Nhà thuốc Hưng Thịnh

Chăm sóc bệnh nhân uốn ván đúng cách sẽ giúp bệnh nhân mau lành bệnh, cũng như thời gian điều trị được rút ngắn hơn. Tìm hiểu về cách chăm sóc bệnh nhân uốn ván sẽ rất hữu ích khi bạn hoặc người thân không may mắc phải căn bệnh này.

Chăm sóc bệnh nhân uốn ván sao cho mau khỏi 1Chăm sóc bệnh nhân uốn ván đúng cách sẽ giúp bệnh mau lành.

Chăm sóc bệnh nhân uốn ván đúng cách là như thế nào?

Để chăm sóc bệnh nhân uốn ván đúng cách, bạn cần tìm hiểu rõ nguồn gốc, nguyên nhân dẫn đến uốn ván cũng như theo dõi biểu hiện của bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh.

Cần biết được vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể người bằng đường nào, là do bị đạp phải đinh, do gai đâm, hay do những vết thương hở khác như sinh mổ, cắt dây rốn, hay nạo phá thai?

Đánh giá vết thương của người bệnh ở mức độ nào. Đây là vết thương đã bị hoại tử hay đã liền sẹo, vết thương là sạch hay bẩn?

Biểu hiện người bệnh bị co cơ, mỏi hàm, khó mở miệng sau khi bị thương là bao lâu? Cần theo dõi người bệnh có khó thở, khó nuốt hay không, nhiệt độ cơ thể là bao nhiêu, nhịp thở có đều hay không. Tình trạng tinh thần của người bệnh ổn định hay cần phải dùng thuốc an thần?

Việc theo dõi kỹ càng các biểu hiện của bệnh nhân là cách tốt nhất để kiểm soát được bệnh. Cũng như có biện pháp xử lý kịp thời, ngăn không để bệnh chuyển biến xấu, hay có những biến chứng nguy hiểm.

Chăm sóc bệnh nhân uốn ván

Chăm sóc bệnh nhân uốn ván là hỗ trợ cho việc điều trị các biểu hiện của người bệnh. Trong giai đoạn đầu, nếu bệnh nặng chắc chắc người bệnh sẽ rất khó vận động và tự kiểm soát bản thân do các triệu chứng của uốn ván gây ra. Vì thế người thân nên hỗ trợ người bệnh nhiều nhất có thể. Bạn nên tham khảo một vài cách chăm sóc bệnh nhân uốn ván sau:

  • Trường hợp người mắc bệnh uốn ván có biểu hiện co giật thì bạn cần khống chế cơn co giật bằng cách tiêm thuốc an thần, cho người bệnh uống thuốc an thần đúng liều lượng và đúng giờ. Đối với trường hợp phải tiêm thuốc, cần chú ý hạn chế không tiêm vào bắp người bệnh. Chú ý trong việc sử dụng thuốc dãn cơ, cần tiêm đúng liều lượng và theo dõi tình trạng sau khi tiêm thuốc của người bệnh cho tới khi biểu hiện co giật chấm dứt.
  • Hút các chất đờm dãi để bệnh nhân không bị chặn đường thở. Vệ sinh răng, mũi hàng ngày cho bệnh nhân trong khoảng từ 2 – 3 lần/ngày. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần được rửa mắt và nhỏ thuốc hàng ngày.
  • Cần vệ sinh cá nhân cho bệnh nhân thường xuyên cũng như thay gra giường và quần áo.
  • Để tránh cho người bệnh không bị loét tỳ đè cần để người bệnh nằm đệm hơi hoặc đệm nước, ngoài ra cứ sau 2 tiếng cần thay đổi tư thế người bệnh một lần.
  • Để bệnh nhân nghỉ ngơi ở nơi có không gian yên tĩnh và không bị kích thích.
  • Cung cấp nước đầy đủ cho người bệnh bằng cách cho uống hoặc thông qua đường truyền tĩnh mạch. Bên cạnh đó, cũng cần phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh uốn ván để cơ thể có sức.

Chăm sóc bệnh nhân uốn ván sao cho mau khỏi 2Chăm sóc bệnh nhân uốn ván không để cơ thể người bệnh bị thiếu nước.

  • Chú ý giữ an toàn cho người bệnh, không để bệnh nhân bị ngã.
  • Theo dõi sát sao mạch, nhiệt độ cũng như huyết áp của người bện để kịp thời báo cho bác sĩ.

Nguyên nhân dẫn đến uốn ván là do người bệnh bị các vết thương hở, bởi vậy việc chú ý và vệ sinh những vết thương này rất quan trọng. Bạn cần:

  • Chăm sóc vết thương, thay băng và rửa vết thương hàng ngày. Dẫn lưu mủ nếu tình trạng vết thương có mủ.
  • Nếu trong vết thương có dị vật thì cần mở rộng vết thương và lấy dị vật đó ra.
  • Đối với vết thương đã bị hoại tử thì cần cắt lọc.
  • Chú ý tuyệt đối không băng kín vết thương.
  • Cần tiêm cho người bệnh Penicilin – kháng sinh diệt khuẩn uốn ván, kháng sinh chống bội nhiễm cũng như Serum Anti Tetanos.

Ngoài chăm sóc bệnh nhân uốn ván trong giai đoạn đầu, đến thời điểm người bệnh có xu hướng phục hồi, bạn cũng nên hướng dẫn người bệnh làm những việc sau đâyđể bệnh tiến triển tốt hơn:

  • Hướng dẫn người bệnh hít thở sâu, học cách ho khạc.
  • Khuyến khích người bệnh uốn ván vận động tay chân để không để xảy ra tình trạng cứng khớp.
  • Khi người bệnh bắt đầu tự ăn được, cần hướng dẫn người bệnh ăn, nuốt trước khi rút sonde dạ dày.

Khi chăm sóc bệnh nhân uốn ván cũng cần lưu ý những điều sau:

  • Ở giai đoạn đầu của bệnh không nên tự ý cho bệnh nhân ăn qua đường miệng để không bị sặc.
  • Tránh gặp người nhà để người bệnh không bị kích thích mà dẫn đến co giật.
  • Cần phải chuẩn bị thức ăn riêng cho người bệnh uốn ván.

Chăm sóc bệnh nhân uốn ván sao cho mau khỏi 3Bên cạnh chăm sóc bệnh nhân uốn ván cách tốt nhất là nên tiêm phòng trước để ngừa bệnh.

Phòng ngừa bệnh uốn ván là cách tốt nhất

Để bảo vệ bản thân cũng như người xung quanh thì cách tốt nhất là tiêm phòng uốn ván. Các đối tượng cần tiêm phòng uốn ván là tất cả mọi người vì bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh này. Nhất là các thai phụ, trẻ sơ sinh và người trong độ tuổi sinh đẻ từ 14 – 44 tuổi.

Bệnh uốn ván mặc dù nguy hiểm nhưng sẽ không là vấn đề nếu bạn chủ động tìm hiểu về bệnh và phòng ngừa trước. Việc tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm uốn ván sẽ giúp bạn cũng như gia đình 99 – 100% không mắc phải căn bệnh này.

Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn nhưng thông tin cần thiết về chăm sóc bệnh nhân uốn ván. Xin lưu ý, mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, bạn cần phải đến gặp bác sĩ để đảm bảo được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.

Hoàng Minh

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)