Nhà thuốc Hưng Thịnh

Giang mai là một trong những bệnh xã hội có tốc độ lây truyền nhanh chóng, để lại nhiều hậu quả với cả sức khỏe và tâm lý người bệnh. Ngoài giang mai ở bộ phận sinh dục thì giang mai ở miệng cũng khiến nhiều người lo lắng.

Không chỉ bệnh xã hội mà bất cứ căn bệnh nào khi được phát hiện sớm đều tăng khả năng điều trị thành công cũng như hạn chế tối đa hậu quả để lại trên sức khỏe người bệnh. Cùng tìm hiểu triệu chứng nhận biết bệnh giang mai ở miệng qua bài viết dưới đây nhé. 

Giang mai ở miệng là gì? 

Giang mai ở miệng chủ yếu gây nên những tổn thương cho da cũng như niêm mạc trong miệng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hại với sức khỏe nói chung và những bộ phận trong cơ thể nói riêng. Cũng giống như những căn bệnh xã hội khác, giang mai ở miệng có con đường lây truyền chủ yếu là qua đường tình dục hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Theo nhiều khảo sát cho thấy những người có sở thích quan hệ bằng miệng có nguy cơ nhiễm giang mai ở miệng cao hơn rất nhiều so với thông thường. 

Giang mai ở miệng là bệnh xã hội tương đối phổ biến ở những cặp đôi trong độ tuổi từ 25 – 45 tuổi, có đời sống tình cảm phức tạp hoặc quan hệ với nhiều người cùng lúc, dẫn đến nguy cơ nhiễm giang mai cao và lây cho người khác. 

Bị giang mai ở miệng có triệu chứng gì 1

Giang mai ở miệng là bệnh xã hội thường gặp, gây lở loét khoang miệng

Người bệnh giang mai ở miệng có những tổn thương khu vực xung quanh khoang miệng hoặc thậm chí là trong khoang miệng, lưỡi, họng. Tại Việt Nam hiện nay chưa có cuộc khảo sát hay thống kê số liệu nào cho thấy số lượng người mắc bệnh giang mai nhưng theo ý kiến của nhiều bác sĩ nổi tiếng cho biết, số người đến bệnh viện để khám chữa giang mai ở miệng đang ngày một tăng cao, đây cũng là hồi chuông cảnh tỉnh với nhiều cặp đôi. 

Theo bác sĩ chia sẻ, người bệnh xã hội, trong đó có giang mai thường có tâm lý ngại ngùng, e ngại, mặc cảm tự ti nên khi bệnh đã diễn biến nặng, chuyển biến xấu mới đến khám chữa. Điều này khiến việc chữa trị trở nên khó khăn hơn, khả năng phục hồi cũng giảm so với điều trị sớm. 

Bệnh giang mai gây ra bởi vi rút có tên là Treponema Pallidum, đây là một trong những loại vi rút gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và tốc độ lây nhiễm cũng rất cao. Đặc biệt, vi rút gây bệnh giang mai còn có thể tồn tại trong điều kiện không khí khắc nghiệt, chịu được nhiệt độ lên đến 45oC và sống được trong môi trường này đến 30 phút. Chính vì thế mà khả năng nhiễm giang mai ở miệng khi tiếp xúc hoặc quan hệ tình dục với người bệnh là rất cao, mọi người cần chủ động bảo vệ bản thân trước những nguy cơ gây bệnh. 

Giang mai ở miệng có triệu chứng gì? 

Theo nhiều bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh giang mai có thời gian ủ bệnh khá lâu, có thể từ 25 – 30 ngày sau khi phơi nhiễm. Trong thời gian này, dù đã nhiễm bệnh nhưng người bệnh sẽ không có bất cứ biểu hiện nào, điều này khiến nhiều người khi phát hiện bị giang mai ở miệng thì bệnh đã tiến triển đến một giai đoạn mới. 

Sau thời gian ủ bệnh, vi rút giang mai bắt đầu làm xuất hiện những triệu chứng cụ thể quanh khu vực miệng, tuy nhiên những triệu chứng giang mai ở miệng giai đoạn đầu tương đối giống với một số bệnh thường gặp khác như viêm họng, đau họng,… nên rất khó nhận biết. 

Bị giang mai ở miệng có triệu chứng gì 2

Thời gian ủ bệnh giang mai ở miệng khá lâu và không có dấu hiệu nào

Phần lớn người bệnh khi nhận thấy những dấu hiệu này đều nghĩ rằng đây chỉ là bệnh viêm họng bình thường, không có gì quá đáng lo. Nhưng đến khi bệnh chuyển nặng và dẫn đến nhiều dấu hiệu rõ ràng, nghiêm trọng hơn thì việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Sau đây là một số dấu hiệu bệnh giang mai ở miệng phổ biến nhất: 

  • Trong miệng bắt đầu xuất hiện những vết lở loét có bán kính tương đối lớn, dao động từ 1 – 2 cm, có hình tròn, bầu dục. Khi quan sát bằng mắt thường có thể nhận thấy những vết loét này có màu hồng nhạt, nền cạn chứ không sâu nhưng không gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh.
  • Một thời gian sau khi xuất hiện những vết loét thì những vết này có dấu hiệu lan rộng hơn và kích thước, bán kính cũng lớn hơn so với thời điểm trước đó dẫn đến triệu chứng viêm nhiễm ở người bệnh.
  • Cổ họng người bị giang mai ở miệng thường sưng, đau, amidan cũng có dấu hiệu sưng lớn, đau nhức, đặt biệt là khi ăn uống hoặc nuốt nước bọt.
  • Khi bệnh chuyển biến trở nên nặng hơn, việc ăn uống của người bệnh bị ảnh hưởng, trở nên khó khăn hơn rất nhiều vì cảm giác đau đớn.
  • Ngay cả khi giao tiếp, nói chuyện cũng khiến người bệnh có cảm giác khó khăn, đau đớn, ngại giao tiếp; 
  • Trường hợp viêm nhiễm nặng còn có thể làm xuất hiện mủ trắng ở vết loét, gây ra mùi hôi miệng. 

Phòng ngừa giang mai ở miệng bằng cách nào? 

Tuy không gây ra nguy hiểm tính mạng nhưng bệnh giang mai ở miệng có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường, nhất là với xã hội khi đây là bệnh dễ lây và lây rất nhanh. Vậy có cách nào phòng ngừa giang mai không? Thực chất cách phòng chống bệnh giang mai ở miệng không khó, bạn cần thực hiện những điều sau để tránh xa bệnh xã hội nguy hiểm này nhé. 

Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, lành mạnh, ăn nhiều rau củ để tăng hàm lượng chất xơ cũng như vitamin và khoáng chất khác, tăng sức đề kháng; 

  • Hạn chế việc quan hệ bằng miệng hoặc có thể sử dụng biện pháp bảo vệ an toàn khi quan hệ bằng miệng để giữ an toàn cho cả đối phương lẫn bản thân bạn nhé.
  • Tiêm vaccine ngừa giang mai để ngăn chặn nguy cơ nhiễm bệnh.
  • Khi xuất hiện triệu chứng lạ ở miệng hoặc trên cơ thể cần đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất.
  • Nên tiến hành khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng để kịp thời phát hiện vấn đề sức khỏe cũng như giang mai ở miệng.
  • Khi quan hệ tình dục cần sử dụng bao cao su hoặc biện pháp bảo vệ có công dụng tương tự để bảo đảm an toàn cho cả 2.
  • Đối với nam giới, nên vệ sinh thật sạch khoang miệng của mình cũng như vùng kín của bạn tình trước và sau khi quan hệ bằng miệng để giữ an toàn, tuy nhiên việc thường xuyên quan hệ bằng miệng vẫn không được khuyến khích. 

Bị giang mai ở miệng có triệu chứng gì 3

Nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục

Giang mai ở miệng là một trong những bệnh xã hội thường gặp và có thể điều trị được khi phát hiện sớm cũng như có chế độ chăm sóc cẩn thận. Vì vậy nên khi nhận thấy hoặc nghi ngờ bản thân bị giang mai, bạn cần đến bệnh viện thăm khám và điều trị theo đúng liệu trình. 

Hồng Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)