Nhà thuốc Hưng Thịnh

Nhiều người khi gặp các dấu hiệu kỳ lạ vùng niệu đạo thường rất lo lắng không biết mình có gặp phải bệnh lý gì không. Rất có thể bạn đã mắc bệnh túi thừa niệu đạo nếu gặp một trong các triệu chứng túi thừa niệu đạo được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Túi thừa niệu đạo là tình trạng bệnh phổ biến, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu không được phát hiện sớm sẽ dẫn đến các biến chứng xấu và gây khó khăn cho quá trình điều trị. Do đó, việc tìm hiểu về triệu chứng túi thừa niệu đạo cũng như có các phương pháp chẩn đoán kịp thời là điều hết sức quan trọng.

Túi thừa niệu đạo là gì?

Niệu đạo là một bộ phận dạng ống có tác dụng đưa nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài. Ống niệu đạo ở phụ nữ dài khoảng 4cm, trong khi kích thước ống niệu đạo ở nam giới là 16 cm. 

Túi thừa niệu đạo là sự hình thành một túi dọc theo chiều dài của niệu đạo. Do khối phồng thông với niệu đạo nên khi tiểu tiện, nước tiểu sẽ không được chảy hết ra ngoài mà còn đọng lại ở túi thừa. Điều này khiến cho người bệnh cảm thấy đau, tiểu không tự chủ và thường xuyên nhiễm trùng.

Bệnh túi thừa niệu đạo thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến một số bộ phận khác trên cơ thể như âm đạo và vùng chậu. Ngoài ra, sự tích tụ của nước tiểu và muối đọng ở túi thường sẽ dễ dẫn đến sự hình thành sỏi niệu đạo.

Túi thừa niệu đạo là tình trạng hình thành một túi dọc thừa theo niệu đạo Túi thừa niệu đạo là tình trạng hình thành một túi dọc thừa theo niệu đạo

Nguyên nhân gây túi thừa niệu đạo

Hiện căn nguyên của túi thừa niệu đạo phần lớn vẫn chưa được xác định. Bệnh có thể hình thành bẩm sinh do tàn tích phôi thai và thường bắt nguồn từ nang ống Gartner, nang ống Mullerian. Hoặc có thể hình thành do các nguyên nhân phổ biến như nhiễm trùng bàng quang và sự tắc nghẽn của tuyến niệu đạo, làm suy yếu các thành niệu đạo. Ngoài ra, chấn thương vùng chậu trong khi sinh cũng được xác định là tác nhân hình thành túi thừa niệu đạo.

Tình trạng túi thừa niệu đạo vẫn chưa rõ nguyên nhân cụ thể hoặc có thể do bẩm sinh Tình trạng túi thừa niệu đạo vẫn chưa rõ nguyên nhân cụ thể hoặc có thể do bẩm sinh

Triệu chứng túi thừa niệu đạo và phương pháp chẩn đoán

Triệu chứng

Các dấu hiệu nhận biết túi thừa niệu đạo rất đa dạng và kích thước túi thừa không liên quan đến mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số triệu chứng phổ biến của tình trạng này thường gặp là:

  • Đau khi đi tiểu (tiểu khó) hoặc xuất hiện máu trong nước tiểu (tiểu máu). 

  • Tiểu rắt, nhỏ giọt.

  • Viêm bàng quang tái phát.

  • Nhiễm trùng đường tiểu.

  • Nhiễm trùng bàng quang.

  • Đau khi quan hệ tình dục hoặc xuất hiện một khối ở thành âm đạo.

  • Đau vùng xương chậu.

  • Triệu chứng tiểu lưới (LUST): Tiểu gấp mà không cần căng tiểu, thường xuyên đi tiểu, đi tiểu nhiều lần trong đêm hoặc không thể đi tiểu ngay lập tức.

Chẩn đoán

Nhiều bệnh nhân có túi thừa niệu đạo nhưng không có triệu chứng cụ thể, do đó cần được chẩn đoán qua thăm khám lâm sàng. Một số phương pháp được áp dụng phổ biến để chẩn đoán bệnh bao gồm:

  • Thăm khám thực thể: Bác sĩ sẽ thăm khám thành âm đạo phụ nữ để phát hiện xem có khối u nào không cũng như xác định vị trí gây đau. Ngoài ra, khi thăm khám bác sĩ cũng sẽ tìm cách để lấy mủ hoặc nước tiểu từ túi thừa.

  • Nội soi niệu đạo: Phương pháp này cho phép nhìn thấy trực tiếp niệu đạo, từ đó xác định được chính xác vị trí cổ túi thừa. Tuy nhiên, cách này rất dễ bỏ sót túi thừa nếu túi thừa xẹp hoặc nhỏ. 

  • Nội soi bàng quang: Đây là một thủ thuật tại phòng khám bao gồm việc đặt ống soi vào bàng quang để quan sát xem có tồn tại túi thừa niệu đạo hay không. 

  • Siêu âm: Siêu âm là phương tiện chẩn đoán hiệu quả, không gây dị ứng và được sử dụng phổ biến. Đây là phương pháp sử dụng sóng âm để thu lại hình ảnh vùng chậu. 

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI có độ nhạy rất cao trong việc chẩn đoán túi thừa niệu đạo, cho kết quả chi tiết về vị trí, số lượng, hình dạng, kích thước, biến chứng của túi thừa.

Nên đến bệnh viện để được chẩn đoán khi có những triệu chứng túi thừa niệu đạo Nên đến bệnh viện để được chẩn đoán khi có những triệu chứng túi thừa niệu đạo

Các cách điều trị túi thừa niệu đạo hiệu quả

Không phải tất cả túi thừa niệu đạo nào cũng được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ. Những trường hợp không có triệu chứng, mới phát hiện có thể không cần phẫu thuật ngay. Thay vào đó có thể theo dõi, uống thuốc kháng sinh hoặc điều trị nội khoa nếu cần. 

Trường hợp nhiễm trùng nặng và túi thừa niệu đạo lớn hơn sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp. Nếu đang viêm và mưng mủ cấp tính thì cần điều trị kháng sinh một thời gian ngắn trước lúc phẫu thuật. Một số phương pháp phẫu thuật phổ biến bao gồm: Cắt bỏ hoàn toàn túi, cắt cổ túi và rút hết thành phần trong túi niệu đạo, thủ thuật Spence,… 

Hầu hết sau phẫu thuật mọi người cần phải dùng thuốc kháng sinh trong 24 giờ để ngăn nhiễm trùng. Bên cạnh đó, có thể đặt một ống thông trong bàng quang từ 2 – 3 tuần để làm rỗng bàng quang trong khi lành vết thương. Sau đó, bác sĩ phẫu thuật sẽ hướng dẫn thực hiện các bài kiểm tra trong các tuần tiếp theo để kiểm tra sự thành công của phẫu thuật, tình trạng lành thương cũng như hẹn lịch rút ống thông. 

Túi thừa niệu đạo gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Nếu tìm hiểu được các triệu chứng túi thừa niệu đạo sớm cũng như có phương pháp chẩn đoán kịp thời sẽ giúp quá trình điều trị dễ dàng, hiệu quả hơn và hạn chế tỷ lệ tái phát.

Cẩm Ly

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)