Nhà thuốc Hưng Thịnh

Trong quá trình mang thai, hầu như người mẹ nào cũng có tâm trạng hồi hộp, lo lắng cho thai nhi không biết thai nhi có khoẻ không. Để biết các dấu hiệu thai phát triển tốt qua từng giai đoạn của thai kỳ thì có thể căn cứ vào cân nặng, cử động thai, độ dài, kích thước của thai nhi.

Để nhận biết các dấu hiệu thai phát triển tốt hay không thì cần tìm hiểu ở các giai đoạn của thai kỳ: Giai đoạn 3 tháng đầu, giai đoạn 3 tháng giữa, giai đoạn 3 tháng cuối. Khi biết được các dấu hiệu của các giai đoạn thì các mẹ bầu có thể yên tâm trong quá trình mang thai. Hãy cùng tìm hiểu thôi nào!

Dấu hiệu thai phát triển tốt ở giai đoạn 3 tháng đầu

Giai đoạn 3 tháng đầu là thời kỳ quan trọng nhất đối với các mẹ bầu. Đây là có thể coi là giai đoạn nhạy cảm nhất đối với người mẹ do cơ thể bắt đầu có những biến đổi để thích nghi với việc mang thai. Một thai kỳ khỏe mạnh, phát triển tốt người mẹ sẽ nhận biết các dấu hiệu trong 3 tháng đầu như sau: 

Người mẹ ốm nghén

Hiện tượng ốm nghén là dấu hiệu điển hình mà người mẹ bầu nào cũng phải trải qua khi bước vào quá trình mang thai. Khi bị ốm nghén, người mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi, sẽ cảm thấy buồn nôn, bị nôn và sẽ trở nên nhạy cảm với mùi vị. Theo các chuyên gia, hiện tượng ốm nghén chính là một dấu hiệu cho biết thai nhi đang phát triển tốt.

Cơ thể luôn cảm thấy nhức mỏi

Dấu hiệu này sẽ kéo dài trong suốt thời kỳ mang thai. Khi thai nhi lớn dần gây ra các sức ép lên các khu vực xung quanh như vùng xương chậu, mạch máu, các dây thần kinh… Vì vậy, các người mẹ bầu sẽ luôn cảm thấy mỏi lưng, tay, chân, đau bụng dưới… Tuy vậy, đây lại là một dấu hiệu tốt khi mang thai.

Cân nặng tăng đều và ổn định

Cân nặng của người mẹ tăng cho thấy thai nhi trong bụng đang hấp thụ chất dinh dưỡng và phát triển tốt. Trong trạng thái cơ thể mẹ bình thường thì trung bình mỗi tuần người mẹ sẽ tăng 0,3 – 0,5 kg. Càng về những tháng cuối của thai kỳ, trọng lượng của trẻ càng tăng nhanh.

Huyết áp và lượng đường trong máu ở trạng thái ổn định

Khi huyết áp và lượng đường ổn định thì sẽ tránh được chứng tiền sản giật và tiểu đường trong thai kỳ. Do vậy, duy trì huyết áp và lượng đường trong máu là dấu hiệu tốt cho thai kỳ.

Chỉ số phát triển bình thường

Từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 13 trong giai đoạn 3 tháng đầu rất quan trọng đối với thai kỳ. Trong khoảng thời gian này sẽ tiến hành siêu âm, xét nghiệm để kiểm tra sức khoẻ thai. Khi kiểm tra mà thai nhi đều có chỉ số phát triển bình thường thì là một dấu hiệu thai nhi phát triển tốt.

Các dấu hiệu thai phát triển tốt qua từng giai đoạn của thai kỳ: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối 1 Ốm nghén là một trong những dấu hiệu thai phát triển tốt

Dấu hiệu ở 3 tháng giữa của thai kỳ

Đối với 3 tháng giữa của thai kỳ, đây là thời điểm thai nhi phát triển mạnh về hình dáng cũng như trí não, lúc này người mẹ cũng cảm nhận được những cử động của thai nhi. Do vậy, trong giai đoạn 3 tháng giữa này, các mẹ bầu phải chú ý chăm sóc thai nhi nhiều hơn, phải đảm bảo chất dinh dưỡng để cho thai nhi phát triển. Các dấu hiệu thai phát triển tốt trong 3 tháng giữa: 

Bụng bầu lớn hơn và tăng cân đều đặn 

Dấu hiệu thai nhi phát triển tốt trong 3 tháng giữa là bụng đã bắt đầu nổi rõ hơn 3 tháng đầu và cân nặng của người mẹ tăng lên đều đặn. Điều này đã chứng tỏ thai nhi đang hấp thụ chất dinh dưỡng tốt và lớn lên từng ngày.

Trong giai đoạn này mức tăng cân lý tưởng là 5kg. So với 3 tháng đầu, hiện tượng ốm nghén đã giảm và có thể ăn được đa dạng các loại thực phẩm. Chính vì vậy người mẹ cần chú ý bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết giúp thai nhi phát triển tốt nhất.

Tim thai đập mạnh, nhịp tim ổn định 

Khi thai nhi ở cuối tuần thứ 16, cấu tạo của tim thai đã hoàn chỉnh và có thể đảm nhiệm chức năng của 1 trái tim bình thường. Khi đến đầu tuần thứ 20, tim thai bắt đầu đập mạnh, nhịp tim dao động từ 110 – 160 lần/ phút. Đây là một trong những dấu hiệu thai nhi phát triển tốt.

Thai nhi chuyển động

Vào khoảng tuần thứ 18 của thai kỳ, các mẹ bầu sẽ cảm nhận được những chuyển động của thai nhi với các cú xoay, đạp. Để biết thai nhi phát triển tốt hay không thì người mẹ hãy để ý đến số lần cử động của thai. Cụ thể, sự chuyển động của thai nhi người mẹ có thể đếm 10 lần trong 2 tiếng rưỡi với các động tác như rướn người, đá, cuộn, quay tròn, thọc mạnh.

Cơ thể người mẹ sẽ xuất hiện những cơn đau nhẹ và mệt mỏi

Khi thai nhi phát triển nhanh chóng về kích thước, người mẹ sẽ cảm thấy nặng nề, đi lại khó khăn, mệt mỏi. Đồng thời, cơ thể người mẹ sẽ thường xuyên gặp phải hiện tượng đau lưng, chân, mỏi người do chịu ảnh hưởng từ bụng bầu của người mẹ. Để giảm bớt tình trạng này, người mẹ nên tập yoga, vận động nhẹ nhàng để cơ thể được thoải mái và khi thấy dấu hiệu nặng hơn thì nên đi khám bác sĩ.

Kích thước vòng 1 tăng lên và căng đau

Đây là một trong những dấu hiệu thai phát triển tốt. Người mẹ sẽ cảm thấy ngực của mình căng đau, sưng lên do cơ thể người mẹ đang tạo sữa để tiết sữa cho bé bú sau sinh.

Đi tiểu thường xuyên 

Một trong những dấu hiệu thai phát triển tốt là việc nhu cầu đi tiểu thường xuyên của người mẹ. Đi tiểu nhiều là do thai nhi càng ngày càng lớn nên tử cung giãn ra nhiều khiến chèn ép lên bàng quang. Kích thước của thai nhi càng lớn thì người mẹ càng đi tiểu nhiều.

Siêu âm thai đạt chuẩn

Trong giai đoạn 3 tháng giữa này có thể đánh giá được sự phát triển của thai nhi, có thể kịp thời phát hiện các dị tật bẩm sinh không may xảy ra. Khi đi khám thai, siêu âm đạt chuẩn thì cũng là một dấu hiệu thai phát triển tốt.

Các dấu hiệu thai phát triển tốt qua từng giai đoạn của thai kỳ: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối 2 Bụng người mẹ lớn hơn là dấu hiệu thai phát triển tốt ở 3 tháng giữa

Dấu hiệu thai phát triển tốt ở 3 tháng cuối

Giai đoạn 3 tháng cuối là chặng đường cuối cùng của thai kỳ. Ở giai đoạn 3 tháng cuối này, thai nhi tiếp tục phát triển và hoàn thiện để có thể chào đời một cách khỏe mạnh và an toàn. Đây cũng là giai đoạn người mẹ cảm thấy mệt mỏi nhất do bụng càng ngày càng lớn, nặng nhọc cũng có cả tâm lý lo lắng, hồi hộp trước ngày sinh. Các dấu hiệu thai phát triển tốt trong giai đoạn 3 tháng cuối như sau:

Ở tuần thứ 28 và 29: Mí mắt mở một phần, thai nhi đá và duỗi

Khi mí mắt thai nhi mở một phần thì cũng là lúc lông mi bắt đầu xuất hiện. Hệ thần kinh trung ương điều khiển các cử động thở, điều hoà nhiệt độ cơ thể. Bên cạnh đó, thai nhi còn có khả năng đá chân, duỗi người, thực hiện các động tác ôm ghì ở tuần thứ 29. Trong khoảng thời gian này, thai dài khoảng 250mm, nặng khoảng 1kg.

Tuần thứ 30 và tuần thứ 31: Thai nhi mọc tóc và tăng cân

Khi mắt thai nhi có thể mở to thì tóc của thai nhi cũng mọc tóc lên, tủy xương bắt đầu sinh sản hồng cầu. Khi hầu như đã hoàn thành xong những bước phát triển chủ yếu thì thai nhi cũng tăng cân dần lên. Thai nhi dài khoảng 270mm, nặng khoảng 1,3kg.

Ở tuần 32, tuần 33: Thai nhi tập thở, cảm nhận ánh sáng bên ngoài

Trong tuần thứ 32, móng chân thai nhi đã có thể nhìn thấy, bắt đầu rụng lớp lông tơ mềm trên người thai nhi vốn tồn tại trong vài tháng vừa qua. Ở tuần thứ 33, đồng tử mắt của thai nhi thay đổi kích thước để thích ứng ánh sáng, xương chắc khỏe, nhưng xương sọ vẫn mềm và dễ uốn. Trong khoảng thời gian này, thai nhi dài khoảng 280mm, nặng khoảng 1,7kg.

Ở tuần thứ 34 và tuần thứ 35: Móng tay mọc dài, da mịn và có màu hồng

Móng tay thai nhi đã trùm kín đầu ngón tay. Cùng với đó, ở tuần thứ 35 da thai nhi trở nên mịn, hồng, tay chân khá mũm mĩm, mập mạp. Đây là dấu hiệu thai phát triển tốt trong 3 tháng cuối.

Tuần 36, 37: Không gian túi ối thai nhi chiếm phần lớn, bắt đầu đầu quay xuống dưới

Đến thời điểm này, thai nhi đã lớn, tử cung trở nên chật hẹp, nhưng người mẹ vẫn cảm nhận được những cử động lăn, ngọ nguậy, ưỡn người của thai nhi. Ở tuần thứ 37, tay thai nhi nắm chắc, thai nhi bắt đầu xoay chuyển, đầu thai nhi hướng xuống tiểu khung. 

Ở tuần 38 và tuần 39: Móng chân dài ra, lồng ngực phát triển

Đến tuần thứ 38, móng chân thai nhi mọc dài trùm kín đầu ngón chân, chu vi vòng đầu của thai nhi bằng chu vi vòng bụng, lông tơ hầu như đã rụng hết, lúc này thai nhi nặng khoảng 2,9kg. Lồng ngực thai nhi phát triển hơn ở tuần thứ 39.

Ở tuần thứ 40: Giai đoạn mẹ con gặp nhau đã đến

Đến thời điểm này là giai đoạn hết thời gian mang thai 3 tháng cuối, thai nhi dài khoảng 480mm, nặng khoảng 3,4kg. Mỗi thai nhi là một các thể riêng biệt nên kích thích và cân nặng của thai nhi là tương đối, không phải là yếu tố quyết định sự khỏe mạnh của thai nhi.

Ở tuần thứ 41 và tuần thứ 42

Bình thường thai kỳ cho phép chuyển dạ sau 40 tuần mà cụ thể ở tuần thứ 41 và tuần thứ 42. Nếu sau tuần thứ 42 bất thường, thai nhi có nhiều nguy cơ biến chứng. Trường hợp này cần thảo luận với bác sĩ để có chỉ định phù hợp.

Các dấu hiệu thai phát triển tốt qua từng giai đoạn của thai kỳ: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối 3 Thai nhi quay đầu xuống dưới là dấu hiệu thai phát triển tốt

Như vậy, qua bài viết trên người mẹ không nhất thiết phải đi khám mới có thể biết mà thông qua cảm nhận của người cũng có thể nhận biết được dấu hiệu thai phát triển tốt. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp cho các mẹ bầu có thêm được những thông tin bổ ích trong quá trình mang thai của mình.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)