Nhà thuốc Hưng Thịnh

Sốt cao co giật là một phản ứng cơ thể phổ biến ở trẻ em từ 3 tháng đến 5 tuổi. Nếu không được điều trị, sốt cao co giật ở trẻ em có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Các bậc phụ huynh hãy cùng theo dõi thông tin trong bài viết để nắm được phương pháp điều trị và cách phòng tránh các biến chứng của sốt cao co giật nhé.

Hội chứng sốt cao co giật là một hội chứng thường gặp ở trẻ em với đặc điểm là co giật hoặc co cứng co giật khi trẻ sốt cao. Đây là bệnh lý cần được điều trị khẩn cấp vì có thể nguy hiểm đến tính mạng hoặc để lại những di chứng nặng nề như động kinh, chậm phát triển trí tuệ và vận động, đặc biệt là những cơn co giật kéo dài kèm theo sốt cao ở trẻ em.

Sốt cao co giật là một hội chứng thường gặp ở trẻ em với đặc điểm là co giật hoặc co cứng co giật khi trẻ sốt cao Sốt cao co giật là co giật hoặc co cứng co giật khi trẻ sốt cao

5 biến chứng nguy hiểm của sốt cao co giật ở trẻ em

Một số tài liệu y khoa chỉ rõ, sốt cao là khi thân nhiệt của trẻ từ 39 đến 40 độ C và lúc này hiện tượng co giật có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Sốt cao co giật ở trẻ em được chia thành hai loại dưới đây:

  • Sốt co giật đơn thuần: Các cơn co giật kéo dài dưới 5 phút và chỉ xảy ra một lần trong 24 giờ.
  • Sốt co giật phức hợp: Nhiều cơn co giật liên tiếp trong vòng 1 ngày kéo dài trên 5 phút.

Sốt cao co giật ở trẻ em có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm, cha mẹ cần lưu ý:

Biến chứng bệnh động kinh

Thống kê cho thấy trẻ sốt cao co giật có thể gây ra bệnh động kinh. Tỷ lệ biến chứng tăng lên nếu:

  • Sốt cao và co giật ở trẻ em dưới 12 tháng.
  • Co giật kéo dài hơn 5 phút và xảy ra nhiều lần trong ngày.
  • Thành viên trong gia đình có người bị động kinh.
  • Trẻ sinh ra với cấu trúc não bất thường và chậm phát triển thể chất.
  • Trẻ mắc một số bệnh như viêm não, viêm màng não…

Tổn thương não

Co giật do sốt là do phóng điện thần kinh đột ngột, kéo dài. Nếu tình trạng này kéo dài có thể làm tổn thương các tế bào não. Từ đó, có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, ngôn ngữ, hành vi và gây suy giảm trí nhớ trầm trọng.

Hội chứng rối loạn tic

Bệnh lý này là tình trạng rối loạn vận động hoặc phát âm không chủ đích, xảy ra đột ngột, nhanh chóng và có thể lặp đi lặp lại nhiều lần. Hội chứng rối loạn tic là kết quả của các cơn co giật do sốt cao ở trẻ em. Trẻ em mắc hội chứng này thường có biểu hiện như:

  • Thường xuyên nói lắp, lẩm bẩm trong miệng, tự cắn, tự nhảy nhót…
  • Trẻ có biểu hiện lắc đầu liên tục và co giật cơ hàm.
  • Khó thở, thở dốc, ho, nói lầm bầm hoặc hay la hét to.

Hội chứng rối loạn tic là kết quả của các cơn co giật do sốt cao ở trẻ em Hội chứng rối loạn tic là kết quả của các cơn co giật do sốt cao ở trẻ em

Tăng động giảm chú ý

Trẻ có tiền sử co giật do sốt cao có nguy cơ mắc bệnh tăng động giảm chú ý cao gấp 2,5 lần so với trẻ bình thường. Điểm nổi bật nhất của bệnh lý này là trẻ thường gặp nhiều vấn đề như khó khăn trong việc điều chỉnh sự tập chung, khó kiểm soát những hành động thái quá, thường xuyên phấn khích, dễ bị kích động… Những rối loạn này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong cuộc sống của trẻ.

Ảnh hưởng đến đến tâm lý và hoạt động của trẻ

Những cơn co giật đột ngột có thể khiến trẻ bị ngã, ngất xỉu và gây ra các chấn thương ở tay, chân và não. Ngoài ra, cơn co giật có thể gây sợ hãi và ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Thậm chí trẻ khi ở trước đám đông cũng sẽ tỏ ra tự ti, dễ cáu gắt và tự làm tổn thương mình.

Do đó, biến chứng sốt cao co giật ở trẻ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể và tính mạng của bé. Vậy, nguyên nhân và triệu chứng của hiện tượng này là gì? Biết được thông tin này có thể giúp cha mẹ kiểm soát và ngăn ngừa cơn co giật tốt hơn.

Nguyên nhân và triệu chứng của hiện tượng sốt cao co giật ở trẻ nhỏ

Ai cũng biết rằng sốt là một phản ứng khá bình thường của cơ thể. Cha mẹ cần lưu ý rằng trẻ sốt cao không phải là bệnh. Tuy nhiên, khi bé bị sốt cao co giật, cha mẹ không nên chủ quan. Bởi vì, hiện tượng này có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm.

Một số chuyên gia cho rằng, trẻ sốt cao co giật là do não bộ của trẻ chưa phát triển hoàn thiện khi ở độ tuổi 0 đến 5 tuổi, lúc này trẻ rất nhạy cảm với sự thay đổi của thân nhiệt. Nhiệt độ cơ thể tăng cao đột ngột sẽ kích thích não, gây co giật.

Khi bị co giật, trẻ thường gặp một số triệu chứng sau:

  • Sốt cao trên 39 độ C.
  • Mất ý thức và sùi bọt mép.
  • Tay và chân gồng cứng.
  • Mắt nhìn ngược.
  • Co giật toàn thân, kéo dài khoảng 5 phút trở lên.
  • Có thể lên cơn 1 đến 2 cơn/ngày.

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị sốt cao co giật?

Trong một số trường hợp, bé có thể bị co giật lành tính kéo dài dưới 5 phút. Cha mẹ không nên quá lo lắng trong thời điểm này. Thay vào đó, hãy giúp con bạn bình tĩnh lại, sau đó đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe của trẻ.

Cha mẹ hãy giúp trẻ bình tĩnh lại nếu trẻ bị co giật lành tính rồi mới đưa trẻ bệnh viện Cha mẹ hãy giúp trẻ bình tĩnh lại nếu trẻ bị co giật lành tính rồi mới đưa trẻ bệnh viện

Đối với những cơn co giật kéo dài hơn 5 phút, xảy ra trên 2 lần trong ngày có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý cách cấp cứu trẻ sốt cao co giật khi phát hiện con mình bị co giật:

  • Đặt trẻ trên một bề mặt phẳng, tránh xa các vật sắc nhọn.
  • Đặt đầu trẻ nằm nghiêng để khơi thông đường thở, tránh tình trạng trẻ bị ngạt do đờm, dãi. Ngoài ra, đầu của trẻ cần nghiêng ra sau để chất nôn không trào ngược lên phổi và gây tắc nghẽn đường thở.
  • Nới lỏng quần áo và không ôm chặt chân tay bé. Dùng khăn mềm đặt giữa hai kẽ răng để tránh trẻ cắn vào lưỡi.
  • Dùng khăn ấm và vắt bớt nước lau nách, bẹn và các bộ phận khác để giúp hạ nhiệt độ cơ thể cho bé, bố mẹ có thể đặt thêm thuốc hạ sốt vào hậu môn của trẻ.
  • Đưa bé đi cấp cứu nhanh chóng để ngăn chặn những cơn co giật tiếp theo.

Tất cả những thông tin trong bài viết đã giúp bạn biết thêm thông tin về các nguy hiểm củabiến chứng sốt cao co giật ở trẻ em. Cha mẹ cần ghi nhớ những nguyên tắc trong cách thực hiện sơ cứu và phòng tránh co giật để bảo vệ sức khỏe cho con yêu. Đặc biệt, cha mẹ tuyệt đối không được cho bé dùng các loại thuốc Tây y hoặc Đông y khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)