Nhà thuốc Hưng Thịnh

Bệnh thường tự khỏi sau 5-7 ngày nhưng nếu bạn không sớm nhận biết triệu chứng bệnh tay chân miệng để kịp thời điều trị thì tỷ lệ trẻ tử vong trong vài giờ là

1. Triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Các triệu chứng thường bắt đầu bằng sốt nhẹ, không có cảm giác ngon miệng, biếng ăn, đau họng, và mệt mỏi. Sau khi bắt đầu sốt một hoặc hai ngày thì bên trong miệng có thể xuất hiện những vết lở loét. Sau đó, nhiều vết đốm đỏ mọng nước bắt đầu nổi trên da ở tay và chân thậm chí cả trên đầu gối, khuỷu tay và mông bé.

Các đốm phát ban này có thể mưng mủ nhưng thường không gây ngứa. Các bóng nước xuất hiện ở mông, gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân với kích thước từ 2-10 mm, màu xám, hình bầu dục. Khi ấn vào bóng nước thường không đau nhưng nếu bóng nước xuất hiện trong miệng sẽ gây loét khi vỡ khiến trẻ đau, chảy nước miếng liên tục.

Cách sớm nhận biết triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ em 1Các đốm phát ban này có thể mưng mủ nhưng thường không gây ngứa.

Trong thời gian nổi bóng nước, trẻ có thể kèm chứng sốt nhẹ, khóc quấy do đau miệng, chán ăn. Thông thường các bóng nước sẽ tự xẹp 5-7 ngày. Ở một số trẻ có cơ địa nhạy cảm có thể kèm nôn ói, tiêu chảy trong lúc nổi bóng nước hay cả khi bóng nước đã xẹp.

Tuy nhiên, không phải lúc nào trẻ cũng thể hiện tất cả những triệu chứng bệnh tay chân miệng này. Một số trẻ chỉ bị phát ban, một số chỉ đau họng, thậm chí không có biểu hiện cụ thể nhưng vẫn mang virus và có thể truyền bệnh.

2. Đường lây nhiễm bệnh phổ biến

Những người mắc tay chân miệng dễ gây lây bệnh nhất trong tuần đầu tiên. Tuy nhiên, ngay cả khi các triệu chứng biến mất họ vẫn có thể là nguyên nhân gây bệnh. Ở một số người, đặc biệt là người lớn thường xuất hiện tình trạng mắc bệnh nhưng không thể hiện ra ngoài và “âm thầm” lây bệnh cho người xung quanh. Virus tay chân miệng lây lan qua các con đường:

  • Tiếp xúc gần gũi, như ôm hôn hoặc dùng chung vật dụng cá nhân như chén đũa, khăn, bàn chải…
  • Ho và hắt hơi
  • Tiếp xúc với chất thải, có thể lây khi thay tã
  • Tiếp xúc với dịch mủ từ người bệnh
  • Chạm vào những bề mặt có virus

Cách sớm nhận biết triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ em 2Nhiều trường hợp không có triệu chứng bệnh nhưng vẫn nhiễm virus

3. Có thể chữa và phòng tránh bệnh tay chân miệng được không?

Hiện nay, chưa có vaccine phòng bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, bạn có thể phòng tránh nguy cơ mắc bệnh bằng cách sau:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn tối thiểu 30 giây, đặc biệt là sau khi thay tã cho bé, trước và sau khi chăm sóc trẻ, sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn hay chế biến thức ăn, sau khi tiếp xúc với người bệnh…
  • Tránh chạm để tay chạm vào mắt, mũi, và miệng khi chưa rửa sạch
  • Tránh tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh
  • Khử trùng các đồ vật bé hay chạm vào như đồ chơi, giường, tay nắm cửa… đặc biệt cẩn thận khi có người nhà đang mắc bệnh

Cách sớm nhận biết triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ em 4Luôn rửa tay với xà phòng ít nhất 30 giây để đảm bảo diệt khuẩn

Nhìn chung, nếu ba mẹ biết cách phát hiện sớm các triệu chứng bệnh tay chân miệng thì đây sẽ không còn là dịch bệnh nguy hiểm đe dọa tính mạng trẻ nữa.

Phong

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)