Nhà thuốc Hưng Thịnh

Bị sốt sau khi tiêm uốn ván là tình trạng rất hay gặp ở nhiều người, đặc biệt là thai phụ. Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc thường gặp khi bị sốt sau khi tiêm uốn ván ở mẹ bầu.

Bị sốt sau khi tiêm uốn ván những những điều mẹ bầu nên biết 1Sốt sau tiêm uốn ván – những điều mẹ bầu nên biết.

Tiêm phòng uốn ván được đánh giá là một trong những mũi tiêm vô cùng quan trọng. Tuy nhiên sốt sau khi tiêm uốn ván là tình trạng khá nhiều người gặp phải, đặc biệt là các mẹ bầu. Vậy sốt sau khi tiêm phòng uốn ván nguy hiểm hay không? Bạn nên làm gì để cơn sốt giảm xuống?

Sốt sau khi tiêm uốn ván

Sau khi tiêm phòng uốn ván nhiều người bị sốt nhưng đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Do vậy bạn không cần quá lo lắng vì khi nhận vắc xin cơ thể sẽ điều động toàn bộ hệ miễn dịch nhằm tạo kháng thể chống lại tức thời. Thêm nữa nó cũng duy trì khả năng ứng phó khi cần thiết.

Đặc biệt với phụ nữ mang thai, sốt sau khi tiêm uốn ván là phản ứng rất bình thường. Bởi theo các chuyên gia y tế phụ nữ mang thai hệ miễn dịch rất yếu nên dễ gặp phản ứng phụ.

Vì sao mẹ bầu nên thực hiện tiêm phòng uốn ván?

Sơ lược về bệnh uốn ván

Uốn ván là chứng bệnh làm căng cứng, co giật các bắp thịt trong cơ thể, đôi khi còn làm chết người. Nguyên nhân chính là khi bị nhiễm trùng, độc neurotoxin phát tán trên vết thương.

Theo đánh giá, đây là chứng bệnh vô cùng nguy hiểm với tỉ lệ tử vong cao, đặc biệt là ở mẹ bầu.

Triệu chứng thường thấy khi mắc bệnh uốn ván là hàm và lưỡi bị tê cứng, sau đó cả người cứng, giật, lưng ưỡn ngược ra và cong cứng. Tiếp đến khi hệ cơ ở lồng ngực bị cứng sẽ làm khó thở và gây ra tử vong.

Lý do nên tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

Mẹ bầu tiêm phòng uốn ván được các bác sĩ đánh giá là giải pháp tốt để bảo vệ mẹ và bé khỏi bị vi trùng uốn ván xâm nhập. Bởi thế tiêm uốn ván được xem là giải pháp không thể không thực hiện khi trong thời kỳ mang thai ở các mẹ bầu.

Thêm nữa tiêm phòng uốn ván còn là phương pháp đảm bảo cho mẹ an toàn suốt quá trình mang thai. Đồng thời cho thai nhi phát triển một cách khỏe mạnh, tránh khỏi những tác động xấu trong lúc được sinh ra.

Bị sốt sau tiêm phòng uốn ván những những điều mẹ bầu nên biết 2Mẹ bầu nên tiêm phòng uốn ván để bảo vệ khỏi vi trùng uốn ván xâm nhập

Thời gian mẹ bầu nên tiêm phòng uốn ván

Thời gian tiêm phòng uốn ván cho mẹ bầu nên thực hiện càng sớm càng tốt. Tuy vậy vào 3 tháng đầu mẹ bầu thường cảm thấy mệt mỏi, nghén, nôn nên không nên tiêm phòng trong khoảng 3 tháng này.

Khoảng 20 tuần trở lên tức 3 tháng giữa thai kỳ mẹ bầu nên đi tiêm phòng mũi đầu tiên và sau 1 tháng có thể tiêm tiếp mũi thứ 2. Tuy vậy nếu mẹ nào tiêm mũi thứ 2 muộn thì nên thực hiện trước 1 tháng khi sinh.

Đặc biệt, khi tiêm đủ 2 mũi ở lần thai trước thì những lần mang thai sau mẹ bầu chỉ cần thực hiện tiêm 1 mũi phòng uốn ván. Hoặc nếu mang thai lần 2 cách lần đầu trên 10 năm thì mẹ bầu sẽ phải tiêm lại 2 mũi uốn ván vì 2 mũi tiêm phòng uốn ván chỉ có giá trị trong thời gian 10 năm.

Thêm nữa, việc tiêm nhắc lại tiêm phòng uốn ván là vô cùng cần thiết bởi các mẹ cần tránh phơi nhiễm uốn ván để bảo vệ cho bản thân và thai nhi. Bộ Y tế quy định trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu chỉ có thể tiêm phòng uốn ván theo quy định và không được tiêm các mũi khác.

Mẹ bầu nên làm gì nếu bị sốt sau khi tiêm uốn ván?

Bị sốt sau tiêm phòng uốn ván những những điều mẹ bầu nên biết 3Sốt sau tiêm phòng uốn ván là triệu chứng thường gặp ở mẹ bầu.

Thông thường, tình trạng sốt sau khi tiêm uốn ván ở mẹ bầu sẽ tự khỏi trong thời gian từ 3 – 4 ngày mà không hề ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy vậy, các triệu chứng sốt sau khi tiêm uốn ván thường làm mẹ khó chịu. Bởi vậy mẹ bầu có thể áp dụng một số cách sau để hạ sốt hiệu quả:

  • Thực hiện hạ thân nhiệt bằng việc cởi bỏ, nới lỏng áo quần chỉ mặc những bộ áo quần thoải mái. Thêm nữa cần sử dụng khăn ấm để chườm vào trán, nách, nếp gấp chân tay…
  • Khi bị sổ mũi, hắt xì, mẹ bầu nên xì mũi sạch, sử dụng nước muối sinh lý rửa thường xuyên để giảm bớt triệu chứng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học khi bị sốt sau khi tiêm uốn ván nhằm bù đắp sự thiếu năng lượng trong cơ thể. Đặc biệt mẹ bầu có thể ăn các dạng thức ăn như cháo lỏng để cơ thể có thể hấp thu một cách tốt nhất.
  • Tránh dùng các biện pháp dân gian truyền miệng bởi chúng có thể gây hại cho cả bé và mẹ.
  • Không tùy tiện sử dụng thuốc hạ sốt vì nếu mang thai dùng thuốc hạ sốt dễ gây ảnh hưởng không tốt tới thai nhi.

Nếu bạn đã thực hiện các cách trên mà tình trạng sốt vẫn kéo dài thì mẹ nên bù nước kịp thời và đến gặp bác sĩ để được tư vấn, điều trị kịp thời.

Như vậy trên đây là những điều mẹ bầu nên biết về sốt sau khi tiêm uốn ván. Hy vọng với những thông tin trong bài viết này, bạn đã có thêm nhiều kiến thức cho bản thân, từ đây yên tâm hơn khi tiêm phòng vắc xin uốn ván trong quá trình mang thai.

Uyên

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)