Nhà thuốc Hưng Thịnh

U tế bào mầm là căn bệnh nguy hiểm, có khả năng di căn rất nhanh. Vì vậy, ngay cả khi bệnh đã dần thuyên giảm, cha mẹ vẫn cần theo dõi sau điều trị bằng những cách sau đây.

Sau khi điều trị triệu chứng u tế bào mầm thành công, các bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi, đồng thời điều trị các tác dụng phụ có thể xảy ra của bệnh. Quá trình này sẽ kéo dài trong khoảng 2 năm để đề phòng tất cả các rủi ro có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như quá trình phát triển toàn diện của trẻ. Nếu vẫn chưa biết cách theo dõi sau điều trị u tế bào mầm ở trẻ em sao cho đúng, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Vì sao cần phải theo dõi sau điều trị u tế bào mầm? 

Ngay cả khi u tế bào mầm đã được điều trị dứt điểm, khối u được loại bỏ hoàn toàn nhưng người bệnh vẫn nên đề phòng trường hợp khối u tái phát. Hơn nữa, các bác sĩ đã khẳng định rằng hóa trị liệu và xạ trị để lại rất nhiều tác dụng phụ về lâu dài. Vì vậy, việc theo dõi này còn đảm bảo tác dụng phụ sau điều trị không làm ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của trẻ, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh sau chữa bệnh. 

Cần theo dõi sau điều trị u tế bào mầm ở trẻ em như thế nào? 1 U tế bào mầm là căn bệnh nguy hiểm và có khả năng tái phát ngay cả khi đã điều trị dứt điểm 

Theo dõi sau điều trị u tế bào mầm như thế nào? 

Chăm sóc theo dõi cho trẻ em có thể bao gồm kiểm tra thể chất thường quy, xét nghiệm cận lâm sàng hoặc cả hai. Bác sĩ cùng với gia đình sẽ theo dõi tình hình phục hồi sức khỏe của trẻ trong vài tháng và vài năm tiếp theo. 

Quá trình chăm sóc là cách kết hợp giữa các phương pháp sau: 

Theo dõi tái phát

Một khối u tái phát do có một số vùng nhỏ tế bào khối u trong cơ thể vẫn chưa được phát hiện. Theo thời gian, các tế bào này tăng về mặt số lượng đến mức hiển thị trên kết quả xét nghiệm hoặc gây ra các triệu chứng lâm sàng.

Trong quá trình theo dõi chăm sóc, mỗi lần thăm khám, cha mẹ sẽ được bác sĩ thông báo về tình trạng sức khỏe hiện tại cũng như nguy cơ tái phát của trẻ. Một số trẻ sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm máu hoặc các chẩn đoán hình ảnh để đảm bảo không xuất hiện thêm bất cứ khối u nào. Những xét nghiệm này được xem xét phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm loại và giai đoạn của khối u được chẩn đoán ban đầu và các phương pháp điều trị đã áp dụng.

Cần theo dõi sau điều trị u tế bào mầm ở trẻ em như thế nào? 2 Bạn cần cho trẻ đến thăm khám bác sĩ ngay nếu phát hiện ra bất cứ dấu hiệu nào bất thường 

Kiểm soát các tác dụng phụ

Tác dụng phụ được nhắc đến ở đây bao gồm tác dụng phụ dài hạn hoặc tác dụng phụ xuất hiện muộn. Tác dụng phụ dài hạn có thể kéo dài một khoảng thời gian sau khi đã điều trị tích cực trong một thời gian dài. Ngoài ra, các tác dụng muộn xuất hiện sau nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm sau điều trị tích cực. Các tác dụng phụ xuất hiện muộn có thể ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân gây nên các vấn đề về thể chất, bệnh lý tim, phổi và ung thư thứ phát. Chúng cũng liên quan trực tiếp đến các vấn đề về cảm xúc và nhận thức như: Lo lắng, trầm cảm và khó khăn trong học tập.

Do tác dụng của các loại thuốc sử dụng trong điều trị u tế bào mầm, bệnh nhi dù đã khỏi bệnh vẫn cần thực hiện các xét nghiệm thường quy để kiểm tra chức năng thận, chức năng phổi, khả năng sinh sản, sản xuất tế bào máu, vấn đề tăng trưởng, phát triển và khả năng mắc ung thư thứ phát.

Cần theo dõi sau điều trị u tế bào mầm ở trẻ em như thế nào? 3 Khi tái khám, trẻ sẽ được kiểm tra sức khỏe toàn diện để đảm bảo bình thường 

Lưu trữ hồ sơ y tế của trẻ

Tất cả các bệnh viện lớn đều có kho lưu trữ dữ liệu hồ sơ bệnh án của tất cả bệnh nhân. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần chủ động giữ lại hồ sơ y tế của trẻ sau mỗi lần khám bệnh. Như vậy, khi trẻ bước vào tuổi trưởng thành, chúng sẽ có bộ hồ sơ y tế rõ ràng bao gồm tiền sử bệnh lý, chẩn đoán, điều trị, và các khuyến cáo của bác sĩ về liệu trình chăm sóc theo dõi.

Một số trẻ phải tiếp tục gặp bác sĩ chuyên khoa ung bướu, trong khi những trẻ khác sẽ được chăm sóc bởi bác sĩ gia đình hoặc chuyên gia chăm sóc y tế khác. Quyết định này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại và giai đoạn của khối u, tác dụng phụ của quá trình điều trị, quy định bảo hiểm y tế và mong muốn của gia đình. 

Nếu bác sĩ không trực tiếp tham gia chăm sóc cho con bạn sẽ hướng dẫn chăm sóc theo dõi, bạn cần chuyển lại cho bác sĩ bản tóm tắt điều trị và kế hoạch chăm sóc sau điều trị. Chi tiết về phương pháp điều trị cụ thể được đưa ra rất có giá trị đối với các bác sĩ, những người sẽ chăm sóc trẻ trong suốt cuộc đời.

Cần theo dõi sau điều trị u tế bào mầm ở trẻ em như thế nào? 4 Hồ sơ của trẻ đóng vai trò quan trọng giúp kiểm soát tình trạng bệnh 

Trên đây là những cách theo dõi sau điều trị u tế bào mầm thành công. Nếu chưa hiểu rõ về các phương pháp chăm sóc theo dõi trẻ, cha mẹ nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ của con để thực hiện quá trình này được hiệu quả hơn. 

Thu Trang 

Nguồn tham khảo: Yhoccongdong.com

 

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)