Nhà thuốc Hưng Thịnh

Cách vệ sinh bao quy đầu cho trẻ sơ sinh dù không phức tạp nhưng không có nhiều cha mẹ chú tâm triệt để đến vấn đề này. Thậm chí, một số người thực hiện sai cách gây ra những hậu quả xấu đến sức khỏe của trẻ. Nếu bạn vẫn đang không biết thực hiện ra sao để chăm sóc trẻ một cách đúng đắn thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Bao quy đầu chính là phần cơ trơn bao gồm 2 lớp là bộ phận không thể thiếu đối với bất kỳ người đàn ông nào. Nếu không được vệ sinh đúng đắn thì trẻ sẽ rất dễ gặp những vấn đề sức khỏe sinh lý.

Bao quy đầu của trẻ sơ sinh

Với những bé trai giai đoạn sơ sinh thì phần bao quy đầu sẽ dính vào phần đầu dương vật và thường sẽ không thể kéo xuống được dễ dàng khi trẻ mới sinh ra. Khi đến độ tuổi phát triển nhất định, bao quy đầu của trẻ có xu hướng tự lột xuống. Thời gian của việc này không phải trẻ nào cũng giống nhau. Các chuyên gia cho biết có đến 95% “phái mạnh” có thể tự lột bao quy đầu xuống trước khi bước sang độ tuổi trưởng thành.

Cách vệ sinh bao quy đầu cho trẻ sơ sinh

Bao quy đầu của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm

Bao quy đầu của nam giới có nhiệm vụ rất quan trọng, đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau, dưới đây là những chức năng quan trọng phải kể đến như:

  • Giúp bảo vệ dương vật của các quý ông, giúp dương vật có thể chuyển động an toàn trong khoảng thời gian quan hệ tình dục.
  • Có chức năng trong việc duy trì độ ẩm cho phần quy đầu dương vật, giúp bộ phận này không bị khô. Ngoài ra còn hỗ trợ chống lại các bụi bẩn, làm giảm các tổn thương từ việc cọ sát.
  • Bao quy đầu còn hỗ trợ tăng khoái cảm tình dục cho phái mạnh, đồng thời giúp bảo vệ tốt hơn các dây thần kinh ở đầu dương vật.

Không vệ sinh bao quy đầu cho trẻ sơ sinh sẽ xảy ra vấn đề gì?

Nếu các bậc cha mẹ không thực hiện vệ sinh bao quy đầu cho trẻ sơ sinh cũng như làm không đúng cách thì các bé trai có thể xuất hiện những tình trạng xấu về sức khỏe như:

  • Trẻ sẽ xuất hiện tình trạng đau nhức, viêm bao quy đầu. Các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này bao gồm: Bao quy đầu của trẻ bị rút lại cưỡng bức, tiếp xúc với các chất kích thích do tã bẩn,…
  • Khiến trẻ xuất hiện tình trạng nhiễm trùng quy đầu, nguyên nhân gây ra đó là trẻ mắc phải tình trạng viêm sau và viêm balan.
  • Nếu không được vệ sinh đúng cách thì nguy cơ nhiễm trùng mãn tính bao quy đầu ở trẻ rất dễ xảy ra.
  • Khiến trẻ dễ bị hẹp bao quy đầu, không thể co rút lại.
  • Paraphimosis bệnh co rút bao quy đầu vĩnh viễn ở nam giới.
  • Hình thành khối u ở khu vực vùng kín của trẻ đa số khối u này là khối u ác tính, cảnh báo ung thư.
  • Khiến trẻ dễ mắc phải tình trạng chấn thương tại dây kéo và bao quy đầu.

Cách vệ sinh bao quy đầu cho trẻ sơ sinh

Vệ sinh bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có tầm quan trọng rất lớn

Cách vệ sinh bao quy đầu cho trẻ sơ sinh phù hợp nhất

Đối với trẻ sơ sinh việc nong hay cắt bao quy đầu là chưa thể thực hiện. Ngoài ra trẻ cũng chưa thể tự mình thực hiện việc vệ sinh một mình do còn quá nhỏ. Nên cha mẹ sẽ là người trực tiếp công việc này. Việc thực hiện đúng cách đóng vai trò quan trọng để tránh những ảnh hưởng đối với sức khỏe của trẻ.

Bao quy đầu của trẻ sơ sinh cần được lau chùi vào lúc tắm. Trong vài tháng đầu tiên, chỉ cần làm sạch khu vực ở bên ngoài dương vật cho trẻ trong lúc tắm hoặc thay tã. Theo thời gian, khi bé lớn lên, cần phải chăm sóc, vệ sinh cẩn thận hơn để tránh tình trạng bao quy đầu bị nhiễm trùng. 

Để thực hiện vệ sinh bao quy đầu cho trẻ sơ sinh đúng cách và an toàn bạn cần chú ý thực hiện những lưu ý sau:

Vệ sinh bao quy đầu cho trẻ sơ sinh

Cách vệ sinh bao quy đầu cho trẻ sơ sinh không quá đòi hỏi bạn phải có trình độ chuyên môn y tế. Nhưng bạn cần thực hiện đúng cách, công việc này đòi hỏi bạn phải làm sạch phần bao quy đầu khi tắm. Sau đó rửa sạch bằng nước ấm, các động tác thực hiện cần phải từ từ và nhẹ nhàng.

Không cưỡng chế quá mức để rửa đầu dương vật cho trẻ hay loại bỏ các bợn trắng. Không xối nước mạnh, dùng thuốc diệt khuẩn để vệ sinh bao quy đầu cho trẻ. Chỉ cần sử dụng nước ấm sạch cùng với xà phòng chuyên dụng để rửa bên ngoài bao quy đầu là đủ.

Cách vệ sinh bao quy đầu cho trẻ sơ sinh

Vệ sinh bao quy đầu trẻ sơ sinh cần thực hiện nhẹ nhàng

Vệ sinh bao quy đầu cho trẻ 1 tuổi

Đối với trẻ một tuổi khi bao quy đầu đã bắt đầu tách ra. Thì bạn có thể nhẹ nhàng lộn bao quy đầu cho trẻ để vệ sinh bằng nước ấm. Chú ý thực hiện nhẹ nhàng để tránh gây ra những tổn thương đến khu vực nhạy cảm này. Một số trẻ, việc bao quy đầu không thể tự tách khỏi quy đầu cho đến tuổi dậy thì. Bạn cần cho trẻ đi thăm khám ngay và thực hiện các chỉ dẫn vệ sinh quy đầu mà bác sĩ hướng dẫn.

Vệ sinh bao quy đầu cho trẻ đã lột hay nong bao quy đầu

Nếu bao quy đầu của trẻ đã được tách ra trước khi đến tuổi dậy thì việc làm sạch bên dưới bao quy đầu sẽ dễ thực hiện hơn. Cha mẹ nên thực hiện và chỉ dẫn trẻ vệ sinh bên dưới bao quy đầu như thói quen chăm sóc cơ thể hàng ngày.

Bạn có thể làm và chỉ cho trẻ thực hiện việc làm sạch bao quy đầu theo cách sau đây:

  • Bước 1: Nhẹ nhàng kéo phần bao quy đầu của trẻ khỏi đầu dương vật.
  • Bước 2: Rửa sạch khu vực bên dưới bao quy đầu của trẻ bằng xà phòng chuyên dụng và nước ấm.
  • Bước 3: Kéo bao bao quy đầu nhẹ nhàng trở lại dương vật như ban đầu.

Ngoài ra giữ đồ lót sạch cho trẻ cũng là cách vệ sinh bao quy đầu đơn giản. Nên thay đồ cho trẻ sau mỗi lần vui chơi, hoạt động nhiều. Việc này sẽ tránh được những nguy nguy cơ gây viêm nhiễm do ảnh hưởng từ vi khuẩn và nấm có trong mồ hôi. Lựa chọn các loại vải chất lượng, thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt để làm đồ mặc bên trong của trẻ.

Cách vệ sinh bao quy đầu cho trẻ sơ sinh

Nên cho trẻ mặc đồ có vật liệu thoáng mát

Cách vệ sinh bao quy đầu cho trẻ sơ sinh nếu được thực hiện tốt sẽ giúp trẻ tránh những tổn thương hoặc nhiễm trùng. Vì trẻ sơ sinh chưa thể thực hiện tốt được việc này, cha mẹ nếu thấy trẻ xuất hiện những dấu hiệu lạ, bạn cần cho trẻ đi thăm khám ngay để can thiệp kịp thời.

Minh QA

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)