu cầu là một loại tế bào không thể thiếu trong cơ thể, chúng có chức năng chính trong quá trình đông máu và cầm máu để bảo vệ sự an toàn của mạch máu. Vậy, mức độ tiểu cầu bình thường là bao nhiêu và việc tăng hoặc giảm tiểu cầu có ảnh hưởng gì tới sức khỏe chúng ta?

Các giá trị về số lượng tiểu cầu trong cơ thể mỗi người khác nhau, phụ thuộc vào giới tính, lứa tuổi, tâm lý và chủng tộc… Tuy nhiên, các chỉ số này luôn nằm trong một khoảng xác định, nếu thấp hay cao hơn khoảng đó đều có thể gây ra những bất thường tới sức khỏe chúng ta. Hãy cùng Nhà Thuốc Hưng Thịnh tìm hiểu khoảng tiểu cầu bình thường đó là bao nhiêu.

Tiểu cầu là gì? Mức độ tiểu cầu bình thường trong cơ thể

Đôi nét về tiểu cầu

Tiểu cầu là một trong những loại tế bào máu trong người, sinh ra từ tủy xương, có đời sống kéo dài 7 – 10 ngày, cư trú chủ yếu ở lách và các mạch máu. Cũng như hồng cầu, tiểu cầu không có nhân. Tiểu cầu là tế bào máu nhỏ nhất trong tất cả các tế bào máu của cơ thể người, khi quan sát trên kính hiển vi, tiểu cầu là những đốm màu tím sẫm nhỏ hơn hồng cầu khoảng 5 lần. Tiểu cầu có hình dạng tròn hoặc bầu dục với hai mặt lồi giống thấu kính với đường kính xấp xỉ khoảng 2μm, đường kính lớn nhất có thể lên đến 3μm.

Chỉ số tiểu cầu bình thường là bao nhiêu? Chỉ số tiểu cầu bất thường do nguyên nhân gì? 1 Tiểu cầu là một trong những loại tế bào máu trong cơ thể

Tiểu cầu tham gia vào chức năng cầm máu bằng cách tạo thành các cục máu đông nhằm bịt các vết thương ở thành mạch máu. Ngoài ra, tiểu cầu còn có chức năng làm cho thành mạch trở nên mềm mại và dẻo dai nhờ chức năng tiểu cầu làm “trẻ hóa” tế bào nội mạc.

Số lượng tiểu cầu bình thường trong cơ thể

Số lượng tiểu cầu trong một đơn vị thể tích máu được ký hiệu là PLT (Platelet Count). Bình thường, số lượng tiểu cầu trong máu vào khoảng 150.000 đến 400.000 tiểu cầu/μl máu, tức là trong mỗi lít máu sẽ có khoảng 150 – 400 tỷ tế bào tiểu cầu.

Giá trị này có thể thay đổi ở mỗi người do có công thức máu khác nhau, đồng thời nó còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như giới tính, tâm lý, lứa tuổi và đặc biệt là thiết bị làm xét nghiệm. Vì vậy, nếu muốn xác định cơ thể đang luôn khỏe mạnh thì chúng ta nên kiểm tra xét nghiệm công thức máu định kỳ nhằm ngăn ngừa các dấu hiệu bệnh có thể xảy ra, từ đó có thể đưa ra các phương pháp chữa trị kịp thời nhất.

Chỉ số tiểu cầu bình thường là bao nhiêu? Chỉ số tiểu cầu bất thường do nguyên nhân gì? 2 Số lượng tiểu cầu bình thường trong cơ thể có thể thay đổi tùy theo từng người

Giảm tiểu cầu so với lượng tiểu cầu bình thường do đâu?

Nếu số lượng tiểu cầu giảm dưới mức bình thường là 150.000 tiểu cầu/μl máu có thể được gọi là giảm tiểu cầu. Có rất nhiều nguyên nhân gây giảm tiểu cầu, đồng thời giảm tiểu cầu cũng gây nên nhiều triệu chứng khác nhau.

Nguyên nhân gây giảm tiểu cầu

Giảm tiểu cầu có thể gây ra bởi các nguyên nhân khác nhau, ví dụ như: 

  • Cơ thể nhiễm một số loại virus như HIV, viêm gan, thủy đậu, quai bị… do đó ảnh hưởng tới quá trình sản sinh tiểu cầu.

  • Một số loại thuốc gây ức chế quá trình sản sinh tiểu cầu hoặc gây phá hủy tiểu cầu.

  • Một số bệnh lý ác tính có thể gây nên tình trạng giảm tiểu cầu đột ngột, ví dụ như các tế bào ung thư chiếm đóng không gian trong tủy xương khiến quá trình sinh sản của tiểu cầu bị hạn chế, không thể sản sinh ra nhiều tiểu cầu hay thậm chí ngăn chặn hoàn toàn quá trình sản sinh của tiểu cầu.

  • Hệ thống miễn dịch bị rối loạn dẫn đến các kháng thể có khả năng phá hủy tiểu cầu được sinh ra, gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.

  • Người thân trong gia đình đã từng mắc bệnh giảm tiểu cầu và di truyền cho thế hệ sau.

Chỉ số tiểu cầu bình thường là bao nhiêu? Chỉ số tiểu cầu bất thường do nguyên nhân gì? 3 Người nhiễm virus viêm gan B có số lượng tiểu cầu giảm so với bình thường

Triệu chứng khi tiểu cầu giảm 

Như đã nói ở trên, tiểu cầu có nhiều vai trò quan trọng trong việc cầm máu và giảm thiểu tình trạng xuất huyết gây nguy hiểm cho tính mạng. Tiểu cầu giảm ở các mức độ khác nhau, với mỗi mức độ sẽ cho ra từng dấu hiệu và triệu chứng khác nhau để có thể nhận biết tình trạng bệnh của mình. Cụ thể như:

  • Mức độ nhẹ: Người có tiểu cầu bị giảm xuống thấp hơn so với mức bình thường ở mức độ nhẹ (khoảng dưới 150.000 tiểu cầu/μl máu) không xuất hiện triệu chứng, chỉ có thể phát hiện thông qua xét nghiệm huyết đồ.

  • Mức độ trung bình: Với khoảng 50.000 tiểu cầu/μl máu sẽ xuất hiện các triệu chứng như: Khi bị đứt tay, trầy xước sẽ chảy máu dài hơn và nhiều hơn; phụ nữ sẽ ra nhiều kinh nguyệt hơn khi tới tháng.

  • Mức độ nặng: Khoảng dưới từ 10.000 đến 20.000 tiểu cầu/μl máu sẽ làm xuất hiện các triệu chứng như: Xuất huyết niêm mạc mũi, họng; xuất huyết dưới da, xuất huyết ống tiêu hóa…

  • Các nốt giảm tiểu cầu xuất hiện là các vết nhỏ có màu đỏ với kích thước bằng đầu kim, phẳng và thường thấy ở khu vực hai cẳng chân. Đây là triệu chứng của xuất huyết mao mạch ở niêm mạc hoặc ở vùng da.

Tại sao tăng tiểu cầu so với lượng tiểu cầu bình thường?

Tăng tiểu cầu gặp khi số lượng tiểu cầu trong cơ thể lớn hơn 450.000 tiểu cầu/μl máu, được chia làm 2 loại là tăng tiểu cầu nguyên phát và tăng tiểu cầu thứ phát.

Tăng tiểu cầu nguyên phát

Tăng tiểu cầu nguyên phát là do các tế bào gốc trong tủy xương bất thường gây quá sản tiểu cầu. Thông thường, tăng tiểu cầu nguyên phát thường do di truyền. Các tiểu cầu trong bệnh lý này không bình thường, có thể có hình dạng huyết khối hoặc có thể gây chảy máu nếu không hoạt động đúng mức, gây ảnh hưởng tới quá trình đông máu, về lâu dài tủy xương sẽ bị xơ hóa.

Tăng tiểu cầu thứ phát

Tăng tiểu cầu thứ phát xảy ra khi một bệnh lý hoặc một tác nhân ngoại lai làm tăng số lượng tiểu cầu. Tăng tiểu cầu thứ phát thường gặp trong một số trường hợp như thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu tan huyết, ung thư, viêm, các bệnh truyền nhiễm, hậu phẫu thuật cắt lách…

Bệnh lý này làm xuất hiện nhiều cục máu đông xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể, thường phát triển ở não, tay, chân. Cục máu đông ở não gây tai biến mạch máu não ở bệnh nhân, dấu hiệu thường gặp là đau đầu và chóng mặt kéo dài, trong khi cục máu đông ở chi khiến tay chân trở nên tê và đỏ ửng, đồng thời có cảm giác bỏng rát dữ dội và đau nhói.

Chỉ số tiểu cầu bình thường là bao nhiêu? Chỉ số tiểu cầu bất thường do nguyên nhân gì? 4 Tăng tiểu cầu có thể gây tai biến mạch máu não

Ngoài ra, tăng tiểu cầu còn có thể gây chảy máu cam, chảy máu nướu răng, hay thậm chí phân có máu do các cục máu đông hình thành khi tăng tiểu cầu sử dụng hết lưu lượng tiểu cầu của cơ thể, vì vậy không thể hàn gắn bất kỳ vết đứt hoặc tổn thương nào của mạch máu.

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu về mức tiểu cầu bình thường là bao nhiêu, đồng thời đưa ra các bệnh lý có thể gặp phải khi tiểu cầu tăng hoặc giảm rõ rệt so với mức bình thường. Chúc bạn đọc sức khỏe và đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo trên trang web của Nhà Thuốc Hưng Thịnh nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)