Nhà thuốc Hưng Thịnh

Bỏng là một tai nạn dễ gặp phải trong cuộc sống sinh hoạt, lao động hàng ngày, do tiếp xúc với điện, nhiệt, bức xạ, hóa chất… và sau vụ bỏng thường để lại sẹo, có một số vết sẹo theo thời gian sẽ dần biến mất nhưng cũng có nhiều vết sẹo lại hình thành vĩnh viễn trên da. Do đó, phải kịp thời xử lý và chữa trị để ngăn ngừa sẹo bỏng là việc làm khá cần thiết, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, thẩm mỹ và tâm lý người bệnh.

Vậy bỏng gồm những mức độ nào? Cách xử lý và điều trị bỏng như thế nào để an toàn và hiệu quả nhất. Mời bạn cùng đọc bài viết chia sẻ bên dưới để có thêm kiến thức về vấn đề này nhé.

Mức độ bỏng và các loại sẹo bỏng thường gặp

Các mức độ bỏng dễ để lại sẹo

Có 3 cấp độ bỏng như sau:

  • Bỏng độ 1: Đây là loại bỏng liên quan đến tổn thương lớp biểu bì trên da, vết bỏng dễ dàng được nhận diện qua vết mẩn đỏ, viêm và đau tại vùng da bị tổn thương.

  • Bỏng độ 2: Bỏng độ 2 nặng hơn độ 1, nó gây tổn thương lên hai lớp da trên cùng khiến cho vùng da này bị ửng đỏ, viêm nhiễm và gây đau đớn cho người bệnh.

  • Bỏng độ 3: Đây là cấp độ nặng nhất, nó không chỉ làm tổn thương các lớp da mà còn ảnh hưởng đến mô và các cấu trúc ở bên dưới mô khiến người bệnh đau nhức dữ dội.

Các loại sẹo thường gặp

  • Sẹo lồi: Vết sẹo lồi thường sưng bóng, lông không thể mọc lên được.

  • Sẹo phì đại: Vết sẹo phì đại thường xuất hiện với màu tím hoặc đỏ, lồi trên bề mặt của da và gây ngứa ngáy.

  • Sẹo co kéo: Vết sẹo này kéo khiến cho da căng cứng, gây đau nhức, đặc biệt nếu xuất hiện ở vùng khớp hoặc gần khớp sẽ gây cản trở khả năng di chuyển của người bệnh.

Cách chữa lành sẹo bỏng hiệu quả nhất 1

Sẹo lồi là một trong các loại sẹo phổ biến thường xuất hiện sau khi bị bỏng

Cách xử lý bỏng để ngăn ngừa sẹo hình thành

Muốn ngăn ngừa sẹo hình thành thì việc cần thiết phải làm ngay sau khi bị bỏng bao gồm các bước sau: 

  • Cởi bỏ quần áo dính các yếu tố gây bỏng.

  • Rửa thật sạch vùng da bị bỏng bằng nước sạch, có thể ngâm trong nước lạnh từ 4-5 phút, sau đó lau bằng khăn sạch và để khô.

  • Bôi thuốc mỡ kháng sinh lên vùng da bị tổn thương.

  • Dùng gạc sạch quấn vùng bỏng lại để ngăn ngừa bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.

  • Massage nhẹ nhàng vùng da tổn thương vài lần mỗi ngày để hạn chế các lớp da non dính vào nhau.

  • Bổ sung nước thật nhiều để tránh mất nước.

  • Hạn chế thấp nhất vùng da bỏng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

  • Hãy đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám cho đến khi vết bỏng lành hẳn.

Cách chữa lành sẹo bỏng hiệu quả nhất 2

Xả vết bỏng trực tiếp dưới vòi nước đang chảy

Những biến chứng nguy hiểm của bỏng

  • Nhiễm trùng: Các vi khuẩn, vi trùng dễ dàng xâm nhập vào vết thương hở dẫn đến nhiễm trùng, nặng hơn có thể bị nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm đến tính mạng.

  • Co kéo da: Ở mức bỏng độ 3 rất dễ để lại sẹo co kéo khiến da kéo căng và ảnh hưởng đến vận động nếu sẹo ở gần các khớp.

  • Tổn thương mô và cơ: Bỏng nặng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc mô cơ dưới da, giảm khả năng vận động, làm việc.

  • Ảnh hưởng đến tâm lý, thẩm mỹ: Bị bỏng không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn gây bất ổn tâm lý, tinh thần cũng như tính thẩm mỹ của người bệnh.

Cách chữa lành sẹo bỏng hiệu quả nhất 3

Nếu không xử lý đúng cách sẽ khiến cho vết bỏng bị nhiễm trùng

Các phương pháp điều trị sẹo bỏng

Tùy vào mức độ bỏng, thể trạng và tâm lý người bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị khác nhau, cụ thể như sau: 

  • Sử dụng gel trị sẹo: Đối với các loại sẹo ở cấp độ 1 thì các bác sĩ khuyên dùng gel bôi trị sẹo Bepanthen Anti-Scar để thoa lên vùng bỏng nhằm giảm tình trạng viêm nhiễm, giảm đau, giảm ngứa, ngăn chặn sự hình thành của sẹo lồi và sẹo phì đại.

  • Liệu pháp Laser: Các bác sĩ sẽ sử dụng tia UV để làm lành các vết thương, hạn chế sưng ngứa, mẩn đỏ.

  • Phẫu thuật: Dựa vào thể trạng của từng bệnh nhân cũng như tùy loại sẹo mà các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để hạn chế co rút, tăng khả năng vận động cho bệnh nhân bị sẹo co kéo.

  • Áp lạnh: Đây là kỹ thuật sử dụng nitơ lỏng để kìm hãm sẹo hình thành và phát triển, giúp làm mềm cấu trúc để sẹo không lồi lên bề mặt da.

  • Vật lý trị liệu: Phương pháp này thường dùng để tác động lên những sẹo co kéo giúp tăng khả năng vận động, ngăn ngừa co rút bề mặt da.

  • Tiêm steroid: Thuốc tiêm có thể giúp mờ sẹo, chống viêm do sẹo lồivà sẹo phì đại gây ra.

  • Kem dưỡng ẩm: Tuy không có khả năng điều trị sẹo nhưng trong kem dưỡng ẩm có nhiều dưỡng chất sẽ giúp làm mềm cấu trúc sợi, ngăn ngừa sẹo hình thành và phát triển. Các bác sĩ da liễu khuyến khích nên bôi liên tục trong 3 tháng sau khi bị bỏng để giúp da sớm phục hồi.

Cách chữa lành sẹo bỏng hiệu quả nhất 4

Sử dụng gel bôi trị sẹo Bepanthen Anti-Scar để ngăn chặn hình thành sẹo lồi và sẹo phì đại

Để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và thẩm mỹ thì việc xử lý bỏng, chữa trị và ngăn ngừa hình thành sẹo đúng cách là việc làm cần thiết. Hãy chủ động tới các bệnh viện uy tín để thăm khám nếu vết bỏng không có dấu hiệu lành mà ngày càng sưng đỏ, đau nhức, tuyệt đối không được chủ quan lơ là để xảy ra những biến chứng nguy hiểm. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn nhiều thông tin cần thiết về việc điều trị bỏng và ngăn ngừa sẹo hiệu quả.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)