Nhà thuốc Hưng Thịnh

Bóng đè là hiện tượng xảy ra khá phổ biến, tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng chúng lại gây ra cảm lý lo âu, sợ hãi. Do đó, bạn cần chủ động tìm hiểu về hiện tượng này cũng như 10 cách chống bóng đè để cải thiện hiệu quả.

Một trong những hiện tượng liên quan đến giấc ngủ nhiều người thường gặp đó chính là “bóng đè”. Tuy nhiên bóng đè là gì? Cách phòng ngừa ra sao? Hãy cùng tìm hiểu 10 cách chống bóng đè trong bài viết dưới đây. 

Bóng đè là gì? Dấu hiệu bị bóng đè

Trên thực tế, hiện tượng bóng đè không phải do yếu tố tâm linh gây ra. Bóng đè là chứng liệt khi ngủ, người bệnh thường cảm giác như bị ai đó đè lên ngực, khó thở, thậm chí là gần như liệt toàn thân và không thể cử động tay chân.

Theo một số nghiên cứu của ngành tâm lý học, đây là hiện hiện tượng khá phổ biến, số liệu cho thấy khoảng 10 – 40% dân số trên thế giới bị hiện tượng bóng đè ít nhất một lần trong đời. Bóng đè không gây nguy hiểm đến tính mạng, thường xuất hiện với nhiều vấn đề rối loạn về giấc ngủ khác.

Bóng đè là gì? 10 cách chống bóng đè nên biết 1 Bóng đè là hiện tượng không phải hiếm gặp

Các triệu chứng nhận biết hiện tượng bóng đè kể đến :

  • Hiện tượng bóng đè có thể xuất hiện 1 lần hoặc nhiều lần trong 1 đêm.
  • Hiện tượng bóng đè kéo dài không quá lâu, trong khoảng vài giây đến vài phút.
  • Người bệnh sẽ rơi vào trạng thái không thể di chuyển, khó thở do liệt toàn thân nhưng tinh thần vẫn tỉnh táo.
  • Một vài trường hợp nghiêm trọng, người bệnh còn bị đau đầu, đau cơ, đổ nhiều mồ hôi và hoang tưởng.
  • Sau khi bị bóng đèn, người bệnh có xu hướng cảm thấy lo âu, sợ hãi và buồn.

10 cách chống bóng đè

Bóng đè xuất hiện thường xuyên khiến người bệnh rơi vào trạng thái uể oải, mệt mỏi và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, học tập và công việc. Vì thế, bạn có thể áp dụng 10 cách chống bóng đè dưới đây để hạn chế tình trạng này:

  • Ngủ đủ giấc mỗi ngày chính là yếu tố quan trọng giúp cho tinh thần luôn ổn định và ngăn ngừa tình trạng bóng đè. Mỗi ngày, người trưởng thành nên ngủ đủ giấc từ 7 – 8 giờ.
  • Duy trì khung giờ sinh học kết hợp nghỉ ngơi hợp lý. Bạn nên đi ngủ ở một thời gian nhất định vào buổi tối và khi thức dậy vào buổi sáng. Sắp xếp thời gian nghỉ trưa từ 20 – 40 phút để giúp cho tinh thần được thư giãn, nghỉ ngơi.
  • Tạo không gian ngủ yên tĩnh, nhiệt độ phòng không ở mức quá cao hay thấp. Nếu sử dụng máy điều hòa thì nên chỉnh nhiệt độ phòng khoảng từ 26 – 28 độ C.
  • Cải thiện môi trường ngủ phù hợp, hãy sử dụng một chiếc gối và chiếc giường êm ái, sử dụng ánh sáng dịu trong khi ngủ và tránh ánh sáng chói.
  • Tránh nằm sấp trước khi đi ngủ.
  • Thường xuyên vận động và cải thiện thể lực bằng cách tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng, chạy bộ hoặc yoga. Tuy nhiên, bạn không nên luyện quá sức hoặc vận động trước khi ngủ.
  • Hạn chế uống trà, cà phê và những loại thức ăn đồ uống chứa caffein trước khi đi ngủ 3 – 5 giờ.
  • Không nên ăn quá no, không uống rượu bia trước khi đi ngủ.
  • Nên bỏ thuốc lá, thuốc lào vì chất nicotin có trong thuốc có thể làm kích thích thần kinh, dẫn đến tình trạng khó ngủ và hay mộng mị.
  • Quản lý các biểu hiện của chứng trầm cảm hoặc rối loạn lo âu bằng cách thăm khám bác sĩ, sử dụng các loại thuốc theo hướng dẫn.

Bóng đè là gì? 10 cách chống bóng đè nên biết 2 10 thói quen chống bóng đè không nên bỏ qua để có giấc ngủ ngon

Cách xử lý khi gặp hiện tượng bóng đè là gì?

Khi bị bóng đè, bạn cần giữ cho cơ thể ở trạng thái thư giãn, thoải mái và xử lý theo một số phương pháp sau:

Vận động nhẹ nhàng

Việc cố gắng để thực hiện các cử động khi bị bóng đè là điều khá khó khăn. Tuy nhiên, bạn vẫn nên cố gắng thực hiện một số hoạt động như sau để nhanh chóng thoát khỏi cảm giác tê cứng, cụ thể:

  • Vận động nhẹ nhàng tại các đầu ngón tay và ngón chân. Ngoài ra, bạn có thể nắm chặt lòng bàn tay để khắc phục hiện tượng bóng đè.
  • Vận động nhẹ cơ mặt bằng cách tạo ra những biểu hiện nhăn nhó đồng thời lặp lại nhiều lần liên tiếp.

Tập trung thở đều

Giữ tâm trạng bình tĩnh và thở đều là một trong những yếu tố quan trọng để thoát khỏi tình trạng bóng đè. Tránh duy trì cảm giác sợ hãi hay cố gắng vùng vẫy vì điều này sẽ làm gia tăng áp lực lên ngực và thành ngực. Từ đó hình thành cảm giác như có “bóng”, vật đè nặng ở ngực.

Bóng đè là gì? 10 cách chống bóng đè nên biết 3 Giữ tâm trạng bình tĩnh và thở đều là yếu tố quan trọng để thoát khỏi tình trạng bóng đè

Tạo những âm thanh nhỏ

Khi gặp tình trạng bóng đè, nếu như đang nằm gần một người khác thì bạn hãy cố gắng tạo tín hiệu để họ đánh thức bạn. Ngoài ra, người bị bóng đè cũng có thể áp dụng phương pháp ho khan để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng bóng đè.

Giữ tâm trạng bình thản

Khi đã thực hiện những biện pháp trên nhưng không cải thiện thì bạn cần giữ cho tinh thần luôn được ổn định và bình thản. Tuyệt đối tránh tâm lý sợ hãi, chới với, vùng vẫy vì chúng sẽ khiến cho cơ thể bạn rơi vào trạng thái uể oải kéo dài khi thức dậy.

Trên đây là chia sẻ về 10 cách chống bóng đè nên biết. Tình trạng này sẽ không còn là nỗi sợ nếu như bạn hiểu rõ hiện tượng này cũng như cách xử trí khi gặp bóng đè. Hãy luôn duy trì giờ giấc sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý để tránh những nguy cơ liên quan đến giấc ngủ nhé.

Thùy Dung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)