Nhà thuốc Hưng Thịnh

Cảm cúm vả cảm lạnh khác nhau nhiều nhất ở thời gian xảy ra các triệu chứng của bệnh. Vì thế người bệnh cần chú ý theo dõi để phân biện được chính xác bệnh trạng của mình.

Cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh thường gặp nhất trong thời điểm giao mùa, triệu chứng của hai bệnh này cũng rất giống nhau nên dễ khiến nhiều người nhầm lẫn. Cách nhận biết chính xác nhất là đi đến các trung tâm y tế để được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp nhất. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những khác biệt cơ bản của hai loại bệnh trên để có thể nhanh chóng tìm ra cách điều trị hiệu quả.

Cảm cúm và cảm lạnh khác nhau ở điểm nào

Cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau

Cách phân biệt cảm cúm và cảm lạnh

Người bị cảm cúm thường có dấu hiệu sốt cao từ 38-39 độ, kèm theo triệu chứng mệt mỏi toàn thân, đau nhức cơ thể, sổ mũi. Những triệu chứng bệnh thường diễn ra dồn dập và đột ngột, mức độ gia tăng nhanh chóng, trong khi bệnh cảm lạnh thường tiến triển chậm và dễ chữa khỏi nếu bệnh nhân được chăm sóc đúng cách. Bên cạnh đó, cảm cúm cũng dễ dàng lây lan cho người khác hơn là cảm lạnh. Bệnh cảm cúm không có thuốc đặc trị, vì đây là bệnh do virus gây ra, mà thường được chỉ định các loại thuốc nhằm điều trị triệu chứng. Cảm cúm thông thường sẽ tự khỏi sau khoảng 5-7 ngày, nhưng nếu bệnh càng tiến triển theo chiều hướng xấu, kèm theo đó các biểu hiện khác như sốt cao liên tục, đau đầu và tắc mũi không khỏi, khó thở, buồn nôn…, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay.

Cảm cúm và cảm lạnh khác nhau ở điểm nào

Cần phân biệt chính xác hai loại bệnh này để có cách điều trị chính xác nhất

Còn đối với bệnh cảm lạnh, cổ họng sẽ là bộ phận được tác động đầu tiên, với các triệu chứng đau hoặc viêm họng. Sau đó khoảng 1-2 ngày, dấu hiệu đau họng có thể biến mất, nhưng sau đó là triệu chứng khác như: sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi. Nếu bạn bị cảm lạnh ở mức độ nặng, nước mũi có thể chuyển thành màu xanh hoặc vàng, dịch mũi đặc là dấu hiệu bị nhiễm trùng, ở trẻ em còn có thể thấy triệu chứng sốt nhẹ. Người bệnh sẽ thường thấy cơ thể bứt rứt, khó chịu nhưng vẫn có thể thực hiện những công việc hàng ngày một cách bình thường. Biến chứng nặng hơn khi mắc cảm lạnh có thể là nghẹt mũi và viêm tai giữa. Cảm lạnh thường thường chỉ kéo dài trong khoảng một tuần, bệnh cũng có thể lây lan cho người khác nhưng sẽ nhanh khỏi hơn bệnh cảm cúm.

Cách điều trị cảm cúm và cảm lạnh

Cảm cúm và cảm lạnh khác nhau ở điểm nào

Nên chú ý nghỉ ngơi thật nhiều để bệnh mau chóng hồi phục 

Nếu bị bệnh cúm nhẹ, mọi người có thể tự chữa trị ở nhà bằng cách nghỉ ngơi, uống nhiều nước nóng, súc miệng nước muối. Nếu có triệu chứng ho nhiều, tức ngực, khó thở cần đến bệnh viện để được xử trí kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm có thể xảy ra. Vì bệnh cúm thường biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, nhiễm trùng lan rộng, sẽ rất tai hại nếu không được phát hiện đúng lúc. Bên cạnh đó, người bệnh cảm cúm nên được cách ly, hạn chế giao tiếp để không lây bệnh cho người khác. Trường hợp bị sốt cao có thể chườm mát, hạ sốt bằng các loại thuốc chữa cảm cúm nhanh nhất như paracetamol. Nên tránh dùng aspirin để hạ sốt khi bị cúm vì có nguy cơ gây hội chứng Reye (bệnh lý não, gan). Người bệnh cũng cần ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý và không nên vận động quá sức sẽ giúp việc tự hồi phục nhanh hơn.

Với cảm lạnh, các bác sĩ khuyên người cảm lạnh ban đầu có thể điều trị bằng những loại thuốc thông mũi, viêm họng. Ngoài ra, một số phương thuốc Đông y hoặc các biện pháp dân gian như xông, cạo gió cũng có tác dụng làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh.

Bảo Hân

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)