Nhà thuốc Hưng Thịnh

Chỉ số axit uric trong máu tăng cao dễ gây ra các bệnh nguy hiểm như gút, sỏi thận,… Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về chỉ số axit uric là gì và ảnh hưởng đến sức khỏe khi nào. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp một số thông tin liên quan đến chỉ số này.

Axit uric dư thừa trong máu là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh gout. Vì vậy, để chẩn đoán và điều trị sớm căn bệnh này, mỗi người phải xác định được sự bất thường của chỉ số axit uric trong cơ thể thông qua xét nghiệm nước tiểu và máu. Vậy axit uric ở mức độ nào là bình thường?

Chỉ số axit uric là gì?

Axit uric là một hợp chất được tổng hợp chủ yếu ở gan, ruột và nội mô mạch máu. Chúng được coi là sản phẩm cuối cùng của một nhóm các nhân purin ngoại sinh và nội sinh của tế bào chết, nơi các axit nucleic, adenin và guanin bị phân hủy thành axit uric.

Quá trình tổng hợp axit uric có hai nguồn: axit uric nội sinh và axit uric ngoại sinh.

Axit uric từ nguồn nội sinh là sản phẩm của quá trình chuyển hóa tự nhiên của cơ thể. Khi tế bào chết đi, nhân purin sẽ bị phá hủy và biến thành axit uric.

Ngoài ra, còn có axit uric ngoại sinh, là sản phẩm của thức ăn có nguồn gốc động vật như nội tạng, thịt đỏ, sò ốc, … Những thực phẩm này có hàm lượng purin cao và chuyển hóa thành axit uric khi ăn vào cơ thể.

Chỉ số axit uric là gì Axit uric được tổng hợp chủ yếu ở gan, ruột và nội mô mạch máu

Vai trò của axit uric đối với cơ thể người

Mặc dù axit uric thường được nhắc đến khi nói đến bệnh , nhưng nó cũng đóng một vai trò trong cơ thể. Trong đó: 

Axit uric đóng vai trò là chất chống oxy hóa: 

  •  Chất khử mạnh, chất chống oxy hóa mạnh. 
  •  Tham gia tích cực vào các phản ứng chống oxy hóa trong huyết tương. 

Quản lý chức năng nội mô: 

  •  Ngược lại với các nghiên cứu cho thấy rằng nồng độ axit uric có thể làm hỏng tính toàn vẹn của tế bào nội mô mạch máu, có nghiên cứu cho thấy rằng nồng độ axit uric rất thấp trong máu gây ra rối loạn chức năng nội mô. 
  •  Axit uric cân bằng chức năng của mô.

Kích thích não bộ hoạt động: 

  •  Axit uric có vai trò tạo ra nguồn năng lượng kích thích hoạt động của não bộ. 
  •  Nồng độ Nếu nồng độ axit uric cân bằng, khả năng tư duy tốt hơn 
  •  Nếu thiếu axit uric sẽ có nguy cơ mắc bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer, …

Chỉ số axit uric bao nhiêu là cao?

Chỉ số axit uric bao nhiêu là cao, bao nhiêu là bình thường khiến nhiều người băn khoăn. Bởi khi biết chính xác nồng độ axit uric trong máu có thể giúp chẩn đoán bệnh gout và có phương án điều trị kịp thời. 

Theo các chuyên gia y tế, nồng độ axit uric bình thường ở nam giới là 180 đến 420 µmol/l, ở nữ giới là 150 đến 360 µmol/l. 

Nếu nồng độ axit uric của bạn tăng cao hơn ngưỡng an toàn, bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh gout.

Xem thêm: Chỉ số acid uric máu bao nhiêu là bị Gout

Xét nghiệm chỉ số axit uric

Mục đích của xét nghiệm

Phương pháp đo chỉ số axit uric được sử dụng trong chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến sự thay đổi nồng độ axit uric trong cơ thể. Xét nghiệm axit uric thích hợp trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng của bệnh gout. Ngoài ra, xét nghiệm này cũng được thực hiện định kỳ để theo dõi và kiểm soát bệnh nhân mắc bệnh gout trong quá trình điều trị bệnh.
  • Bệnh nhân cần theo dõi chức năng thận sau chấn thương, tìm nguyên nhân gây sỏi thận hoặc xác định suy thận.
  • Áp dụng cho trường hợp bệnh nhân ung thư phải được theo dõi sau xạ trị, hóa trị liệu điều trị ung thư để axit uric máu không vượt ngưỡng cho phép.
  • Bệnh nhân lao nhận được phác đồ có pyrazinamide.

Các bước thực hiện xét nghiệm axit uric

  • Xét nghiệm vào buổi sáng. Trước khi lấy máu xét nghiệm ít nhất 4 giờ, bệnh nhân phải nhịn ăn, chỉ uống nước lọc. 
  • Trước khi phân tích, bác sĩ cho mẫu máu vào một ống nghiệm có chứa chất chống đông máu, một máy ly tâm. 
  • Một lần xét nghiệm chỉ số axit uric mất khoảng một giờ.

Xét nghiệm chỉ số axit uric thế nào Xét nghiệm axit uric định kỳ để theo dõi và kiểm soát bệnh gout

Một số nguyên nhân làm tăng chỉ số axit uric

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng axit uric máu. Một số nguyên nhân có thể kể đến như: 

Di truyền: 

  • Hội chứng Lesch-Nyhan có thể dẫn đến tăng chỉ số axit uric máu.
  • Làm tổn thương đến thận, bàng quang, ảnh hưởng đến khả năng bài tiết.

Giảm bài tiết axit uric: 

Axit uric thường bị đào thải qua thận. Tuy nhiên khi thận hoạt động không tốt do mắc các bệnh lý thận hoặc sử dụng thuốc, nhiễm độc chì hay tiểu đường có thể ảnh hưởng đến chức năng đào thải axit uric của cơ thể. 

Tăng sản xuất axit uric: 

  • Tình trạng này xảy ra thường do sự bất thường của enzyme trong trường hợp ung thư hạch, bệnh bạch cầu, chứng tan máu, bệnh vảy nến . Những bệnh lý này làm tăng sản xuất uric máu. 
  • Có thể do tác dụng phụ của quá trình hóa trị hoặc xạ trị 

 Chế độ ăn nhiều purin:

Purin trong thực phẩm khi được phân giải sẽ tạo thành axit uric. Các thực phẩm giàu purin có thể làm tăng nồng độ axit uric như nội tạng, thịt đỏ, các loại cá giàu dinh dưỡng như cá mòi, cá trích, rau súp lơ, măng tây, nấm…

Các thực phẩm giàu purin có thể làm tăng chỉ số axit uric như nội tạng, thịt đỏ Các thực phẩm giàu purin có thể làm tăng nồng độ axit uric như nội tạng, thịt đỏ

Các yếu tố rủi ro khác có thể kể đến như: 

  • Tuổi tác và giới tính: Đàn ông có khả năng gặp phải triệu chứng bệnh gout nhiều hơn so với nữ giới, nam giới xuất hiện bệnh từ 30 đến 50 tuổi, nữ giới gặp nhiều nhất sau thời kỳ mãn kinh.
  • Tiền sử gia đình: Gia đình có người mắc gout có nguy cơ mắc gout cao hơn.
  • Sử dụng thuốc tăng nồng độ axit uric: Aspirin, thuốc lợi tiểu, huốc ức chế miễn dịch, niacin…
  •  Uống nhiều rượu bia.
  • Các vấn đề về sức khỏe như béo phì, tiểu đường, huyết áp cao, mỡ máu, suy giáp, bệnh thận.

Trên đây là một số thông tin về chỉ số axit uric bạn nên biết. Để kiểm soát nồng độ uric hiệu quả, bạn cần chủ động bảo vệ sức khỏe của mình.

Ngọc Hà

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)