Nhà thuốc Hưng Thịnh

Thói quen cắn móng tay có thể tồn tại ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em. Việc thường xuyên cắn móng tay có thể dẫn đến rất nhiều tác hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Đây là vấn đề khiến rất nhiều bố mẹ trẻ lo lắng và muốn khắc phục cho con. Vậy cách bỏ tật cắn móng tay là gì?

Khi một hành động trở thành thói quen thì sẽ khó để sửa nên bố mẹ cần nhắc nhở con ngay từ những ngày đầu tiên để trẻ ý thức được hành động của mình. Dưới đây là một số cách bỏ tật cắn móng tay hiệu quả mà Nhà thuốc Hưng Thịnh muốn đề cập đến các bạn.

Nguyên nhân khiến trẻ hình thành việc cắn móng tay

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ hình thành thói quen cắn móng tay, do đó chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu những nguyên nhân này để từ đó tìm được cách bỏ tật cắn móng tay cho trẻ. Dưới đây là những nguyên nhân hình thành thói quen này:

  • Tạo cảm giác an ủi: Ở trẻ sơ sinh có một hành động rất tự nhiên và khá phổ biến chính là đặt ngón tay vào trong miệng, điều này giúp cho trẻ có cảm giác an ủi. Thói quen này có thể duy trì và tồn tại khi trẻ đã lớn lên, từ đó tạo cho trẻ hành động cắn móng tay trong vô thức và khiến trẻ cảm thấy thoải mái.

  • Thói quen cắn móng tay do bị nhàm chán: Khi trẻ cảm thấy nhàm chán, tay chân không phải hoạt động nhiều thì trẻ sẽ có xu hướng cắn móng tay để bớt nhàm chán. Trẻ thường cắn móng tay trong một số trường hợp như ngồi xem tivi, khi ngồi nghe giảng…

  • Tật cắn móng tay có thể do di truyền: Những thói quen của cha mẹ cũng ảnh hưởng đến trẻ thông qua gen di truyền. Nếu bạn có thói quen cắn móng tay thì con của bạn cũng có nhiều khả năng có thói quen này.

  • Do trẻ bắt chước hành động của người khác: Chúng ta đều biết rằng trẻ em có khả năng học hỏi, bắt chước những hành động của người lớn rất nhanh. Nếu thấy anh chị, người thân xung quanh thường xuyên cắn móng tay thì chúng sẽ có xu hướng học theo những hành động đó, dần dần sẽ hình thành nên thói quen cắn móng tay.

  • Cắn móng tay do trẻ lo lắng và căng thẳng: Sự lo lắng, căng thẳng của trẻ thường được thể hiện qua nét mặt và hành động. Một trong những hành động thể hiện điều này chính là cắn móng tay. Dù là ở trường hay ở nhà thì hành động cắn móng tay của trẻ có thể do gặp một số vấn đề như bị la mắng, gặp áp lực trong học tập, chuyển đến một môi trường sống và học tập mới hoặc là gặp một biến cố, cú sốc về tinh thần…

Cách bỏ tật cắn móng tay hiệu quả? Những tác hại của tật cắn móng tay 1 Thói quen cắn móng tay có thể do trẻ lo lắng và căng thẳng

Tác hại của tật cắn móng tay

Nhiều người nghĩ rằng cắn móng tay là những hành động vô hại nhưng không, cắn móng tay có thể gây ra rất nhiều tác hại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mọi người.

  • Gây tình trạng nhiễm trùng cổ họng và nướu: Khi cắn móng tay, những con vi khuẩn tồn tại ở móng sẽ qua đường miệng di chuyển xuống họng, từ đó xâm nhập và gây nhiễm trùng họng và nướu.

  • Ảnh hưởng đến lợi và răng: Khi trẻ dùng răng cắn móng tay sẽ gây ảnh hưởng đến cấu trúc của hàm răng như răng mọc lộn xộn, bị sứt mẻ. Bên cạnh đó việc cắn móng tay còn khiến vi khuẩn xâm nhập vào vùng lợi từ đó khiến cho lợi bị nhiễm trùng và đau nhức.

  • Hơi thở có mùi khó chịu: Việc vi khuẩn xâm nhập qua hành động cắn móng tay khiến cho hơi thở có mùi khó chịu, ảnh hưởng đến chính bản thân và mọi người xung quanh.

  • Dị tật ở móng tay: Việc cắn móng tay diễn ra quá thường xuyên dẫn đến lớp mô dưới bị hỏng, từ đó có thể gây biến dạng vĩnh viễn móng tay. Điều này có thể khiến móng tay không thể mọc dài tự nhiên và gây mất thẩm mỹ khi tạo những vết hằn, gồ ghề xấu xí.

  • Nhiễm trùng móng nghiêm trọng: Theo nhiều nghiên cứu, số lượng vi khuẩn tồn tại ở móng tay nhiều gấp hai lần ngón tay vì có những khe móng tay và mặt dưới khiến vi khuẩn có thể ẩn nấp và khó làm sạch. Khi bạn cắn móng tay trong một thời gian dài có thể dẫn đến nhiễm trùng quanh móng với những biểu hiện như sưng đỏ, đau, mưng mủ…

Cách bỏ tật cắn móng tay hiệu quả? Những tác hại của tật cắn móng tay 2 Thói quen cắn móng tay có thể dẫn đến nhiễm trùng móng nghiêm trọng

Cách bỏ tật cắn móng tay hiệu quả

Dựa vào những nguyên nhân dẫn đến thói quen này, chúng ta có thể thực hiện những cách bỏ tật cắn móng tay hiệu quả dưới đây.

Trò chuyện với trẻ để biết nguyên nhân hay cắn móng tay

Thay vì bắt buộc trẻ phải tự tìm cách bỏ tật cắn móng tay thì chúng ta nên trò chuyện với trẻ để biết được vấn đề mà chúng đang gặp phải dẫn đến tình trạng này.

Từ đó đưa ra hướng khắc phục, giúp trẻ dễ hình dung và thực hiện. Nếu trẻ cắn móng tay do nhàm chán thì chúng ta nên dành thời gian chơi với trẻ nhiều hơn, tạo nhiều hoạt động cho trẻ thực hiện, điều đó giúp trẻ quên đi việc cắn móng tay, về lâu dài sẽ bỏ được thói quen xấu này.

Nói với trẻ về tác hại của cắn móng tay

Việc cắn móng tay có thể gây nhiễm trùng móng tay, nhiễm trùng họng, răng lợi, đặc biệt có thể gây dị tật móng tay. Khi đã hiểu được những tác hại của việc cắn móng tay thì bố mẹ nên trò chuyện, nói với trẻ về những tác hại này để trẻ hiểu và có ý thức sửa đổi hành động của mình. 

Tặng cho trẻ phần thưởng giúp cai tật cắn móng tay

Chúng ta có thể tạo động lực cho trẻ bằng cách tặng cho chúng một món quà yêu thích khi thực hiện tốt việc không cắn móng tay.

Điều này giúp trẻ cảm thấy thích thú và bỏ thói quen này một cách tự nguyện, không bị gò bó, ép buộc. Bên cạnh đó chúng ta có thể thưởng cho trẻ một bộ cắt móng tay nhỏ xinh, dành cho chúng lời khen về móng tay sau khi cắt để trẻ cảm thấy hứng thú khi cắt móng tay hơn, giúp cai tật cắn móng tay.

Tạo vị đắng

Đây là cách bỏ tật cắn móng tay hiệu quả. Bình thường khi cắn móng tay sẽ không cảm nhận được gì nên trẻ hay cắn trong vô thức. Nếu chúng ta tạo vị đắng cho móng tay thì trẻ sẽ cảm thấy sợ và không cắn nữa. Một số cách tạo vị đắng cho móng tay như bôi thuốc trị cắn móng tay cho trẻ, nếu là bé gái thì chúng ta có thể sơn móng tay cho trẻ, vừa tạo nét thẩm mỹ vừa giúp trẻ không cắn móng tay. 

Cách bỏ tật cắn móng tay hiệu quả? Những tác hại của tật cắn móng tay 3 Tạo vị đắng hoặc sơn móng tay là cách bỏ tật cắn móng tay hiệu quả

Trên đây là một số cách bỏ tật cắn móng tay cho trẻ hiệu quả mà Nhà thuốc Hưng Thịnh muốn đề cập đến các bạn. Qua đây mọi người cũng có thể hiểu thêm về các nguyên nhân và tác hại của thói quen này. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích, bạn hãy theo dõi trang để cập nhật những bài viết hữu ích tiếp theo nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)