Nhà thuốc Hưng Thịnh

Tay, chân, miệng là một bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em. Ba mẹ biết cách chăm sóc trẻ bị bệnh sẽ giúp bệnh chóng lành hơn.

Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra cách chăm sóc trẻ bị bệnh tay, chân, miệng hiệu quả nhất nhé.

Tay, chân, miệng là bệnh gì?

Tay, chân, miệng là một bệnh lý truyền nhiễm do virus Coxsackievirus A16, Enterovirus 71 hoặc các enterovirus khác gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em, nhất là đối với độ tuổi dưới 3.

Biểu hiện đặc trưng của bệnh tay, chân, miệng là sốt, tổn thương ở khoang miệng gây đau, chán ăn, tổn thương da dưới dạng bỏng nước. Bệnh tay, chân, miệng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng và gây tử vong nếu không được phát hiện, chăm sóc và điều trị kịp thời.

Cách chăm sóc trẻ bị bệnh tay, chân, miệng hiệu quả 1 Tay, chân, miệng là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Những triệu chứng của bệnh tay, chân, miệng

Bệnh tay, chân, miệng ở giai đoạn khởi phát thường gây sốt nhẹ, trẻ mệt mỏi, lười ăn, chán nản,… 

Sang đến giai đoạn toàn phát, cơ thể trẻ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng rõ ràng hơn như:

  • Trẻ bị loét miệng: Các vết loét xuất hiện trong khoang miệng, có màu đỏ, làm cho trẻ bị đau, khó nuốt, lười ăn,…

  • Phát ban dạng phỏng nước: Những nốt phát ban thường xuất hiện trong lòng bàn tay và bàn chân, đầu gối, mông,… Những nốt này thường tự biến mất nhưng sẽ để lại thâm, không bị loét và rất ít khi bội nhiễm.

Cách chăm sóc trẻ bị bệnh tay, chân, miệng

Trẻ bị bệnh tay, chân, miệng thường khó chịu vì vết loét ở miệng gây đau đớn và mệt mỏi. Thời gian dài trẻ chán ăn gây sụt cân và gầy yếu. Vì thế, ba mẹ cần biết cách chăm sóc để cùng trẻ vượt qua giai đoạn bệnh.

Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ

Tay, chân, miệng là một căn bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách. Do đó, khi phát hiện con bị bệnh, ba mẹ nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và đưa ra lời khuyên cũng như phác đồ điều trị hợp lý. Phối hợp với bác sĩ có thể giúp con nhanh chóng lành bệnh hơn.

Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng

Trẻ bị bệnh tay, chân, miệng thường lười ăn do khoang miệng trẻ bị tổn thương dẫn đến đau đớn và khó nuốt. Tuy nhiên, ba mẹ vẫn phải cho con ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để có đủ đề kháng chống lại bệnh.

Để tránh chạm vào vết thương miệng gây đau, có thể cho bé ăn những món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu. Không cho trẻ ăn những món nóng, có vị chua, cay. Nên ưu tiên những thực phẩm mát, mềm, dễ nuốt như sữa chua, nước trái cây, cháo, súp, yến,…

Ngoài ra, nên cho trẻ uống nhiều nước để tránh trường hợp nóng trong người khi đang điều trị bệnh.

Cách chăm sóc trẻ bị bệnh tay, chân, miệng hiệu quả 2 Những thực phẩm mềm, mát, mọng nước giúp kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn

Thực hiện cách ly trẻ

Bản chất bệnh tay, chân, miệng là một bệnh truyền nhiễm nên ba mẹ cần cách ly trẻ với những đứa trẻ khác trong gia đình để tránh lây nhiễm. Người chăm sóc trẻ nên mang khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với trẻ để không lây sang cho trẻ khác.

Giữ vệ sinh sạch sẽ

Theo quan niệm nhiều bậc phụ huynh, khi trẻ bị bệnh tay, chân, miệng, cần phải kiêng gió, kiêng nước dẫn đến việc không tắm cho trẻ. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, bởi khi trẻ bị sốt, mồ hôi và dịch tiết ra từ các nốt phát ban dạng phỏng nước bị vỡ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, khiến cho tình trạng của trẻ nghiêm trọng hơn.

Bé bị bệnh tay, chân, miệng cần được tắm rửa hằng ngày bằng nước sạch để tránh nhiễm khuẩn. Ba mẹ có thể dùng những dung dịch tắm dành riêng cho bé để làm sạch mà không ảnh hưởng đến làn da bé. Hạn chế kỳ cọ quá mạnh khiến các nốt phát ban da bị rách ra.

Bên cạnh đó, việc vệ sinh các vật dụng của bé như quần áo, bình sữa, cốc nước, chén bát ăn cơm,… cũng cần phải chú ý. Dùng nước ấm tráng sơ qua trước khi làm sạch với xà phòng chuyên dụng có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn.

Luôn theo dõi sát sao tình trạng bệnh của trẻ

Dù đã được bác sĩ thăm khám và có phác đồ điều trị bằng thuốc rõ ràng, ba mẹ vẫn nên thường xuyên theo dõi tình trạng bệnh của trẻ để tránh bệnh tình diễn biến nặng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu trẻ sốt cao trên 39 độ trong nhiều giờ không hạ, bứt rứt, quấy khóc hoặc nôn nhiều, mạch nhanh, khó thở, ngất lịm,… thì cần phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để được điều trị.

Dùng gel bôi tay, chân, miệng để hỗ trợ vết thương trong khoang miệng của trẻ

Gel bôi Aloclair Plus Gel Alliance là sản phẩm chuyên dụng để điều trị các vết thương trong khoang miệng do bệnh tay, chân, miệng gây ra. 

Cách chăm sóc trẻ bị bệnh tay, chân, miệng hiệu quả 3 Gel bôi Aloclair Plus Gel Alliance dùng được cho trẻ từ 2 tháng tuổi

Với những thành phần lành tính nhưng hiệu quả như Hyaluronic Acid (HA), lô hội (aloe vera), PVP, sản phẩm giúp đẩy nhanh tốc độ tái tạo và hình thành mô mới, giúp giảm đau tức thì và kháng viêm, hỗ trợ làm lành vết loét. Do đó, vết thương trong khoang miệng do bệnh tay, chân, miệng gây ra không còn gây đau đớn và khó chịu cho trẻ, trẻ ăn ngon miệng hơn, góp phần cho bệnh chóng lành.

Gel bôi Aloclair Plus không chứa thành phần kháng sinh, Corticoid, cồn hay các hóa chất độc hại nên có thể sử dụng được cho trẻ từ 2 tháng tuổi.

Trên đây là một số cách chăm sóc trẻ bị bệnh tay, chân, miệng mà ba mẹ có thể tham khảo. Tuy đây là căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu được điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách, trẻ sẽ nhanh chóng khỏe mạnh trở lại, ba mẹ đừng quá lo lắng nhé!

Khánh Vy

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)