Nhà thuốc Hưng Thịnh

Máy đo đường huyết đang được các gia đình sử dụng phổ biến, nhất là đối với các gia đình có người cao tuổi, người đang mắc bệnh tiểu đường để tự theo dõi chỉ số đường huyết trong máu tại nhà mà không cần đến bệnh viện. Các lỗi của máy đo đường huyết thường gặp nhất: Lỗi 3 dấu gạch ngang, lỗi không khởi động được máy, máy đo đường huyết báo lỗi e1, e3,… và cách để khắc phục triệt để các lỗi này.

Máy đo đường huyết là một loại sản phẩm chăm sóc sức khỏe hiện đại, tiện lợi mà bất cứ gia đình nào cũng nên có. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng vẫn có những trường hợp máy gặp phải lỗi. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các lỗi đó trong bài viết dưới đây nhé!

Lỗi hiển thị 3 dấu gạch ngang

Ba dấu gạch ngang “-” sẽ xuất hiện nếu như người dùng kiểm tra giá trị trung bình đường huyết đo được sau 7 ngày, 14 ngày hoặc là 30 ngày mà trước đó bạn chưa cài đặt thời gian. Hoặc là máy không thể tìm thấy những kết quả được lưu trong khoảng thời gian yêu cầu.

Để khắc phục được lỗi này, bạn cần phải cài đặt thời gian và ngày giờ trên máy chính xác trước khi đo. Thông thường, chỉ cần cài đặt vào lần sử dụng đầu tiên, sau đó dữ liệu sẽ được tự được lưu và bạn không cần cập nhật lại.

Lỗi màn hình hiển thị Lo

Một số nguyên nhân có thể kể đến như sau:

Chỉ số đường huyết thấp hơn so với khoảng đo của máy. Thực tế nếu như gặp trường hợp này có thể hiểu rằng chỉ số của bạn đang ở mức rất thấp. Nếu đi kèm với những biểu hiện bên ngoài cơ thể thì bạn cần lập tức liên hệ với nhân viên y tế hoặc là cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.

Nếu như những biểu hiện của bạn bình thường thì có thể là do máy đo sai, bạn có thể xác thực tình trạng bằng cách kiểm tra lại bằng dung dịch chứng của máy. Nếu như máy hoạt động bình thường, bạn nên lấy lại mẫu và test lại. Nếu như máy không hoạt động, bạn cần phải thực hiện bảo hành máy.

Máy đo đường huyết báo lỗi e1 và 9 lỗi khác thường gặp 1

Lỗi Lo hiển thị khi đường huyết của bạn quá thấp

Lỗi màn hình hiển thị Hi

Ngược lại với lỗi Lo, ký hiệu Hi xuất hiện trên màn hình khi chỉ số đường huyết của bạn ở ngưỡng quá cao. Tương đối với trường hợp Lo, bạn cần xem xét lại biểu hiện của bản thân hiện tại rồi sử dụng dung dịch chứng để kiểm tra hoạt động của máy. Sau đó liên hệ với nhân viên y tế hoặc là gửi máy đi bảo hành.

Máy đo đường huyết báo lỗi e1 và 9 lỗi khác thường gặp 2

Lỗi Hi hiển thị khi đường huyết của bạn quá cao

Lỗi không khởi động được máy

Hầu hết các loại máy đo đường huyết hiện nay như máy đo đường huyết Accu-Chek, máy đo đường huyết Mediusa Gm3300 thường sẽ tự khởi động ngay sau khi lắp đúng que thử. Nếu máy không khởi động khi ấn nút nguồn hoặc là lắp que thử thì có thể máy đang gặp phải vấn đề như sau:

  • Vấn đề về pin: Cần thay pin mới hoặc là lắp pin vào nếu máy hết pin hoặc chưa lắp pin.

  • Gắn sai đầu pin: Cần tháo pin ra rồi lắp lại đúng chiều âm- dương.

  • Nhiệt độ môi trường quá thấp cũng sẽ khiến cho máy không vận hành trơn tru được. Do đó, cần di chuyển máy đến khu vực với nhiệt độ phù hợp (8 – 42°C), sau đó để yên máy một lúc rồi thử lại. 

  • Máy nếu đặt trong môi trường quá nhiều độ ẩm sẽ bị nhiễm ẩm và không hoạt động được. Trong trường hợp này cần đưa máy đến nơi có nhiệt độ bình thường rồi đợi cho máy khô từ từ.

  • Bên cạnh đó máy có thể đã bị lỗi hoặc hỏng màn hình: khi đó cần gửi đến nhà để thực hiện bảo hành, sửa chữa.

Máy đo đường huyết báo lỗi e1 và 9 lỗi khác thường gặp 3

Không khởi động được máy có thể do hỏng màn hình 

Lỗi hiển thị thời gian “0:00” và ngày là “0-0”

Máy đo đường huyết sẽ hiển thị lỗi thời gian “0:00” và ngày là “0-0” nếu như gặp phải một trong hai tình huống sau đây:

  • Thiết bị đo tiếp xúc với nhiệt độ quá thấp (dưới -20°C) có thể khiến cho pin bắt đầu bị đóng băng. Khi đó cần tắt máy rồi đưa thiết bị vào phòng với nhiệt độ bình thường (từ 8°C đến 42°C) rồi chờ cho thiết bị ấm lại sau đó mới tiếp tục sử dụng.

  • Thiết bị đã ngừng sử dụng trong một thời gian dài. Cần phải gắn pin mới rồi cài đặt lại ngày giờ để sử dụng.

Máy đo đường huyết báo lỗi E-1

Máy đo đường huyết hiển thị “E-1” khi gặp phải những lỗi liên quan đến que thử. Lỗi E-1 này sẽ xuất hiện khi:

  • Người dùng gắn que thử không khớp với vị trí khe cài trên thân máy.

  • Người dùng đặt que thử đã qua sử dụng vào máy.

  • Đưa máu hoặc là dung dịch kiểm chứng vào trước khi biểu tượng giọt máu hiển thị.

  • Cửa sổ ngay chỗ khe đo bị bẩn.

  • Cách xử lý ở đây chính là kiểm tra lại cách đặt que thử, thay que thử mới nếu như đã sử dụng hoặc là vệ sinh lại cửa sổ đo. 

Xem thêm:  Cách sử dụng que thử đường huyết để đảm bảo quá trình đo cho kết quả chính xác nhất và tránh làm lỗi máy đo đường huyết.

Máy đo đường huyết báo lỗi e1 và 9 lỗi khác thường gặp 4

Máy đo đường huyết báo lỗi E1 có thể xảy ra do đặt que thử không khớp 

Máy đo đường huyết báo lỗi E-3

Màn hình hiển thị lên lỗi E-3 trong những trường hợp sau:

  • Que thử bị gập lại hoặc là bị dịch chuyển trong khi máy đang thực hiện kiểm tra kết quả.

  • Lượng máu đưa vào không đủ để máy đo.

  • Thời gian máy chờ người dùng cho giọt máu thêm vào quá lâu.

  • Nắp của lọ chứa que thử bị hở, khiến cho que thử bị ẩm, hỏng hóc, dẫn đến kết quả đo bị sai lệch.

Trong một vài trường hợp hiếm gặp, mã lỗi E-3 cũng có thể cho biết đường huyết của bạn đang ở mức quá cao, thậm chí là cao hơn khoảng có thể đọc được của hệ thống. Nếu như bạn không cảm thấy lỗi là do đường huyết của mình quá cao, hãy lặp lại những thao tác đo đường huyết từ đầu.

Cách khắc phục ở đây chính là thay một que thử mới rồi tiến hành đo lại từ đầu. Nếu như lý do lỗi là đường huyết của bạn quá cao thì cần phải liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa Nội tiết để được hỗ trợ và hướng dẫn.

Máy đo đường huyết báo lỗi e1 và 9 lỗi khác thường gặp 5

Lọ đựng que thử bị hở có thể khiến kết quả đo bị lỗi 

Máy đo đường huyết báo lỗi E-4, E-6

Lỗi E-4: Lỗi này có thể hiểu là không có đủ máu hoặc là dung dịch chứng trên que thử để đo. Hoặc nhỏ máu vào que thử vào sau khi đã bắt đầu đo hoặc kiểm tra.

Lỗi E-6: Nhỏ máu hoặc là dung dịch chứng vào que thử quá sớm, trước khi xuất hiện thông báo Apply drop (Nhỏ giọt) hoặc là biểu tượng giọt nước nhấp nháy.

Cách khắc phục: Thải bỏ que thử rồi lặp lại các thao tác đo đường huyết từ đầu hoặc là kiểm tra lại bằng dung dịch chứng. 

Trên đây là các lỗi thường gặp ở máy đo đường huyết và cách khắc phục khi gặp trục trặc, để người dùng có thể xử lý trong quá trình sử dụng khi máy bị lỗi. Mong rằng bài viết của chúng tôi sẽ giúp ích được cho bạn.

Thảo My 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)