Nhà thuốc Hưng Thịnh

Có lẽ chúng ta khá quen thuộc với cây vông nem, một loại cây thường trồng bên hàng rào làm cảnh. Không chỉ có tác dụng làm đẹp quanh nhà, cây vông nem còn được sử dụng làm thuốc và làm món ăn trong bữa ăn của người Việt. Vậy đặc điểm của cây vông nem là gì? Cây vông nem có những tác dụng gì đối với sức khỏe?

Trước đây, đa số cây vông nem là giống cây mọc hoang, chỉ số ít hộ dân trồng để làm cảnh. Đến nay, khi khoa học phát triển, người ta phát hiện ra ngoài tác dụng làm đẹp cho hàng rào, cây vông nem còn có thể sử dụng làm cây thuốc, làm thức ăn. Cụ thể cây vông nem có những tác dụng như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Nhà thuốc Hưng Thịnh nhé!

Đặc điểm của cây vông nem

Cây vông nem có tên khoa học là Erythrina variegata, thuộc họ Fabaceae, chi Erythrina sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây có nguồn gốc xuất xứ từ Ấn Độ và quần đảo Polyned, phân bố từ Đông Á đến Châu Phi. Ở khu vực trung á, cây xuất hiện nhiều ở các nước: Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia, Philippin…

Vông nem là cây thân gỗ, chiều cao có thể lên tới 10m. Vỏ cây có thể màu xanh hoặc nâu. 

Cây có nhiều cành nhỏ, trên thân cành có gai hình nón, màu đen. Lá cây mọc theo kiểu so le nhau, có 3 chét hình tam giác, lá chét giữa lớn hơn 2 lá chét bên cạnh và chiều rộng lớn hơn chiều dài. 

Từ tháng 3 – 5, cây sẽ ra hoa màu đỏ tươi, mọc thành từng chùm dày, đài hoa có hình ống 5 răng nhỏ, tràng hoa dài, cánh cò rộng. Dù cây có rất nhiều hoa nhưng số lượng hoa đậu quả lại rất ít. Quả có hình hạt đậu, không có lông.

Ở nước ta, cây vông nem thường được phát hiện tại các bờ biển, lân cận các rừng ngập mặn và rừng thưa. Cây không chỉ được người dân sử dụng làm cây thuốc mà nó còn được tận dụng làm bóng mát ở ven đường khu dân cư.

Trong Đông y, tất cả các bộ phận của cây vông nem đều được tận dụng để làm thuốc. Phần lá, hoa, vỏ cây có tính bình, vị đắng, tác dụng chính là an thần, chữa lành vết loét nên thường được sử dụng để điều trị các bệnh như trĩ, phong thấp, mất ngủ…

Cây vông nem có tác dụng gì? 1 Cây vông nem ra hoa màu đỏ tươi, mọc thành chùm

Tác dụng của cây vông nem

Khả năng phòng ngừa bệnh sâu răng

Người ta phát hiện, trong cây vông nem có thành phần Isoflavonoid. Đây là một chất có hoạt tính kháng khuẩn cao, chống lại Staphylococcus aureus kháng methicillin và nhiều chủng vi khuẩn khác. 

Ngoài ra, ở cây vông nem cũng đã tìm ra hợp chất erycristagallin và orientanol B có hoạt tính kháng khuẩn rất mạnh. Bằng cách ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây bệnh qua sự can thiệp của nó vào sự kết hợp của glucose chịu trách nhiệm sản xuất acid hữu cơ, erycristagallin có thể sẽ trở thành tác nhân hóa thực vật mạnh mẽ nhất trong việc ngăn ngừa sâu răng.

Cây vông nem có tác dụng gì? 2 Cây thuốc vông nem có tác dụng phòng ngừa sâu răng

Chống oxy hóa

Bình thường, các gốc tự do được tạo ra và các loại oxy phản ứng sẽ được bù đắp bởi một hệ thống oxy hóa nội sinh rất phức tạp. Nhưng cũng có nhiều trường hợp ngoài ý muốn xảy ra do rất nhiều những nguyên nhân khác nhau, có thể là do môi trường, cũng có thể do bệnh lý làm cho các gốc dư thừa trong cơ thể tích tụ ngày càng nhiều. Do đó, cây vông nem dễ gây nên tình trạng stress oxy hóa.

Người ta đã tìm ra cách khắc phục stress oxy hóa bằng chiết xuất thô được tìm thấy trong cây vông nem. Nó được đánh giá cao về khả năng loại bỏ gốc tự do và là nguồn chất tự nhiên dồi dào.

Giảm đau và chống viêm

Viêm là phản ứng sinh học của cơ thể chống lại các tác nhân gây viêm. Khi quá trình viêm được kích hoạt, cơ thể xảy ra các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau gây khó chịu cho người bệnh. 

Lá của cây vông nem chứa alkaloid có hoạt tính chống viêm. Ngoài ra, người ta cũng thường sử dụng vỏ thân và lá của cây trong bệnh sốt và thấp khớp. Chiết xuất methanolic của lá vông nem cũng có tác dụng chống ung thư đáng kể.

Cây vông nem có tác dụng gì? 4 Các triệu chứng viêm như sưng, nóng, đỏ, đau gây khó chịu cho người bệnh

Điều trị chứng bệnh mất ngủ

Sự lo âu, căng thẳng trong công việc hàng ngày dễ gây ra tình trạng mất ngủ. Sử dụng 5 – 10 gram lá cây vông nem sắc thuốc hoặc có thể xào, luộc như các loại rau sẽ giúp giấc ngủ ngon hơn, sau khi ngủ dậy cơ thể cũng khoan khoái, khỏe mạnh. 

Trong lá vông nem có chứa thành phần alkaloid có tác dụng dược lý, chống co giật và ức chế thần kinh. Điều này cho thấy khả năng làm giãn thần kinh trung ương, từ đó giảm tình trạng căng thẳng, lo âu. Vì thế, công dụng này của cây thường được khai thác để hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, điều trị chứng động kinh vắng mặt.

Cây vông nem có tác dụng gì? 5 Cây vông nem điều trị chứng mất ngủ

Cân bằng calci và chống loãng xương

Qua nhiều nghiên cứu đánh giá về cân bằng nội môi calci ở chuột bị kích thích quá mức và điều hòa hoạt động biểu hiện gen trong tá tràng và thận của các chất chiết xuất từ cây vông nem. Người ta thấy rằng, nó có khả năng cải thiện nồng độ calci trong huyết thanh và ức chế sự bài tiết calci qua nước tiểu ở chuột. Điều này chứng tỏ có sự điều hòa của các chiết xuất trong cây vông nem trên mARN VDR ở tá tràng và mARN CaBP-9k ở thận.

Kết luận được đưa ra là vông nem có khả năng ngăn chặn tốc độ luân chuyển xương rất cao do thiếu hụt estrogen, ức chế mất xương và giúp cải thiện các đặc tính sinh học của xương ở chuột thí nghiệm.

Tác dụng phụ của cây vông nem

Bên cạnh nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe thì trong một vài trường hợp, cây vông nem có thể đem lại những điều không mong muốn cho cơ thể. Lá và vỏ thân cây có chứa alcaloid độc tính nhẹ. Vì vậy, khi sử dụng quá liều lượng cho phép có thể dẫn tới triệu chứng sụp mi. 

Cây vông nem có tác dụng gì? 6 Sử dụng quá liều lá, thân vông nem dẫn tới sụp mi

Đây là hiện tượng mi trên bị sụp xuống, giống như tình trạng buồn ngủ nhưng thực tế không phải. Tuy mi trên sụp xuống nhưng người bệnh vẫn không thể ngủ được. Ngoài ra, sử dụng liều lượng quá cao cũng khiến cơ thể mệt mỏi, các cơ và khớp rã rời. Do đó, bạn không nên tùy ý sử dụng, hãy tham khảo ý kiến của người có chuyên môn để điều trị bệnh. 

Cây vông nem không chỉ có tác dụng tô điểm cho hàng rào mà nó còn có khả năng sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Tuy không có quá nhiều tác dụng phụ nhưng bạn vẫn nên tham khảo thật kỹ trước khi sử dụng vông nem để chữa bệnh nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)