Nhà thuốc Hưng Thịnh

Biến chứng bệnh tiểu đường thường gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe bệnh nhân. Người mắc đái tháo đường thường xuyên phải đối diện với những nguy cơ cao về bệnh tim mạch, thần kinh cũng như các loại bệnh khác. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này hãy cùng tìm hiểu thông tin sau đây nhé.

Một trong những biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường cho chính là ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh của cơ thể. Lúc này các ngoại vi chi dưới cũng bị liên quan, cụ thể là gây ra tê liệt và viêm loét chân. Vì vậy nhà thuốc Hưng Thịnh muốn giới thiệu cho bạn cách chăm sóc bàn chân cho người tiểu đường ngay bên dưới bài viết.

Tại sao bệnh tiểu đường gây ra loét bàn chân?

Hệ thần kinh của bệnh nhân bị tiểu đường được cho là dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết. Lúc này dẫn đến việc các ngoại chi dưới, cụ thể là chân bị tê liệt, thậm chí là bị viêm loét nghiêm trọng. Cùng đọc qua những thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về nguyên nhân nhé:

  • Do biến chứng tổn thương dây thần kinh ngoại biên: Bệnh nhân bị biến chứng có thể thấy được rõ sự suy giảm chức năng hoạt động của bàn chân, bên cạnh đó khó để cảm nhận được những cơn đau cũng như nóng lạnh. Thậm chí bệnh nhân còn không thể nắm bắt được rằng mình đang bị thương, hiện tượng này diễn ra thường xuyên sẽ gây ra nhiễm trùng bàn chân, khiến cho việc đi lại của bệnh nhân bị cản trở.

  • Xơ vữa động mạnh do mạch máu bị tổn mạch máu: Mạch máu lưu thông trong cơ thể bệnh nhân lúc này sẽ bị tắc nghẽn, khó di chuyển nên sự hoạt động của các cơ quan bên trong cũng bị ảnh hưởng. Cụ thể là các vết thương sẽ lâu lành, đặc biệt là vết thương ở bàn chân.

  • Đối với bệnh nhân tiểu đường, khi cơ thể có các vết thương, vi khuẩn sẽ dễ dàng sinh sôi và phát triển hơn so với người bình thường. Khi lượng đường trong máu cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn cũng như vết thương lâu lành, nguy cơ nhiễm trùng cao.

Cách chăm sóc bàn chân cho người tiểu đường

Nắm bắt được sự nghiêm trọng của vấn đề nên chúng ta cần có những giải pháp cụ thể để hỗ trợ cũng như giúp bệnh nhân ngăn ngừa tối đa những biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường. Cụ thể là bàn chân của họ cần chăm sóc và bảo vệ thường xuyên bằng cách:

Rửa và làm khô bàn chân

Vệ sinh chân là cách cơ bản nhất giúp ngăn ngừa cũng như phòng chống viêm loét bàn chân. Sau khi rửa sạch chân bằng nước hoặc bằng những sản phẩm làm sạch phù hợp bạn cần phải thực hiện thao tác làm khô chân. Sau đó bổ sung bôi kem dưỡng bàn chân nếu có để tránh tình trạng nứt nẻ gót chân.

Các cách chăm sóc bàn chân cho người tiểu đường 1 Thường xuyên rửa chân để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn hàng ngày bám trên da

Kiểm tra bàn chân thường xuyên

Biến chứng của bệnh tiểu đường đó chính là làm suy giảm chức năng ở bàn chân, cụ thể là khả năng cảm nhận vết thương. Chính vì vậy bạn phải kiểm tra bàn chân cho bệnh nhân mỗi ngày và thường xuyên để phát hiện và xử lý vết thương được sớm nhất có thể.

Chăm sóc phần móng chân

Các bộ phận như móng chân, ngón chân cái thường được cho là dễ bị tổn thương và nhiễm trùng. Vì vậy mà chúng ta nên thường xuyên cắt bỏ và vệ sinh gọn gàng phần móng sau khi tắm để việc vệ sinh được dễ dàng hơn nhé.

Các cách chăm sóc bàn chân cho người tiểu đường 2 Nên cắt bỏ và vệ sinh móng chân sạch sẽ để hạn chế việc nhiễm trùng xảy ra

Tập những bài thể dục phù hợp

Thể dục thể thao thường xuyên không chỉ mang lại một sức khoẻ tốt mà còn có lợi cho sức khỏe tinh thần của bệnh nhân. Tuy nhiên việc tập thể dục là không nên quá sức mà phải điều chỉnh sao cho phù hợp với bản thân, đặc biệt là tránh gây chấn thương cho phần bàn chân.

Các cách chăm sóc bàn chân cho người tiểu đường 3 Thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe bản thân cũng như đem lại tinh thần thoải mái

Sử dụng tất và giày

Bệnh nhân bị tiểu đường không nên đi chân trần mà thay vào đó nên sử dụng tất cũng như sở hữu đôi giày phù hợp cho bản thân. Việc này không những giúp tránh được những tác nhân dễ gây tổn thương cho chân mà còn bảo vệ cho chân họ tránh dính nước và hanh khô trong thời tiết lạnh.

Lựa chọn các loại giày tốt

Người bị mắc bệnh tiểu đường nên lựa chọn các loại giày dép đảm bảo được các yếu tố sau đây:

  • Các ngón chân và phần gót chân được khép kín.

  • Mũi da không có đường chỉ may ở phần bên trong giày.

  • Đế được làm bằng vật cứng.

  • Giày đi mềm mại, không tạo cảm giác cứng và bí bách cho đôi chân.

Không tự điều trị vết thương ở chân

Các vết thương tuy nhỏ nhưng nếu không được vệ sinh và điều trị cẩn thận sẽ rất dễ gây ra nhiễm trùng, nguy cơ này còn cao hơn nữa đối với các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Lúc này bệnh nhân cần sự hỗ trợ của chúng ta hoặc nếu cần thiết hơn có thể đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị an toàn.

Sử dụng kem dưỡng an toàn

Việc kết hợp sử dụng các sản phẩm kem dưỡng cũng giúp cho bàn chân của bệnh nhân được bảo vệ một cách tốt hơn. Ví dụ như kem dưỡng bôi dạng gel Multidex điều trị loét da 14G. Đây là loại kem dưỡng chân được sản xuất tại Mỹ, với bảng thành phần an toàn và hiệu quả nên sản phẩm có công dụng cao khi sử dụng cho bàn chân. Việc sử dụng kem dưỡng thường xuyên sẽ hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng nứt nẻ trên da, tránh được tình trạng khô rát cũng như là giảm thiểu sự xâm nhập của vi khuẩn có hại.

Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường chắc sẽ cảm thấy rất khó khăn trong quá trình điều trị cũng như ngăn ngừa các biến chứng của bệnh. Vì vậy nhà thuốc Hưng Thịnh hy vọng qua bài viết trên bạn sẽ tìm ra được cách chăm sóc bàn chân cho người tiểu đường tốt nhất để bảo vệ bản thân cũng như gia đình của mình nhé.

Tạ Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)