Nhà thuốc Hưng Thịnh

Nhiệt miệng có thể xảy ra ở bất cứ lúc nào trong giai đoạn mang thai do sự thay đổi nội tiết tố, hệ miễn dịch giảm, thiếu hụt vitamin,… Dưới đây là một số cách chữa nhiệt miệng cho bà bầu an toàn và hiệu quả cao.

Khi mang thai phụ nữ rất dễ bị nhiệt miệng, khiến cho thai phụ cảm thấy vô cùng khó chịu và mệt mỏi. Một số cách chữa nhiệt miệng cho bà bầu gợi ý qua bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn nhanh chóng vượt qua cơn đau nhiệt miệng một cách hiệu quả, lại cực kỳ an toàn cho cả mẹ và bé. 

Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở bà bầu

Nhiệt miệng có thể xảy ra ở bất cứ lúc nào trong giai đoạn mang thai. Tình trạng này là do hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai yếu hơn và nồng độ nội tiết tố cũng có sự mất cân bằng. Bên cạnh đó, còn các yếu tố nguyên nhân khác như: 

  • Phụ nữ mang thai thiếu vitamin: Vết nhiệt miệng là biểu hiện của cơ thể bị thiếu vitamin B12. 
  • Thai phụ căng thẳng: Thời điểm mang thai bà bầu thường xuyên căng thẳng sẽ tăng khả năng bị nhiệt miệng. 
  • Mất ngủ: Tình trạng thiếu ngủ có thể làm mất cân bằng nội tiết tố ở phụ nữ mang thai từ đó gây ra những tác dụng phụ như các vết nhiệt miệng.
  • Thai phụ có hệ miễn dịch kém: Hệ miễn dịch yếu khiến cơ thể dễ bị vi khuẩn xâm nhập tấn công, gây ra vấn đề nhiệt miệng. 
  • Bà bầu thiếu kẽm: Biểu hiện nhiệt miệng cũng là một trong những biểu hiện của cơ thể bị thiểu kém trong cơ thể mẹ bầu. 
  • Chế độ ăn uống không đảm bảo: Thai phụ có chế độ ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng cũng như mất cân bằng cũng dễ bị nhiệt miệng. 

Cách chữa nhiệt miệng cho bà bầu cực kỳ an toàn và hiệu quả 1 Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra nhiệt miệng cho bà bầu.

Dấu hiệu nhiệt miệng ở bà bầu

Triệu chứng thường gặp nhất khi bị nhiệt miệng ở bà bầu chính là xuất hiện các vết loét bên miệng. Bên cạnh đó, còn có một số biểu hiện nhiệt miệng ở bà bầu: 

  • Sốt.
  • Hôi miệng.
  • Ngứa lưỡi, nướu.
  • Gặp khó khăn trong việc ăn uống.
  • Đau rát bên trong miệng, đặc biệt là ở lưỡi và khoang miệng. 

Cách chữa nhiệt miệng cho bà bầu

Súc miệng bằng nước muối

Nước muối có tính sát khuẩn tự nhiên, giúp loại bỏ các vi khuẩn trong khoang miệng một cách an toàn. Cách chữa nhiệt miệng cho bà bầu bằng nước muối vừa dễ dàng thực hiện vừa đảm bảo an toàn mà có hiệu quả nhanh chóng. Ngay khi thấy cơ thể bắt đầu xuất hiện các vết nhiệt miệng mẹ bầu nên dùng nước muối sinh lý súc miệng, cách này sẽ giúp giảm đau và giúp làm lành vết nhiệt miệng nhanh chóng. 

Cách chữa nhiệt miệng cho bà bầu: súc miệng bằng nước muối sinh lý Dùng nước muối súc miệng mỗi ngày giúp mẹ bầu làm lành vết nhiệt miệng.

Cách chữa nhiệt miệng bằng baking soda

Baking soda mang tính kiềm và có tác dụng trung hòa axit trong miệng cũng như giúp diệt khuẩn trong khoang miệng. Nhờ khả năng này sẽ giúp làm lành các vết nhiệt miệng nhanh khỏi. Các mẹ bầu chỉ cần trộn 1 muỗng cà phê baking soda cùng nửa cốc nước ấm và dùng súc miệng. Các bạn thực hiện cách chữa nhiệt miệng bằng baking soda 2 lần/ngày để có kết quả tốt hơn. 

Giảm nhiệt miệng cho bà bầu bằng giấm táo

Giấm táo giàu axit axetic, loại axit này có thể giúp kiềm chế vi khuẩn xấu và duy trì hệ sinh vật trong miệng khỏe mạnh, từ đó sẽ giúp vết nhiệt miệng mau chóng lành. Thai phụ có thể dùng giấm táo trị nhiệt bằng hai cách.

  • Trộn chung với rau củ quả dùng trong các món salad. 
  • Cho 1 muỗng giấm táo pha cùng 250ml nước và dùng súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày, giúp trị nhiệt miệng. 

Cách chữa nhiệt miệng cho bà bầu bằng giấm táo Sử dụng giấm táo là cách chữa nhiệt miệng cho bà bầu an toàn hiệu quả.

Chữa nhiệt miệng bằng rau húng quế

Húng quế có đặc điểm chống vi khuẩn, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp làm dịu vi khuẩn. Nó cũng ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp làm dịu các vết nhiệt miệng. Bà bầu chỉ cần nhai vài lá húng quế tươi và mỗi bữa ăn cũng có thể giúp trị nhiệt miệng hiệu quả. Ngoài ra, mẹ bầu có thể ngâm lá húng quế trong nước nóng và dùng để súc miệng. 

Chữa nhiệt miệng cho bà bầu bằng trà hoa cúc

Trà hoa cúc mang tác dụng an toàn và hiệu quả trong việc làm lành các vết nhiệt miệng. Mẹ bầu có thể uống 1 tách trà ấm trước khi đi ngủ hoặc đặt túi lọc trà lên trên vết loét để giúp giảm đau. 

Chữa nhiệt miệng bằng mật ong

Mật ong là một trong những nguyên liệu tự nhiên an toàn dùng cho bà bầu trị nhiệt miệng. Mật ong có tác dụng giúp các vết nhiệt miệng giảm đau. Mẹ bầu có thể dùng mật ong thoa trực tiếp lên các nốt nhiệt, để yên trong khoảng 5 phút sau đó súc miệng lại với nước. Bạn nên thực hiện cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong này từ 2 – 3 lần mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất. 

Phòng tránh nhiệt miệng cho bà bầu

Bên cạnh tìm hiểu cách chữa nhiệt miệng cho bầu thì khi mang thai các bạn cần chủ động phòng tránh nhiệt miệng bằng cách:

  • Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, để giúp cơ thể không bị nóng trong người, giải nhiệt hạn chế nhiệt miệng.
  • Thai phụ có chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, chất đạm. Hạn chế đồ ăn cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ. 
  • Bên cạnh đó, thai phụ cần tránh cảm giác căng thẳng, luôn giữ tinh thần lạc quan và vui vẻ để cơ thể khỏe mạnh hạn chế nhiệt miệng xuất hiện.
  • Mẹ bầu cũng cần chú ý vệ sinh răng miệng bằng đánh răng súc miệng mỗi ngày, hạn chế vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng.

Qua những chia sẻ trên đây về cách chữa nhiệt miệng cho bà bầu, mong rằng sẽ cho các bạn thêm cách hạn chế cơn đau và giúp vết loét nhiệt miệng mau lành. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần chú ý về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt để tránh tình trạng nhiệt miệng hiệu quả.

Bảo Vân

Nguồn: Tổng Hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)