Nhà thuốc Hưng Thịnh

Da có nhiệm vụ quan trọng giúp bảo vệ cơ thể trước sự tấn công, xâm nhập của các vi sinh vật, tuy nhiên đối với làn da của trẻ còn khá non nớt và nhạy cảm nên dễ bị tấn công bởi các yếu tố gây hại từ bên ngoài, gây ra tình trạng nhiễm trùng da. Do đó, các bậc cha mẹ nên hiểu rõ về bệnh nhiễm trùng da để phát hiện kịp thời và có phương pháp điều trị đúng đắn tránh dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Vậy nhiễm trùng da là gì? Các loại nhiễm trùng, nguyên nhân và biện pháp ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng da ở trẻ nhỏ sẽ được đề cập chi tiết trong bài viết bên dưới. Mời các bạn cùng Nhà Thuốc Hưng Thịnh đi tìm hiểu kỹ hơn về bệnh này.

Những loại nhiễm trùng da thường gặp ở trẻ nhỏ

Da của trẻ nhỏ thường khá non nớt, nhạy cảm nên dễ bị các mầm bệnh tấn công gây ra nhiễm trùng da với nhiều triệu chứng nặng nhẹ khác nhau. Nhiễm trùng da ở trẻ thường xuất hiện nhiều tổn thương sâu hoặc nông hoặc chỉ ở các tuyến mồ hôi, nang lông. Được chia thành 4 loại như sau:

Các bệnh nhiễm trùng da ở trẻ em hay gặp nhất 1

Hăm tã là một bệnh nhiễm trùng do nấm gây ra

Tại sao trẻ nhỏ bị nhiễm trùng da?

Dưới sự tác động của yếu tố thời tiết và môi trường khiến cho làn da yếu ớt, mỏng manh của trẻ dễ bị tổn thương và mắc các bệnh về nhiễm trùng da. Nhất là vào mùa hè, bụi bẩn kết hợp với mồ hôi từ cơ thể tiết ra đã tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật sinh sôi phát triển càng khiến cho trẻ dễ mắc bệnh hơn. Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố cũng là tác nhân gây bệnh như:

Các triệu chứng hay gặp khi bị nhiễm trùng da

Đa phần khi trẻ bị nhiễm trùng da sẽ khởi phát bằng các triệu chứng như sưng đỏ, ngứa, đau rát và phát ban, tuy nhiên cũng tùy trường hợp nhiễm trùng mà sẽ có các dấu hiệu khác nhau. Những dấu hiệu hay gặp khi bị nhiễm trùng da cụ thể như dưới đây:

Mụn nhọt

Mụn nhọt là bệnh nhiễm trùng da bắt đầu bằng cục mụn sưng gây đau đớn, thường xuất hiện ở nang lông nhất là vùng mặt, mông hay cổ hoặc bất cứ vùng da nào thường tiếp xúc trực tiếp với nước. Mụn nhọt sau vài ngày sẽ mưng mủ có ngòi màu vàng và bị hoại tử.

Đa phần mụn nhọt sẽ tự khỏi, nhưng bạn cần vệ sinh cho trẻ thật sạch sẽ mỗi ngày để tránh lây lan và phát triển sang các bộ phận khác thông qua dịch từ mụn nhọt. Bác sĩ thường khuyến khích người bệnh nên sử dụng khăn ấm để đắp lên mụn nhọt từ 3-4 lần/ngày để mụn nhanh khô.

Các bệnh nhiễm trùng da ở trẻ em hay gặp nhất 2

Mụn nhọt khiến trẻ đau đớn, ngứa ngáy khó chịu

Chốc

Chốc là bệnh nhiễm trùng da hay gặp ở lứa tuổi mầm non do quá trình vệ sinh ăn uống trong điều kiện môi trường không đảm bảo vệ sinh. Biểu hiện thường thấy của chốc là các mụn nước kèm theo viêm đỏ xung quanh, những mụn nước này dễ bị bể rồi khô đi, sau đó đóng thành vảy màu vàng có viền mủ. Bệnh này rất nhanh khỏi nếu phát hiện và điều trị sớm nhưng nếu để lâu thì dễ dẫn đến các biến chứng như viêm cầu thận cấp tính, nhiễm trùng huyết, chàm hóa…

Các bệnh nhiễm trùng da ở trẻ em hay gặp nhất 3

Chốc để lâu ngày không chữa trị sẽ dễ bị biến chứng sang nhiễm trùng huyết

Viêm kẽ

Viêm kẽ là bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ và trẻ béo phì khi vào mùa nóng ẩm, biểu hiện của viêm kẽ là các dát màu hồng hoặc đỏ, dễ nứt nẻ và chảy dịch gây ngứa ngáy khó chịu cho trẻ. Viêm kẽ thường xuất hiện ở nếp gấp cổ, sau tai, kẽ tay chân, vùng bẹn hoặc hậu môn… Viêm kẽ thường do vi khuẩn tấn công gây ra hoặc do mặc tã chật, bó sát, mặc trong thời gian dài gây bí bách đổ mồ hôi dẫn đến nhiễm trùng da. Cần phải điều trị sớm để tránh dẫn đến lở loét nhiều gây đau đớn cho bé.

Cách ngăn ngừa nhiễm trùng da cho trẻ nhỏ

Cha mẹ cần phải giúp con trẻ bảo vệ làn da vốn còn non yếu, dễ bị tấn công của các vi sinh vật bên ngoài bằng những biện pháp sau: 

  • Phải giữ da bé trong điều kiện khô thoáng tránh ẩm ướt.

  • Vệ sinh cơ thể bé bằng các sản phẩm lành tính, dịu nhẹ.

  • Vào mùa hè phải thường xuyên lau khô người trẻ mỗi khi trẻ đổ mồ hôi.

  • Luôn giữ môi trường nhà ở sạch sẽ, khô thoáng để hạn chế nấm mốc, vi sinh vật tấn công da trẻ.

  • Thay và giặt giũ chăn gối, ga giường thường xuyên.

  • Phải sát trùng da cho trẻ khi trẻ bị trầy xước.

  • Phải rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn và giúp bé có thói quen rửa tay, không đưa tay vào miệng.

  • Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ hoặc bất kỳ khi nào trẻ có dấu hiệu lạ thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị.

Các bệnh nhiễm trùng da ở trẻ em hay gặp nhất 4

Rửa tay sạch sẽ trước mỗi bữa ăn cho bé

Da của trẻ còn khá mỏng manh và nhạy cảm kết hợp với các yếu tố bất lợi bên ngoài nên dễ dễ mắc các bệnh về nhiễm trùng da gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ. Do đó, các bậc cha mẹ hãy quan tâm chăm sóc vệ sinh thân thể trẻ cũng như cập nhật các kiến thức về bệnh nhiễm trùng da để kịp thời phát hiện và điều trị hiệu quả.

Hoàng Trang 

Nguồn tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.