Nhà thuốc Hưng Thịnh

Khàn tiếng không phải bệnh quá nguy hiểm đến tình trạng sức khỏe nhưng nó lại gây khó chịu, bất tiện trong quá trình giao tiếp hàng ngày. Vậy khàn tiếng là gì? Nguyên nhân gây bệnh khàn tiếng là do đâu? Làm thế nào để cải thiện tình trạng khàn tiếng? Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Hưng Thịnh sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các thắc mắc đó.

Khàn tiếng là triệu chứng thường xảy ra khi hò hét, nói quá nhiều hoặc khi bạn bị viêm họng. Nhưng nếu khàn tiếng kéo dài trên 2 tuần mà không có dấu hiệu đỡ thì có thể là một dấu hiệu của bệnh. Vậy khàn tiếng là gì? Những bệnh lý nào gây khàn tiếng? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Nhà thuốc Hưng Thịnh.

Khàn tiếng là gì?

Khàn tiếng là tình trạng thay đổi bất thường trong giọng nói và kèm theo các hiện tượng như khô, đau họng, rát họng… Khi bị khàn tiếng âm thanh phát ra không được trong trẻo và bạn thường phải cố gắng nhiều hơn để có thể nói chuyện. Hầu hết tình trạng khàn tiếng sẽ giảm dần rồi khỏi trong vài ngày. Chính vì vậy, nếu bị khàn tiếng trên 2 tuần mà không thấy đỡ, hãy lựa chọn cơ sở y tế uy tín để được thăm khám chính xác. 

Tình trạng này có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi cũng như giới tính nào. Theo con số thống kê, ⅓ tổng số người sẽ bị khàn giọng ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, nguy cơ bị khàn tiếng vẫn cao hơn ở những người có công việc thường xuyên phải nói lớn như ca sĩ, giáo viên, huấn luyện viên…

Các biện pháp giảm tình trạng khàn tiếng 1 Khàn tiếng kèm theo hiện tượng đau họng, rát họng

Nguyên nhân gây khàn tiếng

Có rất nhiều nguyên nhân gây khàn tiếng. Dưới đây là những nguyên nhân cụ thể: 

Nói to quá nhiều: Đây là một nguyên nhân gây khàn tiếng không do bệnh lý. Thời gian nói quá lâu, cổ vũ quá to, hò hét quá lớn, hát quá nhiều với âm sắc cao hoặc thấp hơn bình thường…có thể dẫn tới tình trạng khàn tiếng.

Tuổi tác: Dây thanh âm sẽ trở nên mỏng và mềm theo tuổi tác. Vì thế, tình trạng khàn tiếng cũng rất dễ bị bắt gặp ở những người lớn tuổi.

Cảm lạnh và nhiễm trùng xoang: Một trong những triệu chứng phổ biến của cảm lạnh và nhiễm trùng xoang là khàn tiếng. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ biến mất sau vài tuần điều trị.

Viêm thanh quản: Trên thực tế, đa số các trường hợp bị khàn tiếng đều do viêm thanh quản. Viêm thanh quản là tình trạng viêm nhiễm của dây thanh âm hoặc thanh quản. Vì vậy, nó rất dễ ảnh hưởng đến âm thanh của giọng nói khi phát ra.

Trào ngược dạ dày thực quản: Đây là tình trạng acid trong dạ dày đi ngược lên phía cổ họng. Đôi khi acid có thể tăng cao quá mức gây trào ngược họng thanh quản. Chứng bệnh này có thể làm tổn thương vùng thanh quản làm cho giọng nói bị khàn.

Các nốt âm thanh, u nang và polyp: Nốt, u nang, polyp là những khối u không phải ung thư hình thành trên nếp thanh quản. Chúng được hình thành do ma sát hoặc áp lực quá lớn khiến giọng nói trở nên khàn đặc.

Liệt gấp giọng: Hiểu đơn giản đó là tình trạng liệt một hoặc cả hai dây thanh. Một hoặc cả hai dây có thể không mở hoặc đóng được dẫn đến những thay đổi trong giọng nói. 

Ung thư thanh quản: Tình trạng khàn tiếng thường khỏi sau một vài ngày. Vì vậy, nếu hiện tượng này kéo dài trên 3 tuần thì có thể là triệu chứng của ung thư thanh quản. Hãy tới khám để có phương pháp đặc trị cho bệnh.

Bệnh u nhú đường hô hấp tái phát: Căn bệnh này thường gây ra bởi những khối u không phải ung thư xuất hiện trên đường dẫn khí làm giọng nói bị khàn. Tuy đây là những khối u lành tính nhưng lại rất dễ tái phát.

Các biện pháp giảm tình trạng khàn tiếng 2 Viêm thanh quản là nguyên nhân phổ biến gây khàn tiếng

Các biện pháp giảm tình trạng khàn tiếng

Để giúp nhanh chóng cải thiện giọng nói, bạn có thể áp dụng những cách làm sau đây: 

  • Dành thời gian cho thanh quản nghỉ ngơi. Không nói chuyện thì thầm, không la hét, không nói lớn tiếng… để tránh gây thêm tổn thương cho thanh quản.

  • Ăn uống đủ chất, bổ sung các loại trái cây có nhiều nước hoặc uống nhiều nước để làm dịu giọng và giảm các triệu chứng gây khàn. Lưu ý không nên sử dụng nước lạnh.

  • Khàn tiếng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó nguyên nhân do vi khuẩn virus chiếm phần lớn. Vì thế, hãy tắm nước ấm, tránh để cơ thể bị lạnh và suy giảm miễn dịch.

  • Tránh sử dụng các loại đồ uống có chất kích thích như caffeine, bia, rượu… vì chúng rất dễ làm khô họng và làm tình trạng khàn tiếng nặng hơn.

  • Không hút thuốc, không sử dụng những loại thuốc lá có nguy cơ kích thích và làm khô mũi.

  • Vệ sinh sạch sẽ nhà và xung quanh nhà ở, loại bỏ các tác nhân gây bệnh, gây dị ứng.

  • Có thể làm ẩm không khí bằng máy (nếu có).

Tuy nhiên, nếu triệu chứng khàn tiếng kéo dài quá lâu kèm theo những triệu chứng bất thường khác thì hãy đến khám tại các cơ sở y tế để có cách đặc trị hiệu quả.

Các biện pháp giảm tình trạng khàn tiếng 3 Uống nhiều nước làm dịu giọng và giảm nguy cơ khàn tiếng

Có thể đề phòng khàn tiếng bằng cách nào?

Bằng cách điều chỉnh thói quen hàng ngày, bạn có thể tự phòng tránh tình trạng khàn tiếng. Dưới đây là một số cách phòng tránh mà Nhà thuốc Hưng Thịnh muốn gợi ý cho bạn:

  • Hít khói thuốc có thể gây ra sự kích thích của dây thanh âm, thanh quản. Vì vậy, không nên hút thuốc lá, thuốc lào. Thậm chí nên tìm cách tránh xa môi trường có nhiều khói thuốc.

  • Nguyên nhân phổ biến của bệnh khàn tiếng là do vi khuẩn, virus. Bởi vậy, rửa tay thường xuyên sẽ giúp giảm sự lây lan của vi trùng. Từ đó, giảm được nguy cơ bị lây bệnh.

  • Uống nhiều nước sẽ giúp cho cổ họng luôn có độ ẩm. Ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày sẽ giúp cổ họng không bị rát. Tuy nhiên, vẫn nên tránh sử dụng các loại nước quá lạnh gây tổn thương cho cổ họng.

  • Tránh sử dụng các loại đồ uống chứa caffeine và cồn như cà phê, rượu, bia…

  • Hạn chế việc làm quá sức cho cổ họng như la hét, nói to quá lâu, hát lâu… Điều này có thể làm tăng áp lực lên dây thanh âm và gây viêm.

  • Giữ ấm cho cổ họng, đặc biệt là vào mùa đông để giảm nguy cơ mắc bệnh cảm cúm, viêm họng.

  • Tới khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị nếu mắc bệnh.

Các biện pháp giảm tình trạng khàn tiếng 4 Nói không với thuốc lá để tránh bị khàn tiếng

Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh khàn tiếng. Tuy triệu chứng này không ảnh hưởng lớn tới sức khỏe nhưng lại gây khó khăn trong việc giao tiếp hàng ngày. Vì vậy, hãy có những cách phòng tránh để không mắc phải trường hợp này nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)